Một số quy định hiện hành về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực hạ long hoành bồ cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 36)

5. Những đóng góp mới của đề tài

1.3.1. Một số quy định hiện hành về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

- Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014

- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.

- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.

- Quyết định số 529/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ Xây dựng về Công bố định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đô thị

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 12/12/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050;

- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lƣợc phát triển CTR tại các khu đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.

1.3.2. Một số quy định của địa phương về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện các chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch, chƣơng trình về quản lý CTRSH và tình hình, điều kiện kinh tế xã hội cụ thể ở địa phƣơng, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản về cơ chế, chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình về quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh nhƣ:

- Quyết định số 3076/2009/QĐ-UBND ngày 08/10/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v ban hành Quy chế bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh”, quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của các ngành, địa phƣơng về bảo vệ môi trƣờng, trong đó có quy định về quản lý CTRSH.

- Quyết định số 4252/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.

- Quyết định số 2625/2017/QĐ-UBND ngày 6/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và dịch vụ xử lý CTRSH sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v phê duyệt Đề án cải thiện môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh”.

- Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v phê duyệt Quy hoạch môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

- Quyết định số 4012/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh “V/v phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

- Căn cứ Nghị Quyết số 09-NQ/TU ngày 08/12/2017 của Tỉnh ủy Quảng Ninh và Nghị Quyết số 96/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 10/01/2018 của UBND Tỉnh thực hiện chủ đề năm 2018 về“Bảo vệ và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng tự nhiên” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trong đó có nhiều nội dung thực hiện về quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh.

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Chất thải rắn sinh hoạt, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, ngƣời dân và cán bộ quản lý có liên quan.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: cụm khu vực Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả (Khu vực đô thị: Thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả; Khu vực nông thôn: huyện Hoành Bồ).

- Phạm vi thời gian: Kết quả nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu từ năm 2015 đến hết tháng 6 năm 2019.

- Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu CTRSH và công tác quản lý CTRSH này tại khu vực nghiên cứu.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng và tác động của CTRSH tới môi trƣờng trên địa bàn Thành phố Hạ Long, Huyện Hoành Bồ và Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

- Đánh giá thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn Thành phố Hạ Long, Huyện Hoành Bồ và Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

- Đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và ngƣời dân trong công tác quản lý CTRSH (bao gồm công tác thu gom và xử lý)

- Xây dựng giải pháp đề xuất quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm xác định, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - môi trƣờng và tổng hợp các dữ liệu liên quan ba địa phƣơng: Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả thông qua các thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các

nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đây tại khu vực nghiên cứu và các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu, tác giả chọn: Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội – môi trƣờng khu vực nghiên cứu; các thông tin có liên quan nhƣ: số liệu về lƣợng chất thải rắn sinh hoạt của ba địa phƣơng: Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả, quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, báo cáo kế hoạch phát triển công tác vệ sinh môi trƣờng đô thị...

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

* Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Phạm vi điều tra để thu thập và xử lý thông tin gồm: Thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) và Thành phố Cẩm Phả.

- Đối tƣợng điều tra gồm: ngƣời dân, các chuyên gia, các cán bộ quản lý môi trƣờng trên địa bàn nghiên cứu (khoảng 20 ngƣời).

- Nội dung điều tra:

(i) Thực trạng CTRSH tại Thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ và Thành phố Cẩm Phả.

(ii) Tác động của CTRSH đến môi trƣờng tại Thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) và Thành phố Cẩm Phả.

(iii)) Công tác thu gom và xử lý CTRSH tại Thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) và Thành phố Cẩm Phả.

(iv) Nhận thức của cán bộ quản lý, ngƣời dân trong việc quản lý CTRSH tại Thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) và Thành phố Cẩm Phả.

(v) Giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH Thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) và Thành phố Cẩm Phả.

* Phương pháp khảo sát thực địa:

Tiến hành khảo sát thực tế công tác thu gom, vận chuyển CTRSH; các điểm tập kết rác của các xã, phƣờng, thị trấn, thành phố để có những đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của từng cơ sở.

* Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá:

- Điều tra, phân tích, đánh giá mức độ phù hợp các tuyến thu gom CTRSH thuộc khu vực nghiên cứu. Cơ sở khảo sát đƣợc xây dựng trên bản đồ.

