8. Cấu trúc của luận văn
1.6.5. Kết quả khảo sát
1.6.5.1. Về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học của giáo viên:
Cơ sở vật chất của Trường THPT Canh Tân, trường THPT Quang Trung, trường THPT Lục Khu đều có các phòng học đảm bảo điều kiện về bàn ghế, bảng, ánh sáng, điện,...; Chủ yếu các trường học một ca, thời gian còn lại dành cho tự học và các sinh hoạt tập thể khác. Kích thước phòng học không phù hợp với việc triển khai DH theo nhóm, có thí nghiệm đồng loạt hoặc có sử dụng phương tiện DH hiện đại tuy nhiên rất hạn chế (Các trường đều thuộc khu vực có điều kiện khó khăn nên chỉ có 1 đến 2 phòng máy chiếu để phục vụ giảng dạy cho toàn trường, do đó cũng hạn chế việc sử dụng CNTT trong dạy học).
Cả 3 trường đều chưa có phòng học bộ môn riêng nên GV phải tự chuẩn bị thí nghiệm và mang đến phòng học mỗi khi lên lớp nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình DH dẫn đến nhiều GV ngại làm thí nghiệm tại lớp.
Cả 3 trường đều được trang bị sách giáo khoa (SGK), sách bài tập (SBT) và sách giáo viên (SGV) của bộ môn Vật lí tương đối đầy đủ thuận lợi cho việc soạn giáo án của GV. Tuy nhiên, sách tham khảo còn ít, nếu có chỉ là những sách cũ không phù hợp với xu hướng đổi mới chương trình và PP giảng dạy Vật lí hiện nay.
1.6.5.2. Về thực trạng dạy - học Vật lí ở trường THPT hiện nay
* Đối với giáo viên:
- Giáo án: Nhìn chung trong bài soạn, GV thực hiện đủ các bước lên lớp theo quy định, song một số bài soạn chưa xác định đúng trọng tâm kiến thức bài học, soạn theo
kiểu diễn giảng là chính. GV chủ yếu tóm tắt nội dung kiến thức trong SGK, chưa hoạch định hoạt động của giáo viên và của học sinh trong các giờ học. Vai trò tổ chức, định hướng của giáo viên chưa thể hiện rõ.
- PP giảng dạy: Vẫn nặng nề truyền thụ một chiều, việc tiến hành bài dạy hầu như đều được diễn đạt bằng lời của giáo viên.
Hầu hết giáo viên không làm thí nghiệm vì sợ mất nhiều thời gian, không để học sinh tham gia thiết kế và trực tiếp làm thí nghiệm. Do vậy không phát huy được năng lực giải quyết vấn đề của HS. Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, chỉ khi có tiết dự giờ thì mới sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học.
Giáo viên chưa sự quan tâm nhiều đến DH theo tiếp cận năng lực của HS, chưa thực hiện đánh giá các NL của HS trong quá trình DH, chỉ dạy kiến thức, kĩ năng để HS vận dụng giải toán, đáp ứng thi, kiểm tra. Những kĩ năng của việc tự học chưa được chú ý đúng mức và chưa áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
- Kết quả khảo sát
a) Ý kiến của GV về việc thực hiện đánh giá KQHT của HS trong quá trình học ngoài yêu cầu của nhà trường.
- Có 02(33,33%) ý kiến cho rằng: Thường xuyên - Có 03(50%) ý kiến cho rằng: Thỉnh thoảng - Có 1(16,67%) ý kiến cho rằng: Không
b) Ý kiến của GV về việc tổ chức đánh giá NL GQVĐ của HS trong quá trình DH môn Vật lí và hình thức KT.
Bảng 1.7. Kết quả lấy ý kiến của GV về việc ĐG năng lực GQVĐ của HS
Hình thức Thường xuyên
(%)
Thỉnh thoảng (%)
Không bao giờ (%)
Thông qua các bài kiểm tra 04(66.7%) 02(33.3%) 0%
Thông qua quan sát 03(50%) 03(50%) 0
Thông qua các sản phẩm học
tập của học sinh 03(50%) 02(33.3%) 01(16.7%)
Thông qua dự án học tập 04(66.7%) 02(33.3%) 0%
c) Quan điểm của GV về việc tổ chức ĐG NL GQVĐ trong mỗi tiết học trên lớp: - Có 66.7% ý kiến cho rằng: Rất cần thiết
- Có 33.3% ý kiến cho rằng: Cần thiết - Không có ý kiến cho rằng: Chưa cần thiết
d) Thời điểm thực hiện ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DH Vật lí ở trường THPT:
- Có 50% ý kiến cho rằng: Trong quá trình DH mỗi bài học - Có 50% ý kiến cho rằng: Kết thúc mỗi bài học
- Có 33.33% ý kiến cho rằng: Sau mỗi phần, hoặc mỗi chương trong SGK - Có 16.7% ý kiến cho rằng: Đầu năm học
- Có 50% ý kiến cho rằng: Giữa học kì - Có 33.33% ý kiến cho rằng: Cuối năm học - Có 0% ý kiến cho rằng: Cuối cấp học
Qua điều tra và phỏng vấn GV, chúng tôi bước đầu kết luận:
Đa số GV nhận thức đúng về ĐG năng lực GQVĐ, thấy được sự cần thiết của việc ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DH Vật lí ở trường THPT; nhưng GV thiếu sự quan tâm đến NL của HS, chưa thực hiện ĐG năng lực GQVĐ của HS, chỉ dừng lại làm sao HS nắm được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng vận dụng kiến thức để giải các bài tập vật lí, chưa chú ý đến hình thành và phát triển năng lực GQVĐ của HS trong DH Vật lí.
