Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT​ (Trang 111 - 128)

8. Cấu trúc của luận văn

3.6. Kết luận chương 3

Sau khi xác định được mục đích, đối tượng, phương pháp TNSP, chúng tôi tiến hành TNSP đề tài tại trường THPT Quang Trung, tỉnh Cao Bằng, kết quả TNSP cho thấy việc đề xuất bộ công cụ ĐG năng lực GQVĐ của HS có tính khả thi cao trong quá trình DHVL, đáp ứng được yêu cầu đổi mới về hoạt động ĐG KQHT theo định hướng tiếp cận NL của HS hiện nay.

Việc nghiên cứu cơ sở lí luận về ĐG theo NL người học; điều tra thực tiễn về ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DHVL; việc nghiên cứu nội dung chương “ Động lực học chất điểm" và tìm ra những lưu ý khi đánh giá kết quả học tập của HS trong học tập chương "Động lực học chất điểm" đã giúp chúng tôi xây dựng được bộ công cụ và đề xuất các phương pháp ĐG năng lực GQVĐ của HS phù hợp với đối tượng HS, phân loại được HS và thông qua đó GV có thể đổi mới PPDH theo định hướng

phát triển NL GQVĐ của HS trong dạy học môn Vật lí.

TNSP đã khẳng định giả thuyết khoa học là đúng đắn, việc ĐG năng lực GQVĐ của HS giúp nâng cao chất lượng trong DHVL.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu đề tài và những kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng: Trong quá trình dạy học, ĐG là khâu quan trọng, có mối quan hệ với các khâu khác nhằm thực hiện mục tiêu môn học. Việc ĐG toàn diện, chính xác kết quả học tập của HS sẽ giúp điều chỉnh, tạo động lực mới cho quá trình dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường THPT, đổi mới ĐG phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình môn Vật lí hiện hành. Khi coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta có thể lấy đổi mới ĐG làm khâu đột phá để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí Luận văn đã có một số đóng góp sau:

1. Những kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của ĐG năng lực GQVĐ của HS trong dạy học Vật lí. Một mặt cố gắng làm rõ bản chất của các khái niệm ĐG về góc độ lý luận, mặt khác đã xác định các thành tố của NL giải quyết vấn đề; khái niệm ĐG năng lực GQVĐ.

2. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu xơ sở thực tiễn của đề tài bằng cách điều tra hoạt động ĐG kết quả học tập môn Vật lí của HS nói chung và ĐG năng lực GQVĐ trong dạy học Vật lí ở trường THPT nói riêng.

3. Đề tài đã biên thiết kế bộ công cụ và các giáo án để tổ chức ĐG năng lực GQVĐ của HS trong dạy học chương "Động lực học chất điểm".

4. Kết quả TNSP được xử lý bằng thống kê toán học đã khẳng định và chứng minh những đề xuất, đổi mới hình thức, phương pháp, quy trình thiết kế đề là đúng đắn, hợp lý, có tính khả thi khi vận dụng trong ĐG năng lực GQVĐ của HS trong dạy học Vật lí. Kết quả góp phần làm thay đổi nhận thức và thực hiện của GV, HS trong việc xem đổi mới ĐG là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở THPT.

5. Có thể khẳng định mục đích nghiên cứu đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được. Qua kết quả thực hiện, luận văn đã khẳng định đổi mới ĐG kết quả học tập môn Vật lí của HS theo định hướng tiếp cận NL là việc làm cần thiết giúp nâng cao hiệu quả dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Bích (2009), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử trong dạy học môn lịch sử ở trường Trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà nội.

2. Triệu Thị Chín (2005), Sử dụng phương pháp ghép nhóm nhằm phát triển năng lực hợp tác học tập của học sinh miền núi khi dạy học chương Các định luật bảo toàn, ở lớp 10 THPT, Luận văn khoa học giáo dục.

3. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ.

4. Phạm Xuân Chung, Chuẩn bị cho sinh viên ngành sư phạm Toán học ở trường đại học tiến hành hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh Trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học Vinh.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 8

(Khóa XI).

