Nhận xét đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần lí luận văn học ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương cho học sinh​ (Trang 88 - 111)

Biểu đồ so sánh kết quả dạy học bài thực nghiệm với bài đối chứng

Bảng xếp loại kết quả trên cho thấy, kết quả dạy học thực nghiệm cao hơn bài dạy học đối chứng. Cụ thể kết quả thực nghiệm là: tỉ lệ khá giỏi là 72,5%, tỉ lệ bài đạt điểm trung bình là 25,0%, tỉ lệ bài đạt điểm yếu chỉ có 2,5%. Trong khi đó điểm của bài học đối chứng thì tỉ lệ khá giỏi là 57,5%, tỉ lệ bài đạt kết quả trung bình là 37,5%, tỉ lệ bài đạt điểm yếu là 5,0%.

0 10 20 30 40 50 60 70

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Series 1 Series 2 Column1

Đối sánh kết quả trên, ta thấy có sự chuyển biến rõ rệt giữa kết của của điểm bài học thực nghiệm với bài học đối chứng. Cụ thể là tỉ lệ khá giỏi của bài học thực nghiệm cao hơn so với bài học đối chứng là 15%, tỉ lệ trung bình của bài học thực nghiệm thấp hơn so với bài học đối chứng là 12,5%, tỉ lệ yếu của bài học thực nghiệm thấp hơn so với bài học đối chứng là 2,5%.

Từ kết quả trên, chúng ta thấy mặc dù kết quả điểm của bài học thực nghiệm còn có phần khiêm tốn tỉ lệ bài có điểm khá giỏi là 53,1%, tỉ lệ bài có điểm trung bình yếu là 46,9%. Tuy nhiên kết quả này cũng cho thấy được sự chuyển biến tích cực, đóng góp của luận văn trong việc nâng cao vận dụng kiến thức LLVH vào việc đọc - hiểu TPVC.

Kết quả trên cũng cho thấy những biện pháp, định hướng của luận văn đề xuất, có tính có tính khả thi, có hiệu quả tích cực. Đây là cơ sở quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học LLVH.

Tiểu kết

Để kiểm tra tính khả thi của luận văn, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sự phạm. Cụ thể ở đây chúng tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học, ở trường THPT Trực Ninh B, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Để kiểm tra cho mỗi bài học thực nghiệm chúng tôi chuẩn bị hệ thống câu hỏi với cả hai hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận. Nội dung, tính chất của những câu hỏi được chia thành nhiều loại: Câu hỏi kiểm tra sự nhận biết, câu hỏi kiểm tra sự thông hiểu, câu hỏi kiểm tra khả năng vận dụng của HS vào đọc - hiểu một TPVC cụ thể. Soạn những đề kiểm tra, chúng tôi chủ yếu tập trung vào yêu cầu HS vận dụng được những kiến thức LLVH vào việc đọc - hiểu một TPVC - nâng cao kĩ năng vận dụng.

GV phát phiếu học tập dưới dạng câu hỏi kiểm tra cho HS ngay sau khi bài học kết thúc (5-7 phút). GV thu bài chấm và thống kê kết quả. Ngoài ra kiểm tra bằng cách ra bài tập về nhà, yêu cầu HS viết bài nộp cho GV. GV thu bài, chấm và thống kê kết quả. Nhìn chung các GV đều cho rằng những biện pháp mà luận văn đề xuất đều có tính khả thi và phù hợp với yếu tố đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Vận dụng những biện pháp của luận văn đề xuất vào dạy học LLVH cho HS lớp 10 đã thực sự phát huy được tính chủ động, tích cực của người học, giờ học cả GV và HS đều thấy hứng thú, hiệu quả giờ học vì thế được nâng cao.