Như vậy, hiện nay ở một số trường THPT thuộc tình Cao Bằng thì việc dạy học theo ĐG năng lực GQVĐ của HS chưa được sử dụng thường xuyên và chưa thực sự có kết quả
* Đối với học sinh (tổng có 88 HS được điều tra):
- Tình hình học tập của học sinh
Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
+ Chất lượng học tập môn Vật lí nói chung còn thấp (30% khá,55% trung bình, còn lại là yếu kém).
+ Đa số học sinh cho rằng bộ môn Vật lí trừu tượng, khó hiểu, khó học, khô khan do đó không hứng thú với bộ môn. Rất ít các giờ làm thí nghiệm; tham gia các hoạt động ngoại khóa Vật lí hoặc hội vui Vật lí còn hạn chế.
+ Đa số HS quen thói thừa nhận học thuộc định nghĩa, công thức rồi áp dụng vào bài toán cơ bản, không đi sâu tìm hiểu, khám phá kiến thức vận dụng vào thực tế cuộc sống. Hầu hết các em đều trông chở vào sự hướng dẫn của giáo viên.
toán, quên đổi đơn vị, không nhớ lí thuyết, không phân tích được hiện tượng Vật lí xảy ra, không vận dụng được lí thuyết vào bài tập, khó khăn trong tính toán.
+ Ý thức học tập chưa cao nên ít nhiều ảnh hưởng tới việc học tập.
- Kết quả khảo sát
a) Ý kiến của HS về việc GV tổ chức KT, ĐG kết quả học tập:
Bảng 1.8. Ý kiến của HS về việc GV tổ chức KT, ĐG kết quả học tập
Hình thức Thường
xuyên Thỉnh thoảng Không
bao giờ
Bài kiểm tra tự luận theo hình thức
giải các bài tập 64(73%) 24(27%) 0
Bài kiểm tra trắc nghiệm 77(82%) 17(19%) 0
Bài kiểm tra yêu cầu trả lời và tìm phương án giải quyết một vấn đề cụ thể trong cuộc sống hoặc trong lý thuyết
30(34%) 50(57%) 8(9%)
Bài kiểm tra dưới dạng một sản phẩm
giao về nhà hoặc làm tại lớp 40(45%) 37(42%) 11(13%)
Bài kiểm tra thông qua dự án học tập 29(33%) 57(65%) 02(02%)
Bài kiểm tra vấn đáp 100% 0 0
b) HS được thầy (cô) hay một người nào đó định nghĩa NL GQVĐ: - Có 0% ý kiến cho rằng: Có
- Có 100% ý kiến cho rằng: Không
c) Nội dung lời nhận xét của GV dạy Vật lí bài làm hoặc câu trả lời của HS: - Có 33,33% ý kiến cho rằng: Lời nhận xét kết quả (Giỏi, khá,…).
- Có 16.7% ý kiến cho rằng: Lời nhận xét về năng lực - Có 66.7% ý kiến cho rằng: Lời nhận xét về thái độ
- Có 66.7% ý kiến cho rằng: Lời nhận xét khuyến khích, động viên - Có 16.7% ý kiến cho rằng: Lời nhận xét chỉ trích, phê phán
Như vậy, chủ yếu GV vẫn chỉ dùng các phương pháp ĐG kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; chủ yếu sử dụng các bài tập tự luận và trắc nghiệm sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi phần hoặc theo kế hoạch kiểm tra của trường. Các phương pháp ĐG khác ít được sử dụng trong quá trình DH Vật lí. Các GV cũng chưa
quan tâm đến nhận xét về NL của HS mà chủ yếu cho điểm và nhận xét về học lực và thái độ của HS.