Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực hạ long hoành bồ cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 29 - 36)

5. Những đóng góp mới của đề tài

1.2.3. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Quảng Ninh

* Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh có 4 thành phố trực thuộc là Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí và Cẩm Phả. Với lợi thế về tài nguyên và thiên nhiên ƣu đãi Quảng Ninh đã thu hút nhiều dự án phát triển kinh tế kéo theo sự tăng dân số cơ học mạnh mẽ. Vì vậy, lƣợng CTRSH cũng tăng nhanh là điều không tránh khỏi. Với sự gia tăng về dân số và phát triển kinh tế kéo theo sự phát sinh về CTRSH. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên các vấn đề môi trƣờng từ chất thải rắn sinh hoạt.

Hiện nay, tổng lƣợng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đạt 1.397tấn/ngày, tổng lƣợng chất thải rắn đƣợc thu gom và xử lý đạt 1.245 tấn/ngày; Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 93,5%4. Dự kiến:

- Đến năm 2020: Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 640.000 tấn/năm (tƣơng đƣơng 1760 tấn/ngày);

- Đến năm 2030: Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 862.000 tấn/năm (tƣơng đƣơng 2362 tấn/ngày);

- Đến năm 2052: Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 1.331.000 tấn/năm (tƣơng đƣơng 3647 tấn/ngày)5;

* Thực trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan lien quan thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp về quản lý chất thải, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo các ngành, địa phƣơng thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; kêu gọi, huy động các đơn vị doanh nghiệp áp dụng các công nghệ xử lý tiên tiến tham gia đầu tƣ xây dựng các khu xử lý CTR quy mô lớn phục vụ chung cho các đô thị trong tỉnh, từng bƣớc khắc phục, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do CTR gây ra. Đặc biệt một số địa phƣơng trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng các mô hình thu gom, xử lý CTRSH nông thôn mang tính chất cộng đồng, đƣợc sự đồng thuận cao và phát huy hiệu quả, tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về công tác bảo vệ môi trƣờng.

4 Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh (2019), Báo cáo công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

5Định hƣớng quy hoạch chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đƣợc UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 4012/2016/QĐ-UBND ngày 30/11/2016

Bảng 1.4. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tên đô thị Lƣợng phát sinh (tấn/ngày) Tỷ lệ thu gom (%)

TP. Hạ Long 280 tấn/ngày. Đô thị: 100 TP. Móng Cái

95 tấn/ngày

Đô thị: 70 tấn/ngày; Nông thôn: 25 tấn/ngày

- Đô thị:100 - Nông thôn: 95

TP. Cẩm Phả

170 tấn/ngày

Đô thị: 160 tấn/ngày; Nông thôn: 10 tấn/ngày

- Đô thị:100 - Nông thôn: 90

TP. Uông Bí

90 tấn/ngày

Đô thị: 70 tấn/ngày; Nông thôn: 20 tấn/ngày

- Đô thị: 100 - Nông thôn:95

TX. Đông Triều

120 tấn/ngày

Đô thị: 55 tấn/ngày; Nông thôn: 65 tấn/ngày

- Đô thị: 98 - Nông thôn:75

Thị xã Quảng Yên

86 tấn/ngày

Đô thị: 62 tấn/ngày; Nông thôn: 24 tấn/ngày

- Đô thị: 95 - Nông thôn: 85

Huyện Ba Chẽ

14 tấn/ngày

Đô thị: 5,5 tấn/ngày; Nông thôn: 8,5 tấn/ngày

- Đô thị: 99,9 - Nông thôn: 50

Huyện Tiên Yên

35 tấn/ngày

Đô thị: 10 tấn/ngày; Nông thôn: 25 tấn/ngày

- Đô thị: 95 - Nông thôn: 50

Huyện Đầm Hà

20 tấn/ngày

Đô thị: 4 tấn/ngày; Nông thôn: 16 tấn/ngày

- Đô thị: 97 - Nông thôn:60

Huyện Bình Liêu

10 tấn/ngày

Đô thị: 6 tấn/ngày; Nông thôn: 4 tấn/ngày

- Đô thị: 92 - Nông thôn: 80 Huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) 30 tấn/ngày Đô thị: 12 tấn/ngày; Nông thôn: 18 tấn/ngày