6. Lê Thị Thu Hiền (2011), Đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học Vinh.

7. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục.

8. Lại Đức Kế (1994), Một số biện pháp phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh lớp chọn toán lý trong dạy Vật lí ở trường THPT, Luận văn khoa học giáo dục.

9. Nguyễn Công Khanh (2012), Năng lực và đánh giá kết quả giáo dục theo năng lực trong chương trình giáo dục phổ thống sau 2015, Báo cáo tại Hội thảo Quốc gia về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, 7/2012.

10. Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi mới kiểm tra đánh giá giáo dục theo cách tiếp cận năng lực, Kỷ yếu hội thảo Hướng tới một xã hội học tập VVOB, tháng 8/2013.

11. Trần Kiều (2006), Báo cáo tổng kết “Nghiên cứu phương thức và một số công cụ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông”, Đề tài cấp bộ, mã số B2003-49-45 TD, Hà Nội.

12. Bùi Thị Hạnh Lâm (2010), Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

13. Lục Thị Na (2005), Phát triển năng lực tự lực, sáng tạo của học sinh miền núi thông qua tổ chức hoạt động giải bài tập Vật lí phân tử và nhiệt hóa học ở lớp 10 Trung học phổ thông, Luận văn khoa học giáo dục.

14. Vũ Thị Nga (1994), Sử dụng SGK nhằm phát triển năng lực tự lực học tập của học sinh trong quá trình nắm vững kiến thức Vật lí, Luận văn khoa học giáo dục.

15. Lê Đức Ngọc (2001), Vắn tắt về đo lường và đánh giá thành quả học tập trong giáo dục đại học, ĐHQG Hà Nội.

16. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (1996), Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh trung học phổ thông, Chương trình khoa học cấp nhà nước KX-07-08, Hà Nội.

17. Trần Thị Tuyết Oanh (2011), Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học, NXB ĐHSP. 18. Trần Thị Tuyết Oanh (2012), Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh,

NXB ĐHSP.

19. Hoàng Phê (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

20. Nguyễn Đức Phúc (2003), Bồi dưỡng năng lực giải bài tập Vật lí định tính trên cơ sở vận dụng các yếu tố dạy học giải quyết vấn đề cho học sinh THPT miền núi,

Luận văn khoa học giáo dục.

21. Phan Anh Tài (2014), Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Toán lớp 11 trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ, mã số 62.14.01.11, Đại học Vinh.

22. Nguyễn Thị Thảo (2015), Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương "Khúc xạ ánh sáng" Vật lí lớp 11, Luận văn thạc sĩ, mã số 60.14.01.11, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

23. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường,

NXB Đại học sư phạm.

24. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB Khoa học Xã hội.

25. Trịnh Thị Vân (1994), Nghiên cứu quá trình hình thành năng lực sư phạm của sinh viên Vật lí trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, Luận văn khoa học giáo dục. 26. Lục Thị Vinh (2011), Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển

năng lực tự học của học sinh trường THPT Dân tộc nội trú khi dạy học chương Cảm ứng điện từ,Vật lí 11, Luận văn khoa học giáo dục.

27. Nguyễn Thị Hải Yến (2004), Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương Mắt và các dụng cụ quang học, Vật lí THPT, Luận văn khoa học giáo dục.

B. Tiếng Anh

28. Arthur - Hughes (1990), Testing for language teacher, Cambridge University Press.

29. Australian Education Council and Ministens of Vocational Education, Empoyment and Training (1992), “The key competencies report”.

30. Ducan Harris and Chris Bell (1994), Evaluating and assessing for learning.

Nichols Publishing Company New Jessey.

31. Gronlund, N.E, &Linn, R.L. (1990). The art of assessing, measurement and evaluation in teaching (6th Ed).

32. Nitko, A.J. (2001). Educational assessment of student. (3rd Ed).

33. Shepard, L. (1989). Why we need better assessment. Educational leadership.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU XIN Ý KIẾN

GIÁO VIÊN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT

Để cung cấp những thông tin về thực trạng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông hiện nay. Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề dưới đây. Trân trọng cảm ơn!

