5. Những đóng góp mới của đề tài
3.4. Đánh giá về tính hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
địa bàn khu vực nghiên cứu
3.4.1. Những kết quả đạt được
3.4.1.1. Về công tác quy hoạch và triển khai quy hoạch:
Tỉnh đã ban hành Quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó bao gồm quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt đối với
địa bàn Hạ Long – Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) – Cẩm Phả. Công tác lập quy hoạch xây dựng nói chung và lập quy hoạch chuyên ngành quản lý CTR toàn tỉnh nói riêng đƣợc thực hiện tốt và đúng quy định: Quy hoạch đã đƣa ra những định hƣớng đúng đắn cho công tác quản lý giai đoạn đến 2020 và sau 2020, nhiều giải pháp quy hoạch đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lƣợng quản lý CTRSH , góp phần phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng nhƣ địa bàn khu vực nghiên cứu trong thời gian qua.
- Đã có những chính sách khuyến khích kịp thời huy động đƣợc khối tƣ nhân tham gia vào công tác quản lý CTRSH; sự tham gia của cộng đồng bƣớc đầu đã có những kết quả đáng kể, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình quản lý chất thải trong khu dân cƣ có hiệu quả.
- Nhiều điểm ô nhiễm môi trƣờng do xử lý chất thải không hợp vệ sinh đã đƣợc khắc phục. Năng lực thu gom chất thải đƣợc tăng cƣờng.
- Công tác quản lý chất thải đã trở thành một chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đƣợc tỉnh quan tâm đầu tƣ.
3.4.1.2. Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã có sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn thể và cộng đồng:
- Chính quyền các địa phƣơng và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các tổ dân khu phố thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật để nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về công tác bảo vệ môi trƣờng (trong đó bao gồm công tác quản lý rác thải sinh hoạt); từng bƣớc thay đổi quan niệm, thói quen xấu ảnh hƣởng đến môi trƣờng của một bộ phận doanh nghiệp, ngƣời dân; dần kết nối đƣợc sự đoàn kết, chung tay của toàn dân trong công tác bảo vệ môi trƣờng.
- Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật thì công tác vận động ngƣời dân tự giác thực hiện phân loại rác thải tại các hộ gia đình để từng bƣớc thực hiện phân loại rác tại nguồn đang đƣợc từng bƣớc triển khai và đạt hiệu quả; tổ chức đƣợc các hoạt động thiết thực hƣởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Môi trƣờng thế giới, …các cuộc diễu hành, cổ động bảo vệ môi trƣờng và các hoạt động thiết thực khác.
- Đã xây dựng đoạn đƣờng do phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh... tự quản; Thành lập đội vệ sinh môi trƣờng tự quản cho từng khu phố đảm trách các công việc kiểm tra, giám sát các hoạt động vị phạm môi trƣờng, vận động ngƣời dân tham gia các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng, thu gom chất thải từ trong ngõ.
3.4.1.3. Nguồn tài chính cho hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt:
Đã huy động đƣợc nguồn lực không nhỏ cho công tác bảo vệ môi trƣờng, tranh thủ đƣợc sự đóng góp, ủng hộ của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện việc đầu tƣ xây mới, cải tạo các công trình bảo vệ môi trƣờng, các công trình dịch vụ công ích
3.4.1.4. Phương tiện kỹ thuật để xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Hiện nay các lò đốt rác đã đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật đốt và công suất đốt.
3.4.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu
- Hiện còn thiếu các hƣớng dẫn lựa chọn công nghệ, hƣớng dẫn kỹ thuật phù hợp về thu gom, lƣu giữ, xử lý CTRSH; đặc biệt là hƣớng dẫn lựa chọn công nghệ lò đốt đảm bảo phù hợp với đặc điểm phát thải, tính chất loại rác thải sinh hoạt của địa phƣơng.
