8. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Vai trò, vị trí của chương “Động lực học chất điểm” trong chương trình
2.1.1. Vai trò, vị trí của chương “ Động lực học chất điểm” trong chương trình Vật lí 10 THPT lí 10 THPT
a) Vị trí
Chương trình Vật lí 10- cơ bản bao gồm 2 phần: - Phần Cơ học bao gồm 4 chương: + Chương 1: Động học chất điểm + Chương 2: Động lực học chất điểm
+ Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn + Chương 4: Các định luật bảo toàn
- Phần Nhiệt học bao gồm 3 chương: + Chương 5: Chất khí
+ Chương 6: Cơ sở của nhiệt động lực học
+ Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể
Chương “ Động lực học chất điểm” là chương thứ 2 trong chương trình Vật lí 10 cơ bản.
b) Vai trò
Vật lí học là một trong những môn khoa học tự nhiên nghiên cứu những quy luật đơn giản nhất và tổng quát nhất của các hiện tượng tự nhiên, nghiên cứu tính chất và cấu trúc của vật chất và những định luật của sự vận động của vật chất.
Cơ học là phần đầu tiên của bộ môn Vật lí. Những vấn đề mà cơ học nghiên cứu là những vấn đề đơn giản nhất trong hệ thống tri thức Vật lí nhưng chúng lại là những vấn đề cơ bản nhất, đặt nền móng ban đầu cho việc nghiên cứu những kiến thức tiếp theo của môn Vật lí. Những tri thức cơ học sẽ được vận dụng để nghiên cứu các hiện tượng nhiệt học, điện học, quang học, các quá trình diễn ra trong nguyên tử và hạt nhân và nhiều tri thức cơ học sẽ được mở rộng thêm, nâng cao hơn khi được vận dụng vào các lĩnh vực khác nhau của Vật lí học.
Cơ học nghiên cứu sự dịch chuyển của các vật và sự biến dạng của chúng, những tương tác đang diễn ra giữa các vật đang dịch chuyển hoặc biến dạng. Vì vậy, ta có thể
nói rằng cơ học nghiên cứu các dạng vận động cơ (chuyển động) tức là sự chuyển dời vị trí của các vật vĩ mô. Cơ học gồm 2 phần:
- Động học (chương 1): nghiên cứu những đặc trưng của chuyển động và những dạng chuyển động khác nhau.
- Động lực học (chương 2): nghiên cứu mối liên hệ giữa chuyển động với sự tương tác giữa các vật. Tĩnh học là một phần của động lực học nghiên cứu trạng thái cân bằng của các vật. Cơ sở của động lực học là những định luật Niu-tơn.
Như vậy, ta thấy rằng kiến thức chương “Động lực học chất điểm” đóng một vai trò rất quan trọng trong phần cơ học, đặc biệt là các định luật Niu- tơn, đây là nền móng của cơ học cổ điển. Nhờ có các định luật Niu- tơn mà các bài toán về cơ học cổ điển được giải quyết một cách dễ dàng và phù hợp với thực tế. Mặt khác, khi nghiên cứu các kiến thức về động học chất điểm giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản chất của chuyển động, nghiên cứu các lực cơ bản trong tự nhiên như lực ma sát,lực hấp dẫn, lực quán tính… giúp học sinh hiểu và giải thích được về các hiện tượng diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày và ứng dụng nó để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.