Hiện trạng nguồn tài chính cho hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực hạ long hoành bồ cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 56)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.3.3. Hiện trạng nguồn tài chính cho hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt

trên địa bàn Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả

Nguồn vốn đầu tƣ triển khai quy hoạch theo Quyết định số 4012/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND Tỉnh: từ vốn đầu ngân sách tỉnh; vốn quỹ bảo vệ môi trƣờng; vốn đầu tƣ của các đơn vị tƣ nhân; vốn vay ODA, vốn viện trợ không hoàn lại của các nƣớc hay các tổ chức quốc tế.

Theo Quyết định số 598/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 14 tháng 02 năm 2019 về việc phê duyệt đơn giá xử lý CTR của Dự án Trung tâm xử lý CTR của Công ty cổ phần Indevco từ 01/01/2018 thì đơn giá xử lý CTRSH theo phƣơng pháp đốt tại Trung tâm xử lý CTRSH tại hai xã Vũ Oai, Hoà Bình (huyện Hoành Bồ - nay thuộc thành phố Hạ Long) là 390.000 đồng/tấn CTR đầu vào. Đơn giá đã bao gồm các khoản mục chi phí trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp (không bao gồm chi phí lãi vay), lợi nhuận định mức và thuế giá trị gia hạn.

3.3.4. Đánh giá nhận thức của người dân và cán bộ quản lý đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải răn sinh hoạt

3.3.4.1. Đối với đối tượng là người dân

Tổng số phiếu phát ra là 60 phiếu, số phiếu thu về là 45 phiếu. Theo đó, kết quả điều tra, khảo sát đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

+ Về hiểu biết về tác hại của rác thải tới môi trƣờng sống ung quanh:

có 100% ý kiến nhận thức rác thải là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng và là nguồn gây bệnh.

+ Về nhận thức rác thải sinh hoạt có đƣợc phân loại tại gia đình: có 73% ý kiến rác thải sinh hoạt đƣợc phân loại; 27 % ý kiến về việc rác thải sinh hoạt không đƣợc phân loại.

+ Về biện pháp thu gom rác thải của gia đình: Có 80% ý kiến về việc rác thải sinh hoạt đƣợc thu gom trong thùng nắp có đậy; 20% về việc rác thải sinh hoạt đƣợc thu gom để trong túi nilon.

+ Về hình thức thu gom rác thải của gia đình: có 75% ý kiến về rác thải sinh hoạt đƣợc thu gom bởi đơn vị có chức năng thu gom; 25% ý kiến về rác thải sinh hoạt đƣợc tự thu gom bởi các hộ gia đình.

+ Về đánh giá ý thức của ngƣời dân trong khu vực về vấn đề thu gom rác thải: có 82% ý kiến đánh giá về ý thức tốt của ngƣời dân về thu gom rác thải; 18% ý kiến đánh giá ý thức trung bình của ngƣời dân về thu gom rác thải

+ Về nhận xét thời gian tổ chức thu gom rác thải hiện nay: có 93% ý kiến nhận xét thời gian tổ chức thu gom rác thải hiện nay hợp lý; 4% không có ý kiến; 3% ý kiến nhận xét thời gian tổ chức thu gom rác thải không hợp lý. Đặc biệt tại một số xã thuộc huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) có địa hình miền núi, xa trung tâm nhƣ: Tân Dân, Sơn Dƣơng, Bằng Cả

+ Về đánh giá công tác tổ chức thu gom, lý rác thải: có 63% đánh giá công tác tổ chức, thu gom xử lý rác thải hợp lý; có 31% đánh giá công tác tổ chức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt khá hợp lý; 4% đánh giá chƣa hợp lý; 2% không có ý kiến.

+ Về đánh giá trang thiết bị thu gom, lý rác thải: có 62% đánh giá trang thiết bị thu gom, xử lý rác thải đầy đủ, phù hợp; 36% đánh giá trang thiết bị thu gom, xử lý rác thải chƣa đầy đủ, phù hợp; 2% không có ý kiến.