Thực tế, công nghệ xử lý CTRSH nhập khẩu không phù hợp với đặc thù CTRSH tại Việt Nam (chƣa đƣợc phân loại tại nguồn, nhiệt trị thấp, độ ẩm của không khí cao…). Thiết bị, công nghệ xử lý CTRSH chế tạo trong nƣớc chƣa đồng bộ, chƣa hoàn thiện, nên chƣa thể phổ biến và nhân rộng. Trong khi đó, Nhà nƣớc chƣa có định hƣớng về sử dụng công nghệ rõ ràng, chƣa có tiêu chí lựa chọn thiết bị, công nghệ phù hợp. Hoạt động tái chế chất thải còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, thiếu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền về BVMT ở địa phƣơng. Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tƣ công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trƣờng thứ cấp.
- Việc phân loại rác tại nguồn chƣa đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả nên còn gây ra lãng phí nguồn vật liệu tái chế, tái sử dụng. Do đó, CTR nguy hại và
CTR thông thƣờng, chất thải vô cơ và chất thải hữ cơ đổ thải lẫn lộn dẫn ảnh hƣởng đến môi trƣờng.
Việc thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt còn chƣa hiệu quả, gây ô nhiễm môi trƣờng. Cụ thể: việc sử dụng các xe rác đẩy tay là hở, không có nắp đậy do đó việc thu gom thƣờng quá tải so với công suất thiết kế, các thùng xe đƣợc cơi nới và chở vƣợt quá ngƣỡng cho phép. Việc làm này đã dẫn đến hậu quả xấu về mặt môi trƣờng nhƣ: rác rơi vãi dọc đƣờng vận chuyển, mùi hôi thối do rác phân huỷ bị phát tán ra xung quanh, nƣớc rỉ rác tràn ra đƣờng làm mất mỹ quan đô thị ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân thu gom rác. Ngoài ra, ở khu vực nông thôn thuộc các xã ở huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) chƣa xây dựng đƣợc các điểm tập kết, trung chuyển rác thải để thu gom rác thải, dẫn đến việc còn tồn đọng rác gây mất mỹ quan và vệ sinh môi trƣờng khu vực nông thôn.
- Việc xây dựng các cơ sở xử lý CTR đảm bảo các yêu cầu về môi trƣờng cần có vốn đầu tƣ lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách không đáp ứng đƣợc việc đầu tƣ các cơ sở xử lý CTR cho toàn bộ các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, vì vậy cần phải huy động các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế đầu tƣ cho lĩnh vực này.
- Áp lực dân số và cơ cấu kinh tế phát triển nên khối lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng tăng. Ý thức của một bộ phận ngƣời dân còn hạn chế, vẫn còn tình trạng vứt rác không đúng nơi quy định gây khó khăn, mất nhiều thời gian trong quá trình thu gom rác thải về các điểm tập kết trung chuyển rác thải. Cụ thể:
+ Nhiều hộ gia đình không thể đổ rác đúng giờ dẫn đến việc rác bị tồn đọng qua ngày.
+ Ở các đô thị thì việc thu gom rác tận nhà đã tạo thói quen không tốt cho ngƣời dân với tâm lý “không đến nhà thu rác thì sẽ đổ rác ra đường”. Ở khu vực nông thôn thì không đƣợc thu gom rác tận nhà thì ngƣời dân sẽ vứt ra không đúng nơi quy định là việc thƣờng xuyên xảy ra (gây ô nhiễm sông, suối, ao hồ, rãnh thoát nƣớc…).
+ Ở các đô thị vẫn còn tình trạng sử dụng xe đẩy tay trên các tuyến phố trong giờ cao điểm, tập kết nhiều xe tại một vị trí trên mặt đƣờng. Ngoài ra, số lƣợng thu gom rác thải tại các đô thị còn ít (1 lần/ngày tại các khu dân cƣ).
