a. Hệ thống câu hỏi gợi dẫn và hoạt động bài “Văn bản văn học” Hoạt động 1: Vượt qua thử thách
Gợi dẫn 1: Trong những văn bản sau đây văn bản nào thuộc loại văn bản
văn học, văn bản nào thuộc loại văn bản phi văn học? Vì sao?
Chiếu dời đô (1), Hịch tướng sĩ (2), Bến quê (3), Sang thu (4), Tôi và chúng ta (5), Thông tin về Trái Đất năm 2000 (6), Báo cáo chính trị của BTHTW Đảng cộng sản Việt Nam (7), Động Phong Nha (8).
Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu chí của văn bản văn học
Gợi dẫn 2: Văn bản Lão Hạc của Nam Cao và Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương có nội dung gì? Từ những ví dụ ta vừa phân tích em có thể rút ra tiêu chí nào của VBVH?
Gợi dẫn 3: Em có nhận xét gì về ngôn từ hai câu thơ sau:
Con đi trăm núi ngàn khe,
Chẳng bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Bầm ơi- Tố Hữu)
Và
Bây giờ mận mới hỏi đào, Vườn hồng đã có ai vào hay chưa.
Mận hỏi thì đào xin thưa, Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
(Ca dao)
Từ đó rút ra tiêu chí nào của VBVH?
Gợi dẫn 4: Em hãy xác định thể loại của các văn bản sau: Chiếu dời đô, Hịch
tướng sĩ, Cảnh ngày hè, Truyện Kiều.Từ đó rút ra tiêu chí nào của VBVH?
Gợi dẫn 5: Văn bản văn học bao gồm những tiêu chí nào? Hãy sơ đồ hóa? Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc văn bản văn học
Gợi dẫn 6: Em có nhận xét gì về ngôn từ trong ví dụ:
Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đâu nghênh nghênh.
( Lượm - Tố Hữu)
Gợi dẫn 7: Tầng ngôn từ biểu hiện ở những khía cạnh nào? Ví dụ? Gợi dẫn 8:
Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bốn câu ca dao viết về loại hoa nào? Hình tượng ấy giúp em liên tưởng tới điều gì? Qua việc phân tích ví dụ, em hiểu gì về hình tượng VBVH?
Gợi dẫn 9: Ý nghĩa hình tượng “hoa sen” trong bài ca dao trên? Từ đó
em hiểu như thế nào về tầng hàm nghĩa của VBVH?
Gợi dẫn 10: Cấu trúc VBVH bao gồm những yếu tố nào? Sơ đồhóa? Hoạt động 4: Từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học
Gợi dẫn 11: Khi nào thì một VBVH trở thành một TPVH sống động? Người đọc phải đọc VBVH như thế nào mới có ích, có ý nghĩa?
Hoạt động 5: Luyện tập 1. Bài tập 1
Yêu cầu: HS đọc nhiều lần bài thơ “Nơi dựa” (Nguyễn Đình Thi); suy nghĩ để trả lời 2 câu hỏi; chủ yếu là câu b - tìm tầng hàm nghĩa. Trình bày cách hiểu của bản than.
2. Bài tập 2 Yêu cầu:
Đọc - hiểu ba tầng ý nghĩa của bài thơ “Thời gian” (Cam Cao): - HS viết thành bài trong vở bài tập.
- GV chữa ở tiết tiếp theo.
3. Bài tập 3
Yêu cầu: Cách làm như bài tập 2. Đọc - hiểu bài thơ Mình và ta của Chế
Lan Viên.
Hoạt động 6: Củng cố và dặn dò
- Đóng vai một nhà văn, một nhà thơ mà em thích sau đó nói về nội dung, ý nghĩa một TPVH của chính bản thân nhà văn, nhà thơ đó (nhập vai)
- Đọc diễn cảm một bài thơ em thích và phân tích theo cấu trúc ba tầng của VBVH.
Chuẩn bị bài: Thực hành các phép tu từ, phép điệp và phép đối.
b. Hệ thống câu hỏi gợi dẫn, hoạt động bài “Nội dung và hình thức
của văn bản văn học”
Hoạt động 1: Vượt qua thử thách
Gợi dẫn 1: Kể tên các yếu tố thuộc nội dung và hình thức của VBVH? Hoạt động 2: Tìm hiểu các khái niệm thuộc nội dung của VBVH Gợi dẫn 2: Em hiểu như thế nào về đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng
nghệ thuật? Lấy ví dụ minh họa trong cácTPVC, qua đó làm sáng tỏ khái niệm đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật?(lưu ý lấy ví dụ cả ở phần thơ và văn xuôi).
Bài tập nhanh: Xác định nội dung tư tưởng thẩm mĩ của bài thơ Ông đồ -
Vũ Đình Liên qua các yếu tố: đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật?
Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm thuộc hình thức của văn bản văn học
Gợi dẫn 3: Em hiểu như thế nào về ngôn từ, kết cấu, thể loại của VBVH?