KẾT LUẬN

`1. Lâu nay trong nhận thức của đại bộ phận GV, phần LLVH chỉ là phần phụ trong chương trình Ngữ văn. Do đó việc dạy học phần này chỉ được thực hiện một cách rất đại khái, chưa được chú trọng đúng mức. Đây là một nhận thức rất sai lạc về vị trí, vai trò của LLVH đối với mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường THPT. LLVH vốn là một bộ môn khoa học về văn học. Đây là bộ môn gọi tên, hệ thống về các đặc trưng, bản chất, quy luật về văn học nên khi HS nắm được tri thức về LLVH sẽ chiếm lĩnh được TPVC chủ động, sáng tạo hơn. Tuy nhiên thực tế cho thấy có nhiều lúc, nhiều nơi tri thức LLVH đã bị biến thành những tri thức chết, những tri thức thuần túy lý thuyết khô khan mà quên rằng đó là những tri thức công cụ, phương tiện, là cơ sở giúp HS giải mã được vẻ đẹp tiềm ẩn sau lớp vỏ ngôn từ của TPVC. Hơn nữa việc dạy lí luận mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho HS mà coi nhẹ việc rèn luyện năng lực đọc - hiểu TPVC cho HS.

2. Đổi mới phương pháp dạy học văn là một vấn đề không mới nhưng lại là một đòi hỏi cấp thiết nhất trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học thực chất là chúng ta hình thành và phát huy ở người học, tính tích cực chủ động, sáng tạo trong chiếm lĩnh tri thức. Ở phần LLVH chính là nâng cao năng lực áp dụng kiến thức LLVH vào việc đọc - hiểu TPVC. Nếu phương pháp dạy học truyền thống, GV được coi là chủ thể, là trung tâm thì nay HS mới là trung tâm, chủ thể của hoạt động dạy học. Nhờ vậy tính chủ thể, tích cực, chủ động, sáng tạo của người học mới được phát huy. Dạy học LLVH chính là khâu cho các em những tri thức công cụ, làm cơ sở cho việc chiếm lĩnh, đọc - hiểu TPVC.

3. Xuất phát từ mục tiêu môn học, đặc thù của phần LLVH ở lớp 10, chúng tôi đi tìm hiểu những tri thức lí luận, khảo sát thực tiễn dạy học, từ đó đề ra những phương pháp nhằm nâng cao năng lực đọc - hiểu TPVC từ tri thức LLVH. Để đạt được hiệu quả cao trong dạy học phần LLVH thì việc kết hợp linh hoạt các

biện pháp, phương pháp, kết hợp khéo léo giữa tri thức lí thuyết và vận dụng thực tế là điều cần thiết. Tri thức về LLVH thường khô khan , trừu tượng khó nắm bắt, do đó trong dạy học GV cần có sự kết hợp giữa lý thuyết trừu tượng với ví dụ minh họa, giữa luận điểm khái quát với các TPVC cụ thể, có như thế mới giúp người học nâng cao được năng lực đọc - hiểu TPVC.

4. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự chuyển biến nhất định trong việc sử dụng những biện pháp mà luận văn đề xuất. Kết quả trên đã chứng tỏ HS hoàn toàn đủ khả năng lĩnh hội được những tri thức LLVH khái quát, trừu tượng, vận dụng được những tri thức LLVH vào việc đọc - hiểu TPVC. Điều này cũng đã góp phần khẳng định những đề xuất của luận văn có tính thực tiễn, và khả năng vận dụng để nâng cao năng lực đọc - hiểu TPVC không chỉ ở lớp 10 mà còn các khối lớp khác.

Do điều kiện về thời gian, do nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên những đề xuất của luận văn trên đây mới chỉ là bước khởi đầu cho một công việc đầy khó khăn cần được tiếp tục nghiên cứu và phát triển cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (2003), 105 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

2. Bùi Văn Ba (1990), Dạy học lí luận văn học như dạy văn, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (8).

3. Nguyễn Duy Bình (1983), Dạy văn - dạy cái hay cái đẹp, Nxb Giáo dục. 4. Hoàng Hữu Bội (2006), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục.

