8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Đánh giá thông qua sản phẩm học tập
Đánh giá thông qua sản phầm học tập là yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hiện một bài tập thực, có thể là giải thích một hiện tượng thực tiễn, cũng có thể là một dự án học tập, hoặc thực hiện một bài thí nghiệm...Tuy nhiên, để ĐG được năng lực GQVĐ của HS, yêu cầu HS trình bày sản phẩm học tập theo mẫu để, có thể
thiết kế như sau:
1, Em hiểu về chủ đề này như thế nào?
2. Để giải quyết được vấn đề trong chủ đề này em đề xuất giải pháp hữu hiệu nào?
3. Em hãy viết một báo cáo khoảng 15 - 20 dòng nói về việc giải quyết vấn đề được nêu trong chủ đề trên?
4. Em có nhận xét gì về chủ đề em được giao và em gặp khó khăn gì trong quá trình GQVĐ này? Em có thể đề xuất thêm một vài giải pháp mà theo em vẫn giải quyết được vấn đề trên hiệu quả?
5. Chủ đề trên có liên quan đến các vấn đề khác trong cuộc sống và học tập của em như thế nào?
2.2.2.1. Đề số 01: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng sau:
Chủ đề: Tai nạn giao thông ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta như thế nào?
Trong các tai nạn giao thông, có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do lái xe không làm chủ được tốc độ, phanh gấp dẫn đến tai nạn giao thông. Hãy viết một đoạn văn dài từ 30 - 50 dòng giải thích hiện tượng trên và theo em làm thế nào để hạn chế được tai nạn giao thông? Trong giao thông và đi lại hằng ngày HS chúng ta cần chú ý những vấn đề gì? Và con người đã vận dụng chúng như thế nào? Chúng bị chi phối bởi những định luật nào?
Thời gian thực hiện: 2 ngày Địa điểm: Ngoài giờ lên lớp
Sản phẩm: Bản báo cáo cá nhân/nhóm
Đáp án đề số 01:
1. Em hiểu về chủ đề này như thế nào?
- Giả thiết: Tham gia giao thông phóng nhanh vượt ẩu, không ý thức; vận dụng định luật quán tính trong khi tham gia giao thông.
- Kết luận: Tai nạn xảy ra ảnh hưởng đến cuộc sống; Vận dụng định luật I(định luật quán tính)
2. Để giải quyết được vấn đề trong chủ đề này em đề xuất giải pháp hữu hiệu nào?a
Sử dụng các kiến thức về: Định luật I Niu-tơn, Quán tính
được nêu trong chủ đề trên?
- Tai nạn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Người gây ra tai nạn và người bị nạn đều bị thiệt hại nặng nề, bên mất người thân, bên vướng vào vòng lao lý. Nỗi đau tinh thần kèm theo cả những mất mát về kinh tế, dẫn đến khó khăn chồng chất, đeo đẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
- Do đó, hơn bao giờ hết, người điều khiển phương tiện giao thông phải không ngừng nâng cao ý thức khi tham gia giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn, bảo vệ tính mạng, tài sản, hạnh phúc của chính mình và gia đình.
- Là HS đi xe đạp đến trường khi rẽ thường không nhìn xem có xe đằng sau không. Nếu rẽ trước mũi một ôtô lao tới thì rất dễ xảy ra tai nạn giao thông, vì ôtô có quán tính lớn, không thể dừng lại tức thời để tránh học sinh được.
- Biện pháp phòng tránh: Trước khi rẽ phải xin đường và quan sát cẩn thận phía sau.
Khi đèo nhau trên xe máy, nếu hãm phanh đột ngột có thể làm cho người ngồi sau ngả về phía trước. Vì vậy người ngồi sau cần chú ý ngồi thẳng, không nghiêng người sang hai bên.
- Trường hợp khác, hai người đang đi xe máy thì tạm dừng vì có việc gì đó (người ngồi sau vẫn còn ngồi trên xe) khi đi tiếp, người lái xe tăng ga đột ngột, người ngồi sau bất ngờ, ngã người về phía sau.
