Vận dụng lí thuyết về nội dung và hình thức củaVBVH vào đọc hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần lí luận văn học ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương cho học sinh​ (Trang 67)

TPVC

a. Vận dụng các khái niệm về nội dung của VBVH

Nói đến nội dung của VBVH là nói đến các yếu tố: đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật trong đó:

- Đề tài: Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

- Chủ đề: Là vấn đề cơ bản nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

- Tư tưởng: Là sự lí giải đối với chủ đề nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại đối với người đọc.

- Cảm hứng nghệ thuật: là nội dung chủ đạo của văn bản, là tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản.

Nắm được chắc cái khái niệm đó thì việc chiếm lĩnh TPVC của HS sẽ trở lên dễ dàng hơn rất nhiều, không nắm được những khái niệm cơ bản này HS sẽ không thể nào xác định đúng đề tài của tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao để từ đó có những cái nhìn đúng đắn về tác phẩm, đi sâu tìm hiểu nó. Nhờ những tri thức LLVH này mà các em có HS xác định được chủ đề của tác phẩm “Bến quê” - Nguyễn Minh Châu một cách chính xác: khả năng tự nhận thức bản thân của con người.

Tương tự như vậy, HS sẽ xác định được tư tưởng của tác phẩm “Bến quê” đó là: Niềm cảm thông sâu sắc với sự xám hối muộn mằn của mỗi đời người (đến khi sắp chết người ta mới biết mình là ai, ai tốt với mình,… và sự bất cập giữ các thế hệ, cho dù là quan hệ ruột thịt như cha con…). Nhân vật chính của truyện là Nhĩ rơi vào một hoàn cảnh đặc biệt là bị liệt toàn thân. Căn bệnh hiểm nghèo ấy khiến anh hầu như không thể tự di chuyển, dù chỉ là nhúc nhích đôi chút trên giường. Mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác, mà chủ yếu là chị Liên, vợ anh. Vào một buổi sáng, Nhĩ muốn nhích người đến gần bên cửa sổ. Anh phải nhờ đám trẻ hàng xóm giúp đỡ. Tình huống nghịch lí ấy lại dẫn đến một tình huống thứ hai trong truyện cũng không kém phần nghịch lí: Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhưng anh biết rằng mình sẽ không bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần. Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình điều khao khát đó, nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi phá cờ thế trên hè phố và có thể sẽ để lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lí như trên, tác giả muốn người đọc lưu ý đến một vấn đề của cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài dự định, ước muốn và cả những tính toán cố sẵn. Nhưng ý nghĩa của tình huống trong truyện Bến quê không dừng ở dó mà nó còn mồ ra

một nội dung triêt lí mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời người, qua suy ngẫm của nhân vật Nhĩ: Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình… Cũng như sự giàu có lẫn vẻ đẹp gần gũi của bãi bồi bên kia sông hay phẩm chất của người vợ tần tảo, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới thấu hiểu và cảm nhận thấm thía. Cũng trên cơ sở đó HS xác định được cảm hứng nghệ thuật trong Bến quê: là thái độ điềm tĩnh trước những biến thiên của cuộc

đời, là cảm nhận bất lực đáng sợ của con người khi bị rơi vào tình trạng lực bất tòng tâm.

Rõ ràng tri thức LLVH là công cụ vô cùng quan trọng giúp HS có thể chiếm lĩnh được các TPVC một cách hiệu quả, nâng cao năng lực đọc - hiểu TPVC của các em. Ngược lại, các TPVC là các minh chứng rõ nét làm cho các tri thức LLVH hiện lên sống động không như bản chất khô khan, trừu tượng của nó.

b. Vận dụng các khái niệm về hình thức của VBVH

Nói đến các khái niệm về hình thức của VBVH là nói đến các khái niệm về: ngôn từ, kết cấu, thể loại. Trong đó:

Ngôn từ: Là vật liệu, công cụ, lớp vỏ đầu tiên của TPVH. Là từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, giọng điệu của nhà văn trong tác phẩm.

Kết cấu: Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, chặt chẽ, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.

Thể loại: Là những nguyên tắc tổ chức hình thức văn bản phù hợp với nội dung.

