Vận dụng lí thuyết về cấu trúc VBVH vào đọc hiểu TPVC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần lí luận văn học ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương cho học sinh​ (Trang 60 - 67)

Nếu như chưa được bạn đọc tiếp nhận, VBVH cũng chỉ là những kí hiệu ngôn ngữ, những con chữ tồn tại trên trang giấy “Chỉ có thông qua việc đọc, hệ

thống kí hiệu đó mới hiện lên trong tâm trí người đọc những sự việc, những hình tượng nhân vật, những suy nghĩ vui buồn của con người và cuộc đời” [33, tr.120]

khi đó văn bản văn học mới trở thành một TPVC thực thụ. Tác phẩm văn học là bức tranh phản ánh cuộc sống bằng chất liệu ngôn từ được nhà văn sáng tạo và gửi gắm suy tư của mình về xã hội và cuộc đời. VBVH cơ bản có cấu trúc gồm ba tầng: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. Do đó, muốn hiểu được VBVH, bạn đọc phải hiểu, giải mã được hệ thống kí hiệu ngôn từ mà nhà văn sử dụng trong tác phẩm. Tầng ngôn từ là tầng thứ nhất của cấu trúc văn bản, bạn đọc muốn chiếm lĩnh giá trị tiềm ẩn trong TPVH không thể không vượt qua hàng rào ngôn từ.

Theo lí thuyết tiếp nhận, đọc là khâu bắt buộc trong tiếp nhận TPVC của bạn đọc. Nhưng nếu đọc mà không hiểu thì việc đọc cũng chỉ là hoạt động mất công vô ích. Thực tế tiếp nhận văn học bạn đọc - nhất là HS thường gặp khó khăn khi vượt qua hàng rào ngôn từ như các điển tích điển cố, từ cổ, từ Hán Việt, từ địa phương… Vì vậy, để chiếm lĩnh được TPVC, GV phải giúp HS vượt qua những thử thách vừa nêu trên.

Để giờ đọc - hiểu TPVC có hiệu quả, trước hết GV yêu cầu HS đọc kĩ phần chú giải phía cuối SGK ở nhà và đến lớp GV kiểm tra để nhận biết kết quả tự học của HS đồng thời có tác dụng kích thích tinh thần tự giác của các em. Bên cạnh đó GV yêu cầu HS nắm chắc những từ ngữ then chốt, quan trọng để có thể hiểu thấu đáo tác phẩm.

Ví dụ khi đọc - hiểu bài thơ“Quốc tộ” (Vận nước) - Đỗ Pháp Thuận có từ

“vô vi” là từ quan trọng. Vì vậy, bên cạnh việc chuẩn bị ở nhà của các em, GV

phải giải thích rõ cho HS cái cốt yếu của khái niệm này: Vô vi nghĩa đen là “không làm gì”. Khái niệm vô vi được nhiều trường phái triết học, tôn giáo sử

dụng. Vô vi là thuật ngữ trong sách Đạo đức kinh của Lão Tử nhằm chỉ một thái độ sống thuận theo tự nhiên, không làm trái tự nhiên. Trong bài thơ này, vô vi

còn được hiểu theo nghĩa của Nho giáo. Thiên Vệ Linh công sách Luận ngữ của Khổng Tử có câu: “Vô vi nhi trị giả, kì Thuấn dã dư?” (Vô vi mà thịnh trị, đó là vua Thuấn chăng?). Chu Hi chú giải ý nghĩa này như sau: “Vô vi mà thịnh trị là

bậc thánh nhân có đức thịnh nên cảm hóa được nhân dân, không phải làm gì hơn”. Khi hiểu rõ được khái niệm này sẽ là cơ sở để đi sâu phân tích, khám phá

toàn bộ bài thơ.

Đối với từ cổ, từ Hán Việt ngoài yêu cầu HS đọc kĩ phần chú giải trong SGK, GV trợ giúp các em làm sáng tỏ. Giải thích, phân tích kĩ các ngôn từ nhất là từ Việt cổ và từ Hán Việt chính là cách làm rất hữu hiệu rút gần khoảng cách thẩm mỹ của TPVC với HS phổ thông.

b. Vận dụng tri thức về tầng hình tượng của VBVH

Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng (tùy quy mô văn bản: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài,… và tùy thể loại: tự sự, trữ tình, kịch…) mà có sự khác nhau.