- Biện pháp: Trước khi đi tiếp, người lái xe phải nói cho người ngồi phía sau chuẩn bị.
Các xe phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách trên đường rất nguy hiểm vì chúng có tính đà rất mạnh khi gặp vật chướng ngại, dù có phanh gấp xe cũng lết đi chứ không dừng ngay lại được.
4. Em có nhận xét gì về chủ đề em được giao và em gặp khó khăn gì trong quá trình GQVĐ này? Em có thể đề xuất thêm một vài giải pháp mà theo em vẫn giải quyết được vấn đề trên hiệu quả?
HS đưa ra ý kiến riêng của bản thân về vấn đề trên
5. Chủ đề trên có liên quan đến các vấn đề khác trong cuộc sống và học tập của em như thế nào?
Hiện tượng này có liên quan đến các hiện tượng khác trong đời sống như: Vẩy mực, Nhổ cỏ lúa ta thấy khi người nông dân thường nhổ từ từ; khi chạy muốn dừng phải giảm tốc độ từ từ...
2.2.2.2. Đề số 02: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng sau:
Chủ đề: Ma sát có lợi hay có hại? Tại sao talông của lốp xe lại được xẻ rãnh? Ảnh hưởng của lực ma sát trong việc đi xe đạp và cách khắc phục? Em hãy viết một bài dài từ 30 - 50 dòng nói về vấn đề trên.
Thời gian thực hiện: 2 ngày Địa điểm: Ngoài giờ lên lớp
Sản phẩm: Bản báo cáo cá nhân/nhóm
Đáp án đề số 02:
1. Em hiểu về chủ đề này như thế nào?
- Giả thiết: ma sát có lợi; có hại;
- Kết luận: ma sát vừa có lợi, vừa có hại. Giải thích hiện tượng xẻ rãnh của lốp xe. Ma sát ảnh hưởng đến việc đi xe đạp.
2. Để giải quyết được vấn đề trong chủ đề này em đề xuất giải pháp hữu hiệu nào? Để giải quyết vấn đề này phải sử dụng đến các kiến thức về lực ma sát và đặc điểm của từng loại ma sát.
3. Em hãy viết một báo cáo khoảng 15 - 20 dòng nói về việc giải quyết vấn đề được nêu trong chủ đề trên?
Trong cuộc sống, việc xuất hiện các lực ma sát có trong nhiều trường hợp và tùy thuộc vào từng trường hợp mà xác định loại hình lực ma sát. Ma sát có thể có lợi nhưng phần đa ma sát là có hại. Chúng ta có thể tìm hiểu về các loại lực ma sát trong cuộc sống như sau:
Ma sát trượt
- Một trục máy đang quay trong một ổ đỡ trục trượt. Ma sát sinh ra ở ổ trục là ma sát trượt. Muốn duy trì chuyển động quay đó thì ma sát trượt là có hại, phải làm giảm nó bằng cách bôi trơn.
- Xe đạp đang chạy mà muốn dừng lại, ta phải bóp phanh. Lực ma sát trượt xuất hiện ở chỗ bánh xe tiếp xúc với mặt đường đã hãm chuyển động của xe. Ở đây ma sát trượt là có ích. Ma sát trượt lại có ích trong các máy mài, trong gia công làm bóng, nhẵn các bề mặt kim loại...
Ma sát lăn
Ma sát lăn nói chung là có hại và phải tìm cách giảm tới mức tối đa, chẳng hạn như phải cải tiến, thay ổ đỡ trục trượt bằng ổ đõ trục có bi.
Ma sát nghỉ
Không có ma sát nghỉ thì ta không thể cầm được đồ vật bằng tay. Nhờ có ma sát nghỉ mà dây cuaroa truyền được chuyển động làm quay được các bánh xe trong máy móc. Cũng nhờ nó mà người ta chuyển được các vật từ nơi này đến nơi khác bằng băng truyền.
Có điều tra ta không ngờ tới là trong nhiều trường hợp lực ma sát nghỉ lại đóng vai trò lực phát động làm cho các vật chuyển động.
Giả sử cuộc sống nếu như không có ma sát?