Ví dụ minh họa? Bài tập nhanh:
- Phân tích ngôn từ nghệ thuật trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
(Truyện Kiều - Nguyễn Du).
- Phân tích kết cấu truyện ngắn Lão Hạc - Nam Cao.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức VBVH
Gợi dẫn 4: Trong một văn bản văn học, nội dung và hình thức có ý nghĩa
quan trọng như thế nào?
Các khái niệm nào thường được coi thuộc về nội dung và các khái niệm nào thường được coi thuộc về hình thức của một văn bản? Hãy thể hiện bằng sơ đồ hóa?
Hoạt động 5: Luyện tập 1. Bài tập 1:
Yêu cầu: So sánh đề tài của hai văn bản văn học Tắt đèn của Ngô Tất Tố
và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan.
2. Bài tập 2
Yêu cầu: Phân tích tư tưởng bài thơ Mẹ và Quả của Nguyễn Khoa Điềm.
Hoạt động 6: Củng cố và dặn dò
Chia nhóm và phân công chuẩn bị cho hoạt động liên môn:
- Đóng vai một nhà văn, một nhà thơ mà em thích sau đó nói về các khái niệm thuộc nội dung hoặc các khái niệm thuộc hình thức của VBH gắn với một TPVH cụ thể của chính bản thân nhà văn, nhà thơ đó (nhập vai).
- Đọc diễn cảm một bài thơ em thích và phân tích vai trò của yếu tố nội dung và hình thức trong bài thơ đó.
Chuẩn bị bài: Các thao tác nghị luận.
2.1.3. Sử dụng ngữ liệu tiêu biểu làm cho các tri thức lí luận hiện lên sống động
LLVH có tính chất của một môn lí thuyết. Vì vậy, để những kiến thức đó không quá xơ cứng và khô khan, khó hiểu, xa lạ với HS, GV cần đưa ví dụ vào để tiết học thêm sinh động, cuốn hút. Hãy để HS tự lĩnh hội nội dung của vấn đề thông qua việc phân tích ví dụ. GV chỉ nên định hướng, gợi dẫn.
Đưa ra dẫn chứng là cách người ta đưa các tài liệu, các sự kiện ra làm bằng cớ nhằm thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Còn phân tích là
“phân chia, thực sự hay bằng tưởng tượng, một đối tượng nhận thức ra thành các yếu tố, trái với tổng hợp”[51, tr.772].
Trong giờ học bài LLVH, đưa dẫn chứng và phân tích các TPVC cụ thể không chỉ giúp GV hình thành tri thức lí luận mà còn cũng cố, khắc sâu những kiến thức về TPVC đã được học trò học. Nhờ có thao tác này mà giờ học đỡ khô khan hơn nữa làm cho tri thức lí luận hiện lên sống động. Với nhiệm vụ giúp người học lĩnh hội tri thức trong bài LLVH nên việc đưa ra dẫn chứng và phân tích dẫn chứng không phải là một việc làm tùy theo cảm hứng nên người GV nên chú ý một số yêu cầu sau:
- Xuất phát từ tri thức lí luận cần được hình thành mà lựa chọn dẫn chứng phù hợp. Nghĩa là dẫn chứng đưa ra phải chính xác, rõ ràng, tiêu biểu, toàn diện, sát hợp với bài học.
- Sắp xếp dẫn chứng theo một trình tự phù hợp.
- Phân tích dẫn chứng hướng vào làm rõ tri thức của bài học tránh mất thời gian, lan man không cần thiết.
Ví dụ: Dạy bài “Nội dung và hình thức của văn bản văn học” GV định hướng cho HS đưa ra dẫn chứng và phân tích dẫn chứng nhằm hình thành khái niệm đề tài như sau:
Đưa ra dẫn chứng và phân tích dẫn chứng: Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao. HS có thể thảo luận, tranh luận và đưa ra được các ý sau:
- Tác phẩm Lão Hạc đề cập đến đề tài cuộc sống bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Bi kịch đầu tiên của Lão Hạc là đám cưới bất thành của đứa con trai do quá nghèo. Không lấy được vợ, con trai lão phẫn chí mà bỏ đi. Đứa con ra đi bỏ lại mình lão cùng sự ốm yếu và nỗi cô đơn, chỉ có con chó vàng bầu bạn. Nhưng trong tình cảnh quẫn bách. Lão cũng phải đứt ruột bán đi con chó mà lão gọi là
đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Bi kịch lớn nhất trong
cuộc đời của lão có lẽ là lão phải từ giã cõi đời để giữ lấy nhân phẩm tốt đẹp của mình trong khi lão còn rất muốn sống.
Rõ ràng đưa ra dẫn chứng là cần thiết đối với bài học về LLVH nhưng sẽ tốt hơn nếu dẫn chứng đó được phân tích làm rõ. Thông qua việc đưa ra dẫn chứng và phân tích dẫn chứng tri thức LLVH vốn khô khan, trừu tượng sẽ được hiện lên sinh động, cụ thể. Đây là cơ sở thuận lợi cho người học chiếm lĩnh tri thức LLVH.