+ Về đánh giá thế hiện trạng công tác thu gom, lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực: Có 11% ý kiến đánh giá công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tốt; 2% ý kiến đánh giá chƣa tốt; 85% đánh giá ở mức bình thƣờng; 2% không có ý kiến;

+ Về vấn đề cần quan tâm nhất trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay: có 27% ý kiến vấn đề quan tâm nhất là công tác vận chuyển; 38% ý kiến vấn đề quan tâm nhất là công tác xử lý; 31 % ý kiến vấn đề quan tâm nhất là công tác thu gom; 2% ý kiến vấn đề quan tâm nhất là công tác lƣu trữ; 2 % không có ý kiến;

+ Bên cạnh đó, quá trình điều tra có trên 90% các ý kiến mong muốn công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong tƣơng lai quan tâm làm tốt công tác phân loại, thu gom triệt để rác thải tại nguồn (các hộ gia đình..); khắc phục tình trạng nƣớc rỉ rác chảy ra đƣờng từ các phƣơng tiện chuyển chở thiết bị lƣu chứa; tăng số lƣợng các thùng rác, phƣơng tiện vận chuyển; tăng khung giờ thu gom đảm bảo không để rác thải tồn đọng. Đặc biệt tại các khu vực có hoạt động du lịch; khách sạn, nhà hang tại thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả.

Tóm lại, qua điều tra nhận thấy ngƣời dân khu vực Cẩm Phả - Hoành Bồ - Hạ Long có nhận thức cao về tác động đến môi trƣờng của rác thải sinh hoạt. Ngƣời dân có hiểu biết rất cao về các vấn đề cơ bản liên quan đến công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, những kiến nghị của ngƣời dân về việc mong muốn công tác quản lý rác thải sinh hoạt ngày một tốt hơn rất thiết thực và chính đáng.

3.3.4.2. Đối với đối tượng là cán bộ quản lý

Tổng số phiếu phát ra là 20 phiếu, số phiếu thu về là 10 phiếu. Theo đó, kết quả điều tra, khảo sát đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

+ Đánh giá về ý thức của ngƣời dân trong khu vực về vấn đề thu gom rác thải: có 50% đánh giá mức độ trung bình, bên cạnh đó đƣa ra các ý kiến về việc đổ rác không đúng quy định, không có thời gian cụ thể; nhận thức một số nơi chƣa tốt đặc biệt khu vực nông thôn; và 50 % đánh giá ở mức tốt về nhận thức của ngƣời dân về việc thu gom rác thải.

+ Đánh giá về thực hiện phân loại rác tại nguồn của ngƣời dân tại địa phƣơng: Có 80% đánh giá không thực hiện phân loại rác tại nguồn của ngƣời dân tại địa phƣơng; 10% đánh giá có thực hiện phân loại rác tại nguồn; 10 % có ý kiến khác về việc ngƣời dân đã có nhiều hộ phân loại nhƣng địa phƣơng vẫn thu gom lẫn lộn.

+ Đánh giá về các điểm tập kết thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại địa phƣơng: có 40% đánh giá các điểm tập kết chƣa hợp lý, theo đó các ý kiến luận giải lý do: một số khu tập kết rác gần khu dân cƣ nên ảnh hƣởng hộ dân sống gần khu dân cƣ; các khu vực tập kết không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; khoảng cách an toàn môi trƣờng; có 40% đánh giá các điểm tập kết hợp lý; có 20% đánh giá khá hợp lý.

+ Về trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa phƣơng: Có 100% cho biết trang thiết bị thu gom, vận chuyển gồm: Thùng rác cố định, Xe thu gom, Thiết bị bảo hộ lao động, Xe vận chuyển

+ Hiểu biết về phƣơng pháp và công nghệ x lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phƣơng: Có 90% cho biết phƣơng pháp và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phƣơng theo phƣơng pháp Chôn lấp; Có 70% cho biết phƣơng pháp và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phƣơng theo phƣơng pháp Đốt; 30% cho biết thêm có phƣơng pháp làm phân bón.