Một số chữ viết tắt trong phiếu

VĐ: vấn đề GV: giáo viên

ĐG: đánh giá HS: học sinh

NL: năng lực GĐ: gia đình

GQVĐ: giải quyết vấn đề NTr: nhà trường

KQHT: kết quả học tập THPT: trung học phổ thông

1. Thầy (cô) có thường xuyên đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học ngoài yêu cầu của Nhà trường không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh Thoảng C. Không

2. Thầy (cô) có thường xuyên kiểm tra NL giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học môn Vật lí hay không và thường sử dụng hình thức kiểm tra nào?

Hình thức Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Thông qua các bài kiểm tra

Thông qua quan sát

Thông qua các sản phẩm học tập của học sinh Thông qua dự án học tập

3. Theo quan điểm của thầy cô, các tiêu chí của đánh giá năng lực GQVĐ của HS bao gồm: (đánh dấu x vào những ô thích hợp hoặc ý kiến khác điền vào khoảng trống)

Nội dung điều tra Ý kiến

Xác nhận mức độ HS hiểu VĐ

Xác nhận mức độ HS tìm được giải pháp GQVĐ

Xác nhận mức độ HS thực hiện giải pháp GQVĐ

Xác nhận mức độ HS mở rộng VĐ

Ý kiến khác của thầy (cô):

4. Thầy (cô) có quan điểm như thế nào trong việc tổ chức ĐG NL GQVĐ trong mỗi tiết học trên lớp? (Đánh dấu x vào chỉ một ô thích hợp)

a. Rất cần thiết  c. Chưa cần thiết  b. Cần thiết  d. Không cần thiết 

5. Công cụ chủ yếu nào, Thầy (cô) đã sử dụng để đánh giá NL GQVĐ của HS trong dạy học vật lí? (Đánh dấu x vào những ô thích hợp)

Nội dung điều tra Ý kiến

Câu hỏi và bài tập trên lớp

Vấn đề giao cho nhóm HS giải quyết Bài tập về nhà

Đề kiểm tra

Công cụ khác (Ghi tên công cụ):

6. Thầy (cô) cho biết mức độ quan trọng của từng mục đích đánh giá NL GQVĐ của HS trong dạy học vật lí? (Khoanh tròn vào một chữ số phù hợp, với 1 là mức quan trọng nhất, 5 là mức ít quan trọng nhất)

Nội dung điều tra Mức quan trọng

Giúp GV nhận biết NL GQVĐ của HS, từ đó GV điều chỉnh cách dạy

1 2 3 4 5 Giúp HS tự nhận biết NL GQVĐ của bản thận, từ đó điều chỉnh

cách học

1 2 3 4 5

Đánh giá phân loại học lực của HS 1 2 3 4 5

Phát triển năng lực GQVĐ của HS 1 2 3 4 5

Phản hồi cho gia đình, nhà trường, giáo viên và bản thân HS về năng lực của HS

Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy (cô)!

Phụ lục 2

PHIẾU XIN Ý KIẾN

HỌC SINH THPT VỀ THỰC TRẠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN VẬT LÍ

Để cung cấp những thông tin về thực trạng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông hiện nay. Em vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề dưới đây. Cảm ơn em nhiều!

Một số chữ viết tắt trong phiếu

VĐ: vấn đề GV: giáo viên

ĐG: đánh giá HS: học sinh

NL: năng lực GĐ: gia đình

GQVĐ: giải quyết vấn đề NTr: nhà trường

KQHT: kết quả học tập THPT: trung học phổ thông

1. GV thưởng tổ chức KT, ĐG kết quả học tập của em như thế nào?

Hình thức Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Bài kiểm tra tự luận theo hình thức giải các bài tập

Bài kiểm tra trắc nghiệm

Bài kiểm tra yêu cầu trả lời và tìm phương án giải quyết một vấn đề cụ thể trong cuộc sống hoặc trong lý thuyết