Bất kì một TPVC nào cũng bao gồm các yếu tố trên. Muốn chiếm lĩnh được TPVC không còn cách nào khác HS phải nắm chắc kiến thức lí luận về các yếu tố đó, rồi đi sâu tìm hiểu khám phá giá trị của tác phẩm. Ví như trong đoạn

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi đời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? …” Nam Cao đã sử dụng ngòi bút vô

cùng tinh tế. Lời kể của tác giả xen lẫn những lời bình hóm hỉnh: Có hề gì? Thế

cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai… và vừa kể chuyện vừa lắng

vào nội tâm nhân vật, nói giùm suy nghĩ của Chí Phèo mà nghe như lời nói trực tiếp: Tức thật!… Tức thật!…Tức chết đi được mất. Chí Phèo tức vì chửi một mình thì chẳng khác gì đấm bị bông. Chẳng ai chửi lại để có cớ mà trút cơn giận cho hả. Thế là mồm mình chửi, tai mình nghe. Không còn gì vô duyên bằng! Cái tài của Nam Cao là chỉ trong một đoạn văn ngắn mà ông đã sử dụng rất nhiều giọng văn: lời kể của tác giả, lời nói của nhân vật và ngôn ngữ nội tâm nhân vật, lời tác giả bình, lời tác giả nói hộ người làng… cùng nhiều loại câu khác nhau như câu kể, câu cảm, câu hỏi

Việc nắm vững các tri thức LLVH sẽ góp phần nâng cao năng lực đọc - hiểu TPVC. Khả năng vận dụng tri thức LLVH vào đọc - hiểu của mỗi HS là khác nhau, vì vậy để nâng cao năng lực đọc - hiểu TPVC các em cần không ngừng trau dồi tri thức LLVH. Ví như để phân tích được kết cấu của một tác phẩm thì HS phải nắm được các tri thức về LLVH: thế nào là kết cấu, có những loại kết cấu nào… Hay để phân tích được thể loại của một tác phẩm thì ta lại phải nhớ lại tri thức LLVH: thế nào là thể loại, có những thể loại văn học nào… Và ngược lại các tri thức LLVH hiện lên rõ nét không ở đâu bằng trong TPVC. Ví như dựa vào kiến thức LLVH HS có thể xác định nhanh được kết cấu trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, Hoàng Lê nhất thống chí kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu của bài thơ Ông đồ là kết cấu đầu cuối tương ứng…

Tiểu kết:

Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn luận văn đã đề ra hai nhóm giải pháp, tương đương hai nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần LLVH ở

lớp 10 theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu văn chương. Ở nhóm giải pháp

văn đã đề ra 5 giải pháp cơ bản. Để các biện pháp này đạt được hiệu quả trong giờ học đòi hỏi phải có sự kết hợp cả 5 biện pháp dưới vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV và vai trò chủ thể tích cực chiếm lĩnh tri thức của HS. Ngoài ra việc kiểm tra, đánh giá cũng rất quan trọng, vì vậy đề kiểm tra đánh giá phải được thiết kế theo đúng định hướng phát triển năng lực đọc - hiểu TPVC cho HS (được trình bày ở phụ lục).

Ở nhóm giải pháp thứ hai luận văn đã đề ra hai nhóm giải pháp: vận dụng tri thức LLVH về cấu trúc VBVH theo hướng phát triển năng lực đọc - hiểu

TPVC cho HS và vận dụng tri thức LLVH về nội dung và hình thức VBVH theo hướng phát triển năng lực đọc - hiểu TPVC cho HS. Hai nhóm biện pháp này được xây dựng trên nội dung cụ thể của hai bài học về LLVH trong chương trình SGK Ngữ văn 10.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

- Thông qua thực nghiệm, chúng tôi nhằm kiểm định, khẳng định tính khả thi mà luận văn đề xuất.

- Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phần LLVH trong chương trình SGK Ngữ văn 10, kết hợp lí luận với thực tiễn.

- Thông qua thực nghiệm sư phạm để rút ra những kết luận chính xác và sát thực.

3.2. Phương pháp thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi có sử dụng các phương pháp sau:

-Phương pháp quan sát sư phạm:

Phương pháp này được vận dụng để quan sát trực tiếp các hoạt động dạy học được sử dụng trong các tiết học.

-Phương pháp thực nghiệm thăm dò:

Phương pháp này được vận dụng đánh giá năng lực đọc - hiểu của HS trước và sau khi tiến hành dạy học thực nghiệm. Thực nghiệm thăm dò được tiến hành thông qua phiếu học tập, được phát ra cho cả hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

-Phương pháp thực nghiệm dạy học:

Phương pháp này được sử dụng trực tiếp trong toàn bộ quá trình dạy học ở lớp thực nghiệm. Thực nghiệm dạy học được tiến hành thông qua giáo án thực nghiệm và đối tượng là lớp thực nghiệm.

-Phương pháp thống kê - so sánh:

Phương pháp này được sử dụng để thống kê kết quả thu được ở phiếu học tập của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau đó so sánh những kết quả đó

để rút ra kết luận.

3.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 3.3.1. Đối tượng thực nghiệm 3.3.1. Đối tượng thực nghiệm

Thực nghiệm hướng tới đối tượng là 2 lớp 10 của trường THPT Trực Ninh B thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Nam Định. Hai lớp 10 được chọn này có chất lượng tương đương nhau, một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng.