+ Ở khu vực nông thôn, nhất là các xã vùng cao của huyện Hoành Bồ - nay thuộc thành phố Hạ Long (Đồng Sơn, Đồng Lâm, Kỳ Thƣợng) và một số khu vực có địa hình dốc, dân cƣ sống không tập trung và cách xa khu trung tâm các xã nên việc thu gom, xử lý rác thải còn gặp nhiều khó khăn, ngƣời dân chủ yếu chôn lấp tại vƣờn. Khoảng cách từ cụm dân cƣ này đến cụm dân cƣ khác cách xa nhau, do đó, cung đƣờng vận chuyển, thu gom dài. Bên cạnh đó, một số hộ tự xử lý rác thải tại đất vƣờn và số hộ tham gia đóng phí vệ sinh môi trƣờng thấp nên mặc dù các xã đã thành lập các tổ dịch vụ thu gom rác thải nhƣng không có kinh phí để hoạt động hoặc các tổ dịch vụ đã đi vào hoạt động nhƣng hoạt động theo hình thức tự quản, thu không đủ chi nên các thành viên tham gia thiếu gắn bó với công việc, hoạt động của các tổ thiếu tính bền vững, đặc biệt là không thu hút đƣợc các tổ chức, doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực vệ sinh môi trƣờng.
3.4.3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu
Do hệ thống chính sách pháp luật về quản lý CTR còn chƣa đầy đủ, chồng chéo. Việc tổ chức, phân công trách nhiệm về CTR vẫn còn phân tán và thiếu sự thống nhất gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện. Trong khi đó, việc triển khai thực thi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về CTR vẫn còn những khó khăn, vƣớng mắc. Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, các chế tài quy định về xử phạt đối với các vi phạm về quản lý CTR chƣa đủ sức răn đe (Bộ TNMT 2015, 2017; Bộ XD, 2017; TCMT, 2019; H. D. Tùng, 2012).
Mặt khác, việc tổ chức triển khai quy hoạch quản lý CTR đã phê duyệt tại các địa phƣơng còn chậm (Bộ TNMT, 2017; Bộ XD, 2017). Ðầu tƣ cho công tác quản CTR còn hạn chế, chƣa đáp ứng đuợc nhu cầu thực tế do thiếu nguồn lực tài chính. Công tác xã hội hóa hiện còn yếu do thiếu các quy định phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực đầu tƣ (Bộ TNMT, 2017; TCMT, 2019).
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả đến năm 2030 địa bàn Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả đến năm 2030
Chất thải rắn sinh hoạt ngày một phát sinh càng nhiều do áp lực gia tăng dân số và sự phát triển của đô thị nên cần phải có các giải pháp hiệu quả để quản lý CTRSH để tránh việc gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khoẻ của ngƣời dân và để tăng thêm tính mỹ quan của đô thị.
Theo dự báo, khối lƣợng CTRSH đô thị, dịch vụ - thƣơng mại, nông thôn phát sinh và việc thu gom trên địa bàn khu vực nghiên cứu nhƣ sau:
Bảng 3.1. Dự báo khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Hạ Long – Hoành Bồ - Cẩm Phả đến năm 2050
TT Địa phƣơng
Năm 2020 Năm 2030 Năm 2050
Phát sinh Thu gom Phát sinh Thu gom Phát sinh Thu gom (Tấn/năm) (Tấn/năm) (Tấn/năm) 1 Tp. Hạ Long 179.309 179.309 236.823 236.823 413.019 413.012 2 Tp. Cẩm Phả 94.915 93.902 138.145 137.900 176.224 175.782 3 H. Hoành Bồ (nay thuộc TP Hạ Long) 16.084 13.387 25.141 24.791 51.955 51.955 Tổng 290.308 286.598 400.109 399.514 641.198 290.308
Nguồn: Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh kèm theo Quyết định 4012/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh (Phụ lục 1).