Nhờ có ma sát mà ta có thể ngồi, đi lại và làm việc được dễ dàng; nhờ nó mà sách vở bút mực nằm yên trên mặt bàn, mà cái bàn không bị trượt trên sàn nhà, mặc dù người ta không đặt nó vào sát tường, và quản bút không tuột ra khỏi các ngón tay. Ma sát là một hiện tượng phổ biến đến nỗi chúng ta ít khi để ý tới tác dụng hữu ích của nó, mà thường cho nó là một hiện tượng tự nhiên phải thế. Nhờ ma sát mà các vật thêm vững vàng. Người thợ mộc ghép sàn nhà cho phẳng để khi người ta đặt bàn ghế ở đâu là chúng đứng yên ở đấy. Cốc, đĩa, thìa đặt trên bàn ăn đều được nằm yên mà ta không cần phải quan tâm đặc biệt đến chúng, nếu như không gặp trường hợp có sự chòng chành bất thường như trên tàu thuỷ. Thử tưởng tượng rằng có thể trừ bỏ được ma sát hoàn toàn thì sẽ không có một vật thể nào, dù là to như một tảng đá hay nhỏ như một hạt cát có thể tựa vững lên nhau được. Tất cả sẽ bị trượt đi và lăn mãi cho đến khi chúng đạt tới một vị trí thật thăng bằng đối với nhau mới thôi. Nếu như không có ma sát thì trái đất của chúng ta sẽ thành một quả cầu nhẵn nhụi giống như một quả cầu bằng nước. Có thể nói thêm rằng nếu không có ma sát thì các đinh ốc sẽ rơi tuột ra khỏi tường, chẳng đồ vật nào giữ chặt được ở trong tay, chẳng cơn lốc nào dứt nổi, chẳng âm thanh nào tắt mà sẽ vang mãi thành một tiếng vọng bất tận, vì đã phản xạ không chút yếu đi vào các bức tường. Mỗi lần đi trên băng, ta lại có một bài học cụ thể để củng cố lòng tin của mình vào tầm quan trọng đặc biệt của ma sát. Đi trên đường phố có băng phủ hay trên đường đất thịt sau khi trời mưa, ta cảm thấy mình thật bất lực và lúc nào cũng
như muốn ngã… Tuy nhiên, trong kỹ thuật người ta có thể lợi dụng sự ma sát rất bé để phục vụ những việc có ích. Chẳng hạn những chiếc xe trượt trên mặt băng, hay những con đường băng dùng để vận chuyển gỗ từ chỗ khai thác đến chỗ đặt đường sắt, hoặc đến những bến sông để thả bè. Trên những đường “ray” băng trơn nhẵn, hai con ngựa đã kéo nổi 70 tấn gỗ.
Giải thích ma sát của lốp xe hơi
Các lốp xe ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn đến mức nào khi bạn lái xe trên xa lộ? Yếu tố nào ngăn cho xe khỏi bị trượt và
cho phép bạn kiểm soát xe khi bạn cua xe hay dừng lại? Ma sát làm được gì ở đây? Bề mặt lốp xe đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo ma sát hay chống trượt. Trong điều kiện khô ráo, một lốp xe nhẵn sẽ tạo lực đẩy lớn hơn bởi vì diện tích tiếp xúc lớn hơn sẽ làm tăng lực ma sát. Vì vậy, lốp xe dùng cho xe đua trên các đường đua có bề mặt nhẵn không có khía.
Rủi thay, một lốp xe nhẵn tạo ra rất ít ma sát khi đường ướt bởi vì sự ma sát bị giảm đáng kể do có lớp nước rất mỏng bôi trơn giữa mặt đường và lốp xe. Lốp xe có bề mặt nhiều khía sẽ tạo nên các rãnh cho nước bị ép thoát ra được và cho phép lốp xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Một lốp xe có khía có hệ số ma sát khô và ướt là khoảng 0,7 và 0,4. Giá trị này nằm giữa khoảng giá trị rất lớn khi khô (0,9) và rất nhỏ khi ướt (0,1) đối với lốp xe nhẵn.