+ Đánh giá về Trung tâm x lý chất thải rắn tại hai ã Vũ Oai và Hoà Bình (huyện Hoành Bồ nay thuộc thành phố Hạ Long): có 40% đánh giá hoạt động hiệu quả; 40% đánh giá còn gây ô nhiễm và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phƣơng; có 20 % có ý kiến khác.

+ Về vấn đề khó khăn hiện nay của công tác thu gom, x lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phƣơng: có 80% cho biết vấn đề khó khăn hiện nay là thiếu kinh phí; 40% cho biết thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn; 60% cho biết các ý kiến

khác nhƣ khó khăn về công tác quản lý, thiếu công nghệ đảm bảo xử lý triệt để…

+ Về ý kiến cần làm gì để nâng cao hiệu quả công tác thu gom, x lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quản lý: 100% các ý kiến cho rằng cần tăng cƣờng nhân lực, thiết bị, đào tạo tập huấn. Bên cạnh đó cần tăng cƣờng kinh phí đầu tƣ, thẩm định công nghệ xử lý và tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc, giám sát của nhà nƣớc.

+ Về đề xuất vấn đề thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa phƣơng giai đoạn 2020-2030: Có trên 80% có ý kiến tập trung vào các vấn đề nhƣ: thực hiện các dự án đầu tƣ các khu xử lý rác với công nghệ tiên tiến cho cấp độ khu vực liên vùng; giảm tải đầu tƣ các dự án nhỏ lẻ; tăng cƣờng tuyên truyền ngƣời dân về phân loại rác tại nguồn; tăng cƣờng đầu tƣ xã hội hóa khuyến khích các nhà đầu tƣ tƣ nhân có năng lực trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt; bổ sung các công đoạn phân loại, tái chế rác thải tại các nhà máy. Đặc biệt cần thể chế hóa việc ban hành quy định về phân loại rác tại nguồn kèm theo đó là các chế tài xử lý. Xây dựng lộ trình giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện của địa phƣơng đảm bảo chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển; giảm dần hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Tóm lại, qua điều tra cho thấy khả năng nắm bắt, hiểu biết của cán bộ quản lý về rác thải sinh hoạt rất sâu sát, đa dạng. Các ý kiến, quan điểm rất rõ ràng, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Nhiều ý kiến nhận xét đƣa ra là gợi ý cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới.

3.4. Đánh giá về tính hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn khu vực nghiên cứu địa bàn khu vực nghiên cứu

3.4.1. Những kết quả đạt được

3.4.1.1. Về công tác quy hoạch và triển khai quy hoạch:

Tỉnh đã ban hành Quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó bao gồm quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt đối với

địa bàn Hạ Long – Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) – Cẩm Phả. Công tác lập quy hoạch xây dựng nói chung và lập quy hoạch chuyên ngành quản lý CTR toàn tỉnh nói riêng đƣợc thực hiện tốt và đúng quy định: Quy hoạch đã đƣa ra những định hƣớng đúng đắn cho công tác quản lý giai đoạn đến 2020 và sau 2020, nhiều giải pháp quy hoạch đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lƣợng quản lý CTRSH , góp phần phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng nhƣ địa bàn khu vực nghiên cứu trong thời gian qua.

- Đã có những chính sách khuyến khích kịp thời huy động đƣợc khối tƣ nhân tham gia vào công tác quản lý CTRSH; sự tham gia của cộng đồng bƣớc đầu đã có những kết quả đáng kể, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình quản lý chất thải trong khu dân cƣ có hiệu quả.

- Nhiều điểm ô nhiễm môi trƣờng do xử lý chất thải không hợp vệ sinh đã đƣợc khắc phục. Năng lực thu gom chất thải đƣợc tăng cƣờng.

- Công tác quản lý chất thải đã trở thành một chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đƣợc tỉnh quan tâm đầu tƣ.