3.5.1. Giải pháp về chính sách
Giải pháp về chính sách tập trung vào việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu dân cƣ, thƣơng mại, dịch vụ, công sở... nhằm bảo vệ môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân. Do vậy, cần thực hiện:
- Tổ chức rà soát toàn bộ các văn bản pháp quy hiện có về CTRSH cũng nhƣ các văn bản pháp quy về môi trƣờng có liên quan; rà soát hiệu quả thực hiện quy
hoạch quản lý CTRSH của tỉnh, trong đó đánh giá tính khả thi của việc quy hoạch và kết quả triển khai xây dựng các cơ sở xử lý CTRSH tập trung vùng liên tỉnh.
- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách ƣu đãi, hỗ trợ, khuyến khích thu gom, vận chuyển và đầu tƣ cơ sở xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực Hạ Long, Hoành Bồ, Cẩm Phả.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tƣ nhân tham gia đầu tƣ xây dựng và trực tiếp quản lý, khai thác, vận hành dự án xử lý chất thải sau khi xây dựng xong đảm bảo tính hiệu quả, ổn định và bền vững của dự án xử lý chất thải
- Xây dựng và ban hành hƣớng dẫn quy trình lựa chọn chủ đầu tƣ dự án xử lý CTR theo hƣớng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ có áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trƣờng; xây dựng và thực hiện quy trình, chính sách liên quan đến công tác giải tỏa, đền bù xây dựng các khu xử lý CTRSH.
- Bên cạnh đó, tăng cƣờng thực thi trách nhiệm của các cơ quan liên quan, chính quyền địa phƣơng theo đã đƣợc giao tại Quyết định số 4012/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh “V/v phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1613/2017/QĐ-UBND ngày 23/5/2017 của UBND tỉnh “V/v ban hành quy định quản lý chất thải rắn thông thƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Tăng cƣờng trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng theo quy định tại khoản 2, Điều 143, Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014; tăng cƣờng giám sát, xử lý kịp thời theo thẩm quyền đối với các vụ việc gây ô nhiễm môi trƣờng liên quan đến thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.
3.5.2. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật
- Rà soát ban hành danh mục các công nghệ điển hình (thiêu hủy, tái chế,..) phù hợp với loại CTRSH phát sinh tại khu vực, đảm bảo các tiêu chí về phát thải theo quy chuẩn quốc gia về môi trƣờng để làm cơ sở cho các địa phƣơng lựa chọn, áp dụng.
- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách ƣu đãi, hỗ trợ, khuyến khích thu gom, vận chuyển và đầu tƣ cơ sở xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực Hạ Long, Hoành Bồ, Cẩm Phả. Tạo điều kiện, giới thiệu các nhà đầu tƣ, các dự án, chƣơng trình phát triển trong lĩnh vực môi trƣờng hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh trong việc đầu tƣ các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo công nghệ hiện đại để xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh với quy mô xử lý tầm trung (100 ÷ 200 tấn/ngày); thu gom, xử lý rác thải tại các xã đảo, huyện đảo trên địa bàn.
- Khuyến khích các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế CTR, đặc biệt là việc đồng xử lý CTRSH trong lò nung xi măng (hiện nay tỉnh đã cho phép Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long, Công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh thử nghiệm vận hành đốt rác thải thông thƣờng trong lò nung xi măng).
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, phƣơng án phân loại rác tại nguồn theo mô hình tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải (3R) phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng, triển khai thí điểm tại trụ sở các cơ quan, trƣờng học, … để tạo thói quen sau đó đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm để mở rộng áp dụng. Đồng thời nghiên cứu phƣơng án thu gom, vận chuyển và xử lý phù hợp, đồng bộ; tránh tình trạng đã thực hiện phân loại rác thải tại nguồn nhƣng vẫn thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tập trung làm giảm hiệu quả của mô hình.
- Nghiên cứu lựa chọn vị trí các trạm trung chuyển, điểm tập kết chất thải rắn tại các địa điểm thuận tiện giao thông, đảm bảo các hoạt động chuyên chở không gây cản trở giao thông chung, không gây ảnh hƣởng tới chất lƣợng môi trƣờng và