3.3.2. Địa bàn thực nghiệm

Địa bàn thực nghiệm là trường THPT Trực Ninh B thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Địa bàn thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Sĩ số Giáo viên Lớp Sĩ số Giáo viên

Trường THPT Trực Ninh B

10A 40 Trần Quốc Tuấn 10B 40 Nguyễn Minh Tiệp

3.4. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm trên các nội dung sau:

- Thăm dò sự học tập, nắm bắt tri thức LLVH của HS.

- Dạy học thực nghiệm đối chứng giữa lớp dạy học bình thường với các lớp thực nghiệm nhằm khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của giờ dạy học LLVH ở chương trình SGK Ngữ văn 10 theo hướng đề xuất của luận văn.

Thực nghiệm tôn trọng và tuân theo phân phối chương trình, nội dung SGK hiện hành. Giáo án được thiết kế tương ứng với một tiết dạy ở trường THPT theo quy định của chương trình; đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cơ bản cần trang bị cho HS đại trà và HS khá, giỏi ở trường THPT.

Thời gian tiến hành thực nghiệm từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2016 (học kì II năm học 2015 - 2016). Kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình môn Ngữ văn 10 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, theo thời khoá biểu và kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

Thiết kế thực nghiệm bài “Nội dung và hình thức của văn bản văn học NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

(Tiết 94 - 95) A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được các khái niệm của nội dung và hình thức của văn bản văn học. - Thấy rõ mối quan hệ của nội dung và hình thức trong văn bản văn học.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng những kiến thức về nội dung và hình thức của văn bản văn học trong đọc - hiểu TPVC.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích và thẩm định các giá trị về nội dung và hình thức của văn bản văn học.

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng những kiến thức và kĩ năng về nội dung và hình thức của văn bản văn học trong tìm hiểu, phân tích TPVC.

Năng lực: Phát triển cho HS các năng lực: đọc - hiểu, thuyết trình, hoạt

động nhóm, tự học…

Trọng tâm bài học: Các khái niệm thuộc nội dung và hình thức của

VBVH: đề tài, chủ đề, ngôn từ, kết cấu…

B. Phương tiện dạy học 1. Phương tiện dạy học

- SGK, SGV, sách tham khảo (150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Nxb Giáo dục 1997; Lí luận văn học, Phương Lựu (Chủ biên), Nxb Giáo dục Hà Nội, 2006))…

- Thiết kế bài dạy học.

2. Phương pháp dạy học

Phương pháp: đọc - hiểu, gợi tìm, pháp vấn, thuyết giảng…kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác.

3. Hình thức tổ chức dạy học

Theo lớp, nhóm, cá nhân tự học…

C. Hướng dẫn HS tự học trước giờ học bài LLVH

- Đọc kĩ các kiến thức và câu hỏi trong SGK. Đánh dấu những chỗ khó hiểu, còn vướng mắc cần được GV giải thích thêm.

- Đọc thêm các tài liệu tham khảo cần thiết để hiểu hơn về văn bản văn học và các tầng cấu trúc của nó.

- Soạn bài, ngoài trả lời câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài trong SGK, các em có thể làm rõ các câu hỏi của theo định hướng của GV.

D. Tiến trình bài học

1. Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ

Kiểm tra kết quả chuẩn bị bài của của HS, nhất là những nội dung theo định hướng của GV.

Hoạt động 1: Vượt qua thử thách

Gợi dẫn 1: Kể tên các yếu tố thuộc nội dung và hình thức của VBVH?

Mục đích: Đây là hoạt động khởi động trải nghiệm, giúp cho các em năng

động, hứng thú hơn khi bắt đầu vào bài học…

Thời gian: 3-5 phút HS trả lời:

- Các yếu tố thuộc nội dung của VBVH: Đề tài, chủ để, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật.

- Các yếu tố thuộc hình thức của VBVH: Ngôn từ, kết cấu, thể loại.

2. Vào bài mới

Ca dao Việt Nam có những câu nói đặc sắc về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức: “Trông mặt mà bắt hình dong. Con lợn có béo thì lòng mới ngon”. Hay “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Và “Đất rắn trồng cây khẳng khiu. Những người thô tục nói điều phàm phu”. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VBVH cũng là mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời nhau. Nội dung được hiện thực hóa bằng một hình thức cụ thể và hình thức phải biểu hiện một nội dung nhất định. Vậy nội dung, hình thức VBVH bao gồm những yếu tố nào, mối quan hệ giữa chúng ra sao… chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các khái niệm thuộc nội dung của VBVH Gợi dẫn 2: Em hiểu như thế nào về đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng

nghệ thuật? Lấy ví dụ minh họa trong cácTPVC, qua đó làm sáng tỏ khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần lí luận văn học ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương cho học sinh​ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)