3.4.1.2. Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã có sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn thể và cộng đồng:

- Chính quyền các địa phƣơng và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các tổ dân khu phố thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật để nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về công tác bảo vệ môi trƣờng (trong đó bao gồm công tác quản lý rác thải sinh hoạt); từng bƣớc thay đổi quan niệm, thói quen xấu ảnh hƣởng đến môi trƣờng của một bộ phận doanh nghiệp, ngƣời dân; dần kết nối đƣợc sự đoàn kết, chung tay của toàn dân trong công tác bảo vệ môi trƣờng.

- Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật thì công tác vận động ngƣời dân tự giác thực hiện phân loại rác thải tại các hộ gia đình để từng bƣớc thực hiện phân loại rác tại nguồn đang đƣợc từng bƣớc triển khai và đạt hiệu quả; tổ chức đƣợc các hoạt động thiết thực hƣởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Môi trƣờng thế giới, …các cuộc diễu hành, cổ động bảo vệ môi trƣờng và các hoạt động thiết thực khác.

- Đã xây dựng đoạn đƣờng do phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh... tự quản; Thành lập đội vệ sinh môi trƣờng tự quản cho từng khu phố đảm trách các công việc kiểm tra, giám sát các hoạt động vị phạm môi trƣờng, vận động ngƣời dân tham gia các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng, thu gom chất thải từ trong ngõ.

3.4.1.3. Nguồn tài chính cho hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt:

Đã huy động đƣợc nguồn lực không nhỏ cho công tác bảo vệ môi trƣờng, tranh thủ đƣợc sự đóng góp, ủng hộ của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện việc đầu tƣ xây mới, cải tạo các công trình bảo vệ môi trƣờng, các công trình dịch vụ công ích

3.4.1.4. Phương tiện kỹ thuật để xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Hiện nay các lò đốt rác đã đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật đốt và công suất đốt.

3.4.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu

- Hiện còn thiếu các hƣớng dẫn lựa chọn công nghệ, hƣớng dẫn kỹ thuật phù hợp về thu gom, lƣu giữ, xử lý CTRSH; đặc biệt là hƣớng dẫn lựa chọn công nghệ lò đốt đảm bảo phù hợp với đặc điểm phát thải, tính chất loại rác thải sinh hoạt của địa phƣơng.

Thực tế, công nghệ xử lý CTRSH nhập khẩu không phù hợp với đặc thù CTRSH tại Việt Nam (chƣa đƣợc phân loại tại nguồn, nhiệt trị thấp, độ ẩm của không khí cao…). Thiết bị, công nghệ xử lý CTRSH chế tạo trong nƣớc chƣa đồng bộ, chƣa hoàn thiện, nên chƣa thể phổ biến và nhân rộng. Trong khi đó, Nhà nƣớc chƣa có định hƣớng về sử dụng công nghệ rõ ràng, chƣa có tiêu chí lựa chọn thiết bị, công nghệ phù hợp. Hoạt động tái chế chất thải còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, thiếu sự quản lý và kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền về BVMT ở địa phƣơng. Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tƣ công nghệ không cao, đa số công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trƣờng thứ cấp.

- Việc phân loại rác tại nguồn chƣa đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả nên còn gây ra lãng phí nguồn vật liệu tái chế, tái sử dụng. Do đó, CTR nguy hại và

CTR thông thƣờng, chất thải vô cơ và chất thải hữ cơ đổ thải lẫn lộn dẫn ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

Việc thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt còn chƣa hiệu quả, gây ô nhiễm môi trƣờng. Cụ thể: việc sử dụng các xe rác đẩy tay là hở, không có nắp đậy do đó việc thu gom thƣờng quá tải so với công suất thiết kế, các thùng xe đƣợc cơi nới và chở vƣợt quá ngƣỡng cho phép. Việc làm này đã dẫn đến hậu quả xấu về mặt môi trƣờng nhƣ: rác rơi vãi dọc đƣờng vận chuyển, mùi hôi thối do rác phân huỷ bị phát tán ra xung quanh, nƣớc rỉ rác tràn ra đƣờng làm mất mỹ quan đô thị ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực hạ long hoành bồ cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)