- Đô thị: 98 - Nông thôn: 90

Huyện Vân Đồn

35 tấn/ngày

Đô thị: 15 tấn/ngày; Nông thôn: 20 tấn/ngày

- Đô thị: 95 - Nông thôn: 70

Huyện Hải Hà

53 tấn/ngày

Đô thị: 18 tấn/ngày; Nông thôn: 35 tấn/ngày

- Đô thị: 100 - Nông thôn:60

Huyện Cô Tô

12 tấn/ngày

Đô thị: 8,5 tấn/ngày; Nông thôn: 3,5 tấn/ngày

- Đô thị: 98 - Nông thôn: 95

Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2019), “Báo cáo công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.

* Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Các công nghệ xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang và sẽ áp dụng gồm: + Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh: Áp dụng tại các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt của từng đô thị. Công nghệ này sẽ xử lý các loại chất thải rắn sinh hoạt không nguy hại và các thành phần bị thải loại từ các công nghệ xử lý khác (ủ sinh học, đốt, đóng rắn…)

+ Công nghệ ủ sinh học: Áp dụng xử lý các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn. Loại hình công nghệ này dự kiến đƣợc đƣa và đầu tƣ tại các địa phƣơng nhƣ Đầm Hà, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Hải Hà, Quảng Yên…

+ Công nghệ đốt chất thải sinh hoạt: Công nghệ này đƣợc đầu tƣ tại Khu xử lý tại 02 xã Vũ Oai và Hòa Bình, huyện Hoành Bồ; khu xử lý Khe Giang, thành phố Uông Bí áp dụng công nghệ đốt kết hợp tái chế, chôn lấp; Khu xử lý Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái; Một số xã vùng núi, hải đảo.

Đến nay trên địa bàn tỉnh, rác thải sinh hoạt đƣợc thu gom, xử lý chủ yếu bằng hai phƣơng pháp chôn lấp và đốt, cụ thể: 05 địa phƣơng xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn bằng phương pháp chôn lấp (huyện Đầm Hà, huyện Tiên Yên, huyện Bình Liêu, huyện Vân Đồn, thị xã Đông Triều); 04 địa phƣơng thực hiện xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn bằng cả 02 phương pháp đốt và chôn lấp (thành phố Móng Cái, huyện Ba Chẽ, huyện Hải Hà và huyện Cô Tô); 05 địa phƣơng thực hiện xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn hoàn toàn bằng phương pháp đốt: 02 địa phƣơng (thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên) rác thải sinh hoạt phát sinh đƣợc thu gom, vận chuyển đến Nhà máy xử lý chất thải rắn Khe Giang, xã Thƣợng Yên Công, thành phố Uông Bí để xử lý; 03 địa phƣơng (Hạ Long, Cẩm Phả, Hoành Bồ) rác thải sinh hoạt phát sinh đƣợc thu gom, vận chuyển đến tập kết tại Trung tâm xử lý rác thải tại 02 xã Vũ Oai và Hòa Bình, huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) do Công ty CP Tập đoàn INDEVCO quản lý, vận hành để xử lý.

+ Tình hình hoạt động của các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh:

- Nhà máy xử lý chất thải rắn Khe Giang, xã Thƣợng Yên Công, thành phố Uông Bí của Công ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng Việt Long gồm 4 lò đốt với tổng

công suất 200 tấn/ngày đƣợc UBND tỉnh phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1211/QĐ-UBND ngày 07/5/2015. Hiện nay, Nhà máy đang hoạt động xử lý CTRSH cho thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên.

- Trung tâm xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Vũ Oai và Hòa Bình, huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long): với 06 lò đốt rác thải sinh hoạt với tổng công suất 900 tấn/ngày của Công ty cổ phần Tập đoàn INDEVCO đã đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng tại Quyết định số 725/QĐ-BTNMT ngày 05/4/2017. Trung tâm đang tiếp nhận, xử lý đốt chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long).