5. Phạm Minh Chánh (2015), Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học

sinh, http://www.phanminhchanh.infor.

6. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học TPVC trong nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam.

7. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb

ĐHKHXH, Hà Nội.

8. Nguyễn Đăng Điệp - Nguyễn Văn Tùng (2010), Thi pháp học ở Việt Nam,

Nxb Giáo dục.

9. Lê Bá Hán -Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2009), Từ điển

thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

10. Nguyễn Hải Hà - Lương Duy Trung (Chủ biên), Sách giáo viên 10, Nxb Giáo dục.

11. Nguyễn Thị Hạnh (2014), Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn Ngữ

văn của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam, Tạp chí

khoa học số 56.

12. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục.

13. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, Nxb khoa học xã hội.

14. Trần Bá Hoành (1994), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (1).

15. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách

giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm.

16. Nguyễn Thanh Hùng (1996), Cơ cấu chuyển vào trong và tư duy đồng đại, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (2).

17. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục. 18. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn, dạy văn, Nxb Giáo dục.

19. Nguyễn Thanh Hùng (2014), Kĩ năng đọc hiểu văn, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

20. Nguyễn Thanh Hùng, Sự tồn tại của phương pháp là cụ thể, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (8).

21. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở nhà trường phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội.

22. Nguyễn Sinh Huy (2005), Tiếp cận xu thế đổi mới PPGD trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (3).

23. Nguyễn Kỳ (1994), Thời đại và phương pháp giáo dục, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (7).

24. Phan Trọng Luận (1978), Con đường nâng cao hiệu quả dạy học văn, Nxb Giáo dục.

25. Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Phan Trọng Luận (1996), Học sinh - Bạn đọc sáng tạo - Con đường đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, Vụ giáo viên - Bộ Giáo

dục và Đào tạo

27. Phan Trọng Luận (2002), Văn học giáo dục thế kỉ XXI, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 28. Phan Trọng Luận - Trương Dĩnh (2008), Phương pháp dạy học văn, Nxb

29. Phan Trọng Luận - Nguyễn Thanh Hùng (2008), Phương pháp dạy học văn, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

30. Phan Trọng Luận - Trương Dĩnh - Nguyễn Thanh Hùng - Trần Thế Phiệt (2008), Phương pháp dạy học văn, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

31. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2006), Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục.

32. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2006), Ngữ văn - Sách giáo viên 10, Nxb Giáo dục.

33. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2007), Ngữ văn - Sách giáo viên 10, Nxb Giáo dục.

34. Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

35. Phương Lựu (2009), Phương pháp luận nghiên cứu văn học , Nxb ĐHSP. 36. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb ĐHQG,

Hà Nội.

37. Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam chân dung và phong cách, Nxb trẻ thành phố Hồ Chí Minh.

38. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà

văn, Nxb Giáo dục.

39. Trần Đình Sử (2009), Giáo trình Lí luận văn học, Nxb ĐHSP.

40. Nguyễn Huy Quát, Về hiện đại hóa PPDH trong nhà trường hiện nay, GD và TĐ, 26-8-2000.

41. Nguyễn Huy Quát - Hoàng Hữu Bội (2001), Một số vấn đề phương pháp dạy - học văn trong nhà trường, Nxb Giáo dục.

42. Nguyễn Huy Quát (2011), Nghiên cứu văn học và đổi mới phương pháp dạy

- học văn, Nxb Đại học Thái Nguyên

44. Trương Đức Thành (1992), Hiện trạng về đổi mới và dạy và học Văn, Tạp chí nghiên cứu giáo dục (8).

45. Phạm Toàn (2000), Công nghệ dạy văn, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

46. Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên (2002), Học và dạy cách học, Nxb ĐHSP. 47. Nguyễn Cảnh Toàn (1996), Phương pháp giáo dục tích cực - Bàn về học và

nghiên cứu khoa học, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục (9).

48. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ

vănTHPT, NXB Giáo dục.

