Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT​ (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Có thể dựa trên quá trình GQVĐ của HS để xây dựng tiêu chí ĐG năng lực GQVĐ của HS. Căn cứ trên các tiêu chí về hành vi đối với các thành tố của năng lực GQVĐ chúng ta có thể xây dựng tiêu chí ĐG năng lực GQVĐ như sau:

Gồm 5 tiêu chí:

- Tiêu chí 1: Phân tích và hiểu đúng vấn đề (2 điểm): Học sinh nhận diện được vấn đề, hiểu đúng các đại lượng trong vấn đề, hiểu được mối quan hệ giữa các đại lượng đó.

- Tiêu chí 2: Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề (2 điểm): Phát hiện được giải pháp giải quyết vấn đề đưa ra kết quả đúng, tiêu chí cụ thể:

- Tiêu chí 3: Lập luận vấn đề (2 điểm): Lập luận vấn đề logic, chặt chẽ và chính xác đến kết quả cuối cùng.

- Tiêu chí 4: Đánh giá giải pháp (2 điểm): Đánh giá nhận xét sau mỗi bước thực hiện giải pháp, có thể đề xuất giải pháp khác cũng cho kết quả đúng.

- Tiêu chí 5: Vận dụng vào bối cảnh, vấn đề mới (2 điểm): Có thể đề xuất vấn đề tương tự và đưa ra giải pháp giải quyết.

Bảng 1.2. Khung tiêu chí tham chiếu

Tiêu chí Tiêu chí chất lượng hành vi Tỉ lệ

điểm

Phân tích và hiểu đúng vấn đề

HS hiểu đúng vấn đề (H3) 2

Hiểu chưa thật đúng vấn đề, còn sai sót nhỏ (H2) 1 Hiểu chưa thật đúng vấn đề, còn sai sót, ảnh hưởng nhiều

đến việc tìm giải pháp (H1) 0.5 Hiểu sai vấn đề (H0) 0 Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề Giải pháp đúng (G4) 2

Giải pháp đúng, tuy nhiên còn có thiếu sót nhỏ (G3) 1.5 Giải pháp đúng, nhưng chưa cụ thể, không chi tiết (G2) 1 Có đưa ra giải pháp, nhưng chưa đúng (G1) 0.5

Chưa có giải pháp (G0) 0

Lập luận vấn đề

Lập luận chặt chẽ, logic và chính xác (L2) 2 Lập luận thiếu chặt chẽ, thiếu lôgic, tính toán chưa hoàn

toàn chính xác (L1)

1

Không biết lập luận, tính toán sai (L0) 0

Đánh giá giải pháp

Có nhận xét sau khi thực hiện giải pháp và đưa ra các giải pháp đúng khác (nếu có) (Đ2)

2

Có nhận xét sau khi thực hiện giải pháp nhưng không chính xác, đầy đủ (Đ1)

1

Không có nhận xét sau khi thực hiện giải pháp (Đ0) 0 Vận dụng vào bối

cảnh, vấn đề mới

Nêu được vấn đề tương tự và đưa ra giải pháp đúng (V2) 2 Nêu được vấn đề tương tự nhưng chưa đưa ra được giải

pháp giải quyết đúng (V1)

1

Không nêu được vấn đề tương tự (V0) 0 Học sinh có các mức độ đạt được về năng lực giải quyết vấn đề như sau:

- Mức 1: Học sinh có năng lực giải quyết vấn đề tốt là đạt từ 8,0 điểm trở lên và yêu cầu năng lực hiểu vấn đề phải đạt 2 điểm.

- Mức 2: Học sinh có năng lực giải quyết vấn đề Khá nếu đạt từ 7,0 điểm đến dưới 8,0 điểm và yêu cầu năng lực hiểu vấn đề phải đạt 2 điểm.

- Mức 3: Học sinh có năng lực giải quyết vấn đề trung bình nếu đạt từ 5,0 điểm đến dưới 7,0 điểm và yêu cầu năng lực hiểu vấn đề phải đạt 2 điểm.

- Mức 4: Học sinh không có năng lực giải quyết vấn đề hoặc năng lực giải quyết vấn đề yếu kém nếu điểm dưới 5,0 hoặc hiểu sai vấn đề, không đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)