- Khu xử lý chất thải rắn xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái (công suất 40-60 tấn/ngày, sử dụng công nghệ đốt) của Công ty Cổ phần xử lý chất thải Miền Đông, đã đƣợc Ban Quản lý Khu kinh tế phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 179/QĐ-KKT ngày 10/10/2014. Khu xử lý chất thải rắn xã Quảng Nghĩa đang tiếp nhận và xử lý chất thải rắn cho thành phố Móng Cái và huyện Hải Hà.

- Khu xử lý chất thải rắn thôn Khe Hố, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ: sử dụng lò đốt công suất 6 tấn/ngày, xử lý chất thải rắn cho khu vực huyện Ba Chẽ và giao cho Công ty Cổ phần Môi trƣờng Toàn Thắng quản lý và vận hành.

- Khu xử lý chất thải rắn Trƣờng Xuân, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô: Công suất 7 tấn/ngày, xử lý chất thải rắn bằng lò đốt kết hợp bãi chôn lấp. Hiện nay, Công ty TNHH thƣơng mại và sản xuất thiết bị môi trƣờng Thành An đang quản lý vận hành bãi chôn lấp; Công ty Phú Thành đang đƣợc giao quản lý, đầu tƣ cải tiến công nghệ và vận hành thử nghiệm lò đốt rác.

- Bãi chôn lấp chất thải rắn xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu: Do Công ty TNHH Nam Kỳ đầu tƣ và quản lý với diện tích 5ha, công suất 10 tấn/ngày, đã đƣợc đầu tƣ hệ thống thu gom và xử lý nƣớc rỉ rác đảm bảo yêu cầu.

- Bãi chôn lấp chất thải rắn Đồng Tâm, xã Dực Yên, huyện Đầm Hà: UBND huyện Đầm Hà đang giao cho Trung tâm thủy lợi, giao thông và môi trƣờng Đầm

Hà quản lý và vận hành. Bãi chôn lấp chất thải rắn có diện tích nhỏ 4,5ha, công suất 7 tấn/ngày, chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ, chƣa có hệ thống xử lý nƣớc rỉ rác.

- Bãi chôn lấp chất thải rắn Cầu Cao, xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, diện tích 3ha, công suất 18 tấn/ngày.

- Bãi chôn lấp chất thải rắn thôn Cống To, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, diện tích 2,5ha: Đây là bãi chôn lấp tạm thời không đƣợc đầu tƣ đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, chƣa đảm bảo yêu cầu môi trƣờng.

+ Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được đầu tư theo quy hoạch:

- Khu liên hợp xử lý CTRSH tại xã Đông Hải, huyện Tiên Yên: UBND huyện Tiên Yên đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng với công suất 400 tấn/ngày, sử dụng công nghệ đốt, phạm vi phục vụ cho các huyện khu vực miền Đông. Hiện nay UBND huyện Tiên Yên đã phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tƣ thực hiện (đơn vị trúng thầu là Công ty CP Môi trƣờng Quảng Ninh tại QĐ số 5884/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 của UBND huyện Tiên Yên).

- Nhà máy xử lý CTRSH thôn Trung Lƣơng, xã Tràng Lƣơng, thị xã Đông Triều: Dự án đã đƣợc UBND thị xã Đông Triều phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2673/QĐ-UBND ngày 18/11/2015, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 22/01/2018, UBND tỉnh phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1619/QĐ-UBND ngày 30/5/2016. Ngày 28/02/2019, UBND thị xã Đông Triều đã có Quyết định số 135/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy xử lý rác thải tại thôn Trung Lƣơng, xã Tràng Lƣơng, thị xã Đông Triều do Công ty TNHH Viễn Đông làm Chủ đầu tƣ dự án.

* Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đã đƣợc luật hóa bằng những văn bản có tính quy phạm do UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhƣ: quy chế bảo vệ môi trƣờng tại Quyết định số 3076/2009/QĐ-UBND ngày 08/10/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v ban hành Quy chế bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh”, quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của các ngành, địa phƣơng

về bảo vệ môi trƣờng, trong đó có quy định về quản lý CTRSH; quy định về quản lý chất thải rắn thông thƣờng tại Quyết định số 1613/2017/QĐ-UBND ngày 23/5/2017 của UBND tỉnh “V/v ban hành quy định quản lý chất thải rắn thông thƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Theo đó, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo nguyên tắc nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời; tuân thủ Luật Bảo vệ môi trƣờng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trong suốt thời gian qua, các sở, ban, ngành liên quan thực hiện việc tìm hiểu, nghiên cứu các mô hình công nghệ xử lý CTR mới trên địa bàn cả nƣớc; tổ chức các đoàn công tác liên ngành cùng với các đơn vị liên quan đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm thực tế tại các khu xử lý CTRSH có quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để nghiên cứu áp dụng, cải tiến công nghệ tại các khu xử CTRSH trên địa bàn tỉnh hoặc giới thiệu công nghệ cho các nhà đầu tƣ có nhu cầu đầu tƣ về lĩnh vực xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh.

* Những hạn chế, khó khăn, vƣớng mắc trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Quảng Ninh

- Một số bãi chôn lấp CTR đƣợc hình thành từ lâu tại địa bàn các huyện vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn nên không đáp ứng đƣợc đầy đủ các quy định về vệ sinh môi trƣờng, đặc biệt là xử lý nƣớc rỉ rác.

- Hiện nay, đối với công nghệ đốt CTR có nhiều mẫu lò đốt do nhiều đơn vị trong và ngoài nƣớc nghiên cứu, sản xuất nên gây khó khăn trong việc lựa chọn áp dụng vào thực tế.

- Việc xây dựng các cơ sở xử lý CTRSH và CTR thông thƣờng cần có vốn đầu tƣ lớn, trong khi ngân sách Tỉnh không đáp ứng đƣợc việc đầu tƣ toàn bộ các cơ sở xử lý CTR cho toàn bộ các địa phƣơng.

- Trong quá trình kêu gọi đầu tƣ, tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc với nhiều nhà đầu tƣ có mong muốn đầu tƣ vào công tác thu gom, xử lý CTR trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên một trong số các điều kiện nhà đầu tƣ đƣa ra là tỉnh phải đáp ứng đƣợc khối lƣợng rác để vận hành cơ sở xử lý (chủ yếu là lò đốt), tối thiểu là 500 tấn/ngày,

trong khi lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày tại các khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh khoảng 80 – 200 tấn/ngày.

- Việc thu gom, đầu tƣ xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh tại các xã đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gặp phải nhiều khó khăn do chi phí thu gom, vận chuyển vào đất liến lớn; trong khi khối lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh tại các xã đảo thấp nên việc đầu tƣ các lò đốt công suất lớn không mang lại hiệu quả kinh tế.

- Vƣớng mắc trong phân loại rác tại nguồn lãng phí nguồn vật liệu tái chế, tái sử dụng.

Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn, vƣớng mắc.

- Các địa phƣơng vùng sâu vùng xa còn gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn ngân sách, đồng thời cũng khó huy động xã hội hóa để đầu tƣ mới các cơ sở xử lý chất thải rắn đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn. Do đó, công tác quản lý CTRSH tại các địa phƣơng này còn gặp nhiều khó khăn.

- Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt CTRSH, tuy nhiên quy chuẩn mới chỉ quy định về các thông số kỹ thuật về môi trƣờng, quy định về vận hành và giám sát; chƣa có quy định các thông số kỹ thuật về xây dựng để áp dụng thực hiện.

- Hầu hết khu vực nông thôn (các xã, thôn) có địa hình đồi núi, mật độ dân cƣ thƣa thớt, nằm rải rác, khoảng cách từ cụm dân cƣ này đến cụm dân cƣ khác cách xa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực hạ long hoành bồ cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)