Lý thuyết ma sát cổ điển cần được sửa đổi cho lốp xe bởi vì cấu trúc mềm dẻo của chúng và độ dãn của cao su. Thay vì chỉ phụ thuộc hệ số ma sát giữa bề mặt đường và lốp xe (hệ số này quyết định bởi bản chất của mặt đường và cao su của lốp xe). Khả năng dừng tối đa cũng còn phụ thuộc vào độ bền của lốp xe với lực xé rách khi xe thắng gấp. Khi xe thắng gấp trên đường khô, lực ma sát tạo ra có thể lớn hơn sức bền của bề mặt lốp xe. Kết quả là thay vì chỉ bị trượt trên đường, cao su có thể bị xé rách. Rõ ràng độ bền chống lại xé rách sẽ phụ thuộc vào lớp bố cũng như hình dạng các khía.
Trọng lượng của xe được phân bố không đều trên diện tích tiếp xúc với mặt đường, tạo các vùng áp suất cao thấp khác nhau (giống như khi bạn đi bộ bằng dép mỏng trên sỏi). Độ bền chống xé rách sẽ lớn hơn ở vùng có áp suất cao hơn.
Hơn nữa, kích thước của diện tích tiếp xúc là rất quan trọng bởi vì lực đẩy là động hơn là tĩnh tức là nó thay đổi khi bánh xe lăn. Diện tích tiếp xúc càng lớn, lực đẩy
càng lớn. Do đó, với cùng tải và trên cùng bề mặt khô, lốp xe rộng hơn sẽ có lực đẩy tốt hơn, làm xe có khả năng dừng tốt hơn.
Khi bạn đi mua lốp xe, hãy suy nghĩ về điều kiện thời tiết và chất lượng mặt đường, cũng như vận tốc bạn lái xe. Nếu bạn lái xe trên đường tốt, bạn chỉ cần lốp xe có khía vừa phải. Nếu bạn lái xe trên đường bùn hay tuyết, bạn cần lốp xe thiết kế cho các điều kiện này.
Xe đua chạy trên đường siêu tốc được trang bị lốp rộng, nhẵn gọi là “lốp tăng tốc”. Lốp xe đua trên đường khô có bề mặt tiếp xúc nhẵn. Lốp có khía được dùng phổ biến để tạo rãnh cho nước thoát ra khi chạy trên đường ướt. Bởi vì nếu không có khía, lốp xe đua không thể chạy trên đường ướt.
Do vậy, việc xẻ rãnh ở lốp xe là nhằm đối phó với trường hợp xe đi khi trời mưa hoặc khi đi vào đường ngập nước. Ta biết ma sát ướt nhỏ hơn ma sát khô rất nhiều - chính vì thế mà các ổ bi phải được bôi trơn dầu mỡ để giảm ma sát. Ma sát giữa bánh xe và mặt đường cản trở chuyển động của xe là ma sát lăn tất nhiên cũng giảm khi có một lớp nước nằm giữa bánh xe và mặt đường. Nhưng còn một dạng ma sát khác mà chính nhờ nó có xe mới tiến về phía trước được. Đó là ma sát nghỉ giữa bánh xe và mặt đường giữa cho bánh xe lăn mà không trượt. Nếu đó là ma sát ướt thì bánh xe có thể trượt trên đường và ta sẽ hoài công vô ích đạp xe mà vẫn không tiến nổi, thậm chỉ xe có thể bị đỗ vì bánh xe trượt ngang.
4. Em có nhận xét gì về chủ đề em được giao và em gặp khó khăn gì trong quá trình GQVĐ này? Em có thể đề xuất thêm một vài giải pháp mà theo em vẫn giải quyết được vấn đề trên hiệu quả?
HS đưa ra ý kiến riêng của bản thân về vấn đề trên
5. Chủ đề trên có liên quan đến các vấn đề khác trong cuộc sống và học tập của em như thế nào?
Hiện tượng này có liên quan đến các hiện tượng khác trong đời sống như: Đi dép phải có các đường rãnh ở dưới dép, các tay cầm trong xe đạp, xe máy thường phải bọc một lớp da xù xì...