- Xác định lộ trình, thời gian thu gom, phƣơng thức thu gom, quá trình vận chuyển CTR. Từ đó đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ (nay thuộc thành phố Hạ Long) và thành phố Cẩm Phả.

- Tổng hợp tất cả các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc từ các phƣơng pháp trên và phân tích.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

3.1.1. Thành phố Hạ Long

* Vị trí địa lý:

Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất là 27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434 km2.

Thành phố Hạ Long đƣợc chia làm 2 khu vực: khu vực phía Tây và khu vực phía Đông. Hai khu vực này đƣợc ngăn cách bởi eo vịnh Cửa Lục. Phía đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, phía tây giáp thị xã Quảng Yên, phía bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía nam là vịnh Hạ Long.

Hình 3.1. Vị trí thành phố Hạ Long

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

Cơ cấu kinh tế của thành phố đƣợc xác định là: Công nghiệp - du lịch, Dịch vụ, Thƣơng mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Năm 2014, GDP của thành phố đạt 22.000 tỷ đồng chiếm 41% toàn tỉnh (trong đó Công nghiệp & xây dựng chiếm 31%, Dịch vụ & du lịch chiếm 53%), tổng thu ngân sách chiếm 69,3% toàn tỉnh. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân là 12%/năm.

Theo quy hoạch, thành phố Hạ Long hình thành 5 vùng kinh tế:

+ Vùng 1: Thƣơng mại, dịch vụ gồm các phƣờng Yết Kiêu, Trần Hƣng Đạo, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Cao Xanh, Cao Thắng

+ Vùng 2: Công nghiệp, lâm nghiệp gồm các phƣờng Hà Trung, Hà Tu, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Phong

+ Vùng 3: Khu công nghiệp, cảng biển gồm phƣờng Bãi Cháy, Việt Hƣng, Hà Khẩu, Giếng Đáy

+ Vùng 4: Du lịch, thƣơng mại gồm phƣờng Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu + Vùng 5: Nông, lâm, ngƣ nghiệp gồm phƣờng Đại Yên và Việt Hƣng

Thành phố có 1470 cơ sở sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp bao gồm các ngành khai thác chế biến than, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, lƣơng thực thực phẩm, may mặc. Có 3 khu công nghiệp tập trung là Cái Lân, Việt Hƣng và Hà Khánh, 4 cảng lớn là Cửa Dứa, Cái Lân, Hồng Gai, B12 và 11 cảng nhỏ.

Khai thác than đƣợc xem một thế mạnh của thành phố với nhiều mỏ lớn nhƣ Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, lƣợng than khai thác mỗi năm ƣớc đạt trên 10 triệu tấn. Gắn liền với các mỏ là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí các xí nghiệp vận tải và bến cảng. Hạ Long phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Nhà máy đóng tàu Hạ Long có thiết kế đóng tàu dƣới 53.000 tấn, nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh có tổng công suất 1.200 MW.

Ngƣ nghiệp là một thế mạnh với nhiều chủng loại hải sản, và yêu cầu tiêu thụ lớn, nhất là phục vụ cho khách du lịch và cho xuất khẩu. Thành phố đã và đang đóng mới nhiều tàu thuyền lớn để chuyển ra đánh bắt tuyến ngoài khơi.Hàng xuất khẩu chủ yếu là than và hải sản, hàng nhập khẩu là xăng dầu, máy mỏ, sắt thép, phƣơng tiện vận tải. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 160 triệu USD.

Năm 2018 thu ngân sách của thành phố là 36.802 tỷ đồng, và thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2018 là 6.120 USD/năm, bằng 2,5 lần so với cả nƣớc6.

Đánh giá:

Với vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội nhƣ trên, có thể thấy rằng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn sẽ gặp nhiều thách thức do lƣợng rác thải nhiều phát sinh từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ; việc thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt đảm bảo không tồn đọng gây mất cảnh quan khu vực là rất quan trọng.

3.1.2. Huyện Hoành Bồ

* Vị trí địa lý:

Hoành Bồ có vị trí độc đáo tiếp giáp với 3 thị xã và thành phố của tỉnh.Hoành Bồ có toạ độ địa lý: Kinh độ: Từ 106o50’ đến 107o15’ kinh độ đông. Vĩ độ: Từ 20o54’47’’ đến 21o15’ vĩ độ bắc.

Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và Sơn Động (Bắc Giang), phía Nam là vịnh Cửa Lục thuộc thành phố Hạ Long, phía đông giáp TP Cẩm phả, phía Tây giáp TP Uông Bí.