49. Đỗ Ngọc Thống (2008 ), Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh - Nhìn từ

yêu cầu của PISA, Tạp chí Tia sáng tháng 12 (lấy từ http://tiasang.com.vn)

50. Đỗ Ngọc Thống (2009), Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh - nhìn từ yêu cầu của PISA, tạp chí Khoa học giáo dục số 40, (tháng 1/2009 )

51. Đỗ Ngọc Thống (06/2010), Trần Đình Sử và quan niệm về đọc - hiểu văn

bản trong nhà trường phổ thông Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ An.

52. Đỗ Ngọc Thống (2010), Đổi mới CT và SGK giáo dục phổ thông, tạp chí KHGD, số 62.

53. Đỗ Ngọc Thống (2011), Xây dựng CTGDPT theo hướng tiếp cận năng lực,

Tạp chí KHGD, số 68.

54. Đỗ Ngọc Thống (2012), Tài liệu chuyên văn - tập 2, Nxb Giáo dục. 55. Bích Thu (2003), Nam Cao về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

56. Nguyễn Quang Uẩn (2011), Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb ĐHSP. 57. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

PHỤ LỤC

Câu hỏi tra khảo sát đối với giáo viên và học sinh Câu hỏi điều tra khảo sát đối với giáo viên

+ Câu hỏi 1: Anh (chị) có hứng thú khi dạy bài học “Văn bản văn học không”? C.Có

D.Không

+ Câu hỏi 2: Khi dạy bài học “Văn bản văn học” anh (chị) giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức ở mức độ nào đến?

D.Nhận biết tri thức E.Thông hiểu

F.Vận dụng

+ Câu hỏi 3: Anh (chị) có hứng thú khi dạy bài học về “Nội dung và hình

thức của văn bản văn học” không?

A. Có B. Không

+ Câu hỏi 4: Khi dạy bài “Nội dung và hình thức của văn bản văn học” anh (chị) chú trọng vào việc:

A. Cung cấp kiến thức cơ bản.

B. Nâng cao năng lực vận dụng tri thức LLVH vào việc đọc - hiểu TPVC.

Câu hỏi tra khảo sát đối với học sinh

+ Câu hỏi 1: Anh (chị) có hứng thú khi học bài học “Văn bản văn học không”? B.Có

B. Không

E.Tầng ngôn từ, tầng hình tượng F.Tầng ngôn từ, tầng hàm nghĩa G.Tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa

H.Tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa

+ Câu hỏi 1: Em có hứng thú khi học bài học “Nội dung và hình thức cảu

văn bản văn học” không?

A. Có B. Không

+ Câu hỏi 2: Đề tài của tác phẩm “Lão Hạc” - Nam Cao và “Làng” -

Kim Lân là gì?

Ngày soạn: 15/4/2016

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

A. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

- Hiểu và bước đầu biết vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức khi phân tích văn bản văn học.

- Thấy rõ mối quan hệ của nội dung và hình thức trong văn bản văn học.

B. Phương tiện dạy học

- SGK, SGV - Bài soạn

C. Cách thức tiến hành

Tiến hành giờ dạy theo phương pháp kết hợp các hình thức: trao đổi thảo luận, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức: Sĩ số… vắng…

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Thế nào là văn bản văn học?

3. Bài mới

Dẫn vào bài:

HS đọc phần I- SGK

GV định hướng: Văn bản văn học không thể tách biệt nội dung khỏi hình thức, hay hình thức khỏi nội dung. Nội dung chỉ có thể thể hiện trong hình thức và hình thức là hình thức của một nội dung nào đó. Nhưng chúng ta cần phân chia 2 khái niệm này để có thể đi sâu vào từng lớp của văn bản, cũng như để hiểu dần mối quan hệ giữa nhà văn và cuộc sống…

Khái niệm nội dung bao gồm những gì?

Vậy thế nào là đề tài?

Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào cùng đề tài về người nông dân:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần lí luận văn học ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương cho học sinh​ (Trang 88 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)