Bài kiểm tra dưới dạng một sản phẩm giao về nhà hoặc làm tại lớp

Bài kiểm tra thông qua dự án học tập Bài kiểm tra vấn đáp

2. Em đã được thầy (cô) hay một người nào đó định nghĩa thế nào là NL GQVĐ hay chưa? (Đánh dấu x vào một ô thích hợp)

3. Em hiểu thế nào là ĐG năng lực GQVĐ trong dạy học vật lí? (Đánh dấu vào những ô thích hợp)

Nội dung điều tra Ý kiến

3.1 ĐG NL giải các bài tập vật lí 3.2 ĐG NL học vật lí của em 3.3 ĐG KQHT môn vật lí của em

3.4 Em có cách hiểu khác (Viết rõ cách hiểu đó):

4. GV thưởng tổ chức ĐG năng lực GQVĐ của HS trong dạy học vật lí ở trường em được thực hiện tại thời điểm nào? (Đánh dấu vào những ô thích hợp)

Nội dung điều tra Ý kiến

Trong quá trình dạy học mỗi bài học Kết thức mỗi bài học

Sau mỗi phần, hoặc mỗi chương trong SGK Đầu năm học

Giữa học kì Cuối năm học Cuối cấp họ

Bài kiểm tra 15 phút Bài kiểm tra 45 phút

6. GV dạy vật lí nhận xét bài làm hoặc câu trả lời của các em về các vấn đề sau: (Đánh dấu vào những ô thích hợp)

Nội dung điều tra Ý kiến

Kết quả (giỏi. khá, …) 

Năng lực

Thái độ 

Khuyến khích, động viên 

Chỉ trích, phê phán 

Phụ lục 3

ĐỀ KIỂM TRA SAU KHI THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

ĐỀ KIỂM TRA

CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM”

Họ và tên:...

Lớp:... Thời gian: 45 phút Câu 1 (3đ): Giải thích câu tục ngữ: “ Dao sắc không bằng chắc kê”

Câu 2 (2đ): Một vật được ném ngang ở độ cao 20m và lúc chạm đất có v =

25m/s, g = 10m/s2. Tìm thời gian rơi và vận tốc đầu thả vật.

Câu 3 (5đ): Một học sinh đẩy một hộp đựng sách trượt trên sàn nhà. Lực đẩy ngang là 180N. Hộp có khối lượng 35 kg. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn là 0,27. Hãy tìm gia tốc của hộp. Lấy g = 9,8m/s2

Bài làm: Yêu cầu mỗi câu hỏi thực hiện lần lượt qua các bước sau:

1. Phần 1: Hiểu vấn đề (Em ghi rõ em hiểu vấn đề trong đề bài như thế nào, nêu rõ đây là dạng bài nào, các dữ kiện đã cho là gì và bài toán yêu cầu gì) 2. Phần 2: Giải pháp thực hiện (Em nêu rõ các bước và những kiến thức dùng để giải quyết vấn đề trong đề bài trên)

3. Phần 3: Lập luận lo gic (Em hãy trình bày lời giải của vấn đề trên)

4. Phần 4: Đánh giá giải pháp (Em có nhận xét gì về bài làm của mình và vấn đề nêu trong đề bài?, em hãy nêu cách trình bày khác nếu có).

5. Phần 5: Vận dụng vào tính huống mới (Em hãy nêu một vấn đề tương tự vấn đề trên và cách giải quyết)

ĐÁP ÁN Câu 1 (3đ):

Các bước Nội dung

Hiểu vấn đề Nếu dùng dao chặt cây tre mà tre không kê lên cái gì hoặc kê không chắc chắn thì sẽ k chặt được nhanh.

Giải pháp thực hiện Định luật I Niuton để giải thích vật có khối lượng càng lớn thì quán tính của nó càng lớn.

Lập luận lo gic Ta biết rằng một vật có khối lượng càng lớn thì quán tính của nó càng lớn. Mặt khác, vì vật có quán tính nên khi tác dụng một lực vào vật thì vận tốc của nó không thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT​ (Trang 111 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)