Hoành Bồ có quốc lộ 279 đã đƣợc nâng cấp chạy qua, đƣờng dẫn Cầu Bang nối liền với thành phố Hạ Long đang trong giai đoạn hoàn thành, liền kề với khu du lịch Hạ Long, các trung tâm khai thác than lớn của tỉnh và cả nƣớc là Hòn Gai, Uông Bí và Cẩm Phả. Do đó, Hoành Bồ đƣợc đánh giá nhƣ một huyện ngoại ô và vệ tinh của thành phố Hạ Long. Ví trí đó tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh giao lƣu kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực mà huyện có lợi thế nhƣ cung cấp thực phẩm, rau quả cho các khu công nghiệp, du lịch Hạ Long và các đô thị khác. Đồng thời Hoành Bồ cũng có khả năng phát triển thêm nhiều tuyến điểm du lịch bên cạnh di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Hoành Bồ có địa hình đa dạng với các địa hình: miền núi, trung du và đồng bằng ven biển, tạo ra một sự kết hợp giữa phát triển kinh tế miền núi, kinh tế trung du và kinh tế ven biển. Với diện tích rộng 843,7 km2

có 3/4 diện tích là đất rừng, phần lớn là rừng tự nhiên, xƣa có nhiều gỗ quý nhƣ lim, sến, táu, nhiều mây tre và cây dƣợc liệu, hƣơng liệu, trong đó có trầm hƣơng, ba kích. Năm 2017, tổng diện tích đất tự nhiên của Hoành Bồ là 84.355 ha.

* Các đơn vị hành chính:Gồm 1 thị trấn và 12 xã. - Thị trấn Trới.

- Các xã: Kỳ Thƣợng, Hoà Bình, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Vũ Oai, Thống Nhất, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dƣơng, Dân Chủ, Bằng Cả, Tân Dân.

* Thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật:

+ Năm 2017: đã trao quyết định chủ trƣơng đầu tƣ, ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tƣ, ghi nhớ tiến độ đầu tƣ và ký kết hợp tác đầu tƣ với 29 dự án (tổng mức đầu tƣ 5.500 tỷ đồng. Thành lập mới 44 doanh nghiệp, 8 hợp tác xã. Đƣa toàn bộ hoạt động giao dịch, cơ sơ dữ liệu, thủ tục hành chính liên quan đến công dân, tổ chức, doanh nghiệp [40]... vào thực hiện tại Trung tâm hành chính công huyện liên thông đến cấp xã; thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ gia đình tối đa còn 2 ngày, cấp giấy phếp xây dựng và đăng ký quyền sở hữu tài sản trong không quá 10 ngày.

+ Năm 2018: Tổng vốn đầu tƣ trên toàn địa bàn ƣớc tính 8.396 tỷ đồng (61% cùng kỳ, đạt 102,3% KH). Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt xấp xỉ 56 tỷ đồng (131,7% dự toán tỉnh giao) [40]

Đánh giá:

Với vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội nhƣ trên, có thể thấy rằng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn sẽ gặp nhiều thách thức do lƣợng rác thải nhiều phát sinh từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ; việc thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt đảm bảo không tồn đọng gây mất cảnh quan khu vực là rất quan trọng đặc biệt là các khu vực miền núi, xã vùng cao. Rác thải có thể không đƣợc thu gom gây nguy cơ môi trƣờng đến sông suối, ao hồ, nguồn nƣớc.

Hình 3.2. Vị trí huyện Hoành Bồ (nay thuộc TP Hạ Long) 3.1.3. Thành phố Cẩm Phả

* Vị trí địa lý

Thành phố Cẩm Phả nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có toạ độ địa lý: 20o54' - 21o13' độ vĩ bắc, 107o10' - 107o25' độ kinh đông; Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ (vùng vịnh thuộc Thành phố là vịnh Bái Tử Long), phía Đông giáp huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hoành Bồ và Thành phố Hạ Long; cách Hà Nội 180km, thành phố Hải Phòng 100km, thành phố Hạ Long 30km, thành phố Móng Cái 170km.

Thành phố Cẩm Phả đƣợc thành lập năm 2012 trên cơ sở vị trí ranh giới, diện tích tự nhiên và dân số hiện trạng của Thị xã Cẩm Phả. Thành phố Cẩm Phả có 16 đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực hạ long hoành bồ cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)