Ví như với bài đọc - hiểu tác phẩm truyện yếu tố đầu tiên chúng ta phải hướng dẫn người đọc hiểu được bối cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.Đây là cơ sở, tiền đề quan trọng để khai thác chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm. Ví như truyện Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người - cụ thể ở đây là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đặc biệt tình là tình cảm của ông Sáu - người cha cán bộ cách mạng đối với đứa

con gái nhỏ - Bé Thu thật sâu sắc và cảm động. Hiểu được hoàn cảnh ra đời tác phẩm sẽ là cơ sở quan trọng đi sâu khám phá tác phẩm một cách sâu sắc.

Nếu tác phẩm trữ tình gắn liền với diễn biến cảm xúc của nhân vật trữ tình (cũng có thể là tác giả) thì truyện ngắn gắn liền với cốt truyện. Các biến cố, các tình tiết, sự kiện trong tác phẩm cũng chỉ nhằm phục vụ cho sự vận động phát triển và kết thúc của truyện. Trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn

Quang Sáng mỗi HS có thể lựa chọn tóm tắt khác nhau nhưng phải thể hiện được cốt truyện như sau: Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Ông Sáu là một người cha hi sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt.Vì cuộc chiến đấu chung của dân tộc, ông Sáu đã mang vết sẹo trên mặt, đã hi sinh cả vẻ đẹp của một thời trai trẻ. Đấy là nỗi đau thể xác. Mấy ngày về thăm nhà, ông lại phải trải qua nỗi đau về tinh thần: đứa con gái duy nhất ông hằng mong nhớ, không chịu nhận ông là cha, không một lời gọi “ba”. Cho đến phút cuối cùng trước lúc chia tay, ông mới được hưởng hạnh phúc của người cha. Nhưng phút ấy ngắn ngủi quá.Để rồi cuối cùng ông vĩnh viễn phải xa con. Ông đã ngã xuống lặng thầm mà không một lời trăng trối, không một nấm mồ, không bia mộ…

Khám phá chiều sâu tư tưởng nghệ thuật nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, chúng ta phải chú ý khai thác các khía cạnh như người kể chuyện, nghệ thuật, giọng điệu… Trong tác phẩm Chiếc lược ngà cũng chính các yếu tố này làm nên sự thành công của truyện ngắn.

- Ngôi kể: Tác giả đã kể chuyện từ nhân vật “Tôi”- một người chứng kiến câu chuyện. Ngôi kể này đã tạo được một giọng điệu kể chuyện thủ thỉ, gợi cảm giác chân thực và gần gũi với người đọc. Khi cần có thể bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ đối với sự kiện và nhân vật.

Truyện Chiếc lược ngà khá tiêu biểu cho những đặc điểm trong nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Là một nhà văn Nam Bộ, rất am hiểu và gắn bó với mảnh đất ấy, Nguyễn Quang Sáng hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hoà bình.

Một trong những điểm tạo nên sức hấp dẫn của truyện là tác giả đã xây dựng được một cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ tự nhiên nhưng hợp lí: Bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu về phép thăm nhà, rồi lại biểu lộ những tình cảm thật nồng nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay. Sự bất ngờ càng gây được hứng thú cho người đọc khi hiểu được tính hợp lí của các sự việc, hành động bề ngoài có vẻ mâu thuẫn. Ở phần sau của truyện, tác giả còn tạo thêm một bất ngờ nữa, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể chuyện với Thu, bấy giờ đã thành một cô giao liên dũng cảm, trong một lần ông cùng một đoàn cán bộ đi theo đường dây giao liên, vượt qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười.

Một yếu tố nghệ thuật nữa góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn này là việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục.

+ Truyện được trần thuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện: “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và

xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén

trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” “ như vỡ tung ra từ đáy lòng nó”. Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho ông “

+ Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe. (VD : trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy, “cây lược ngà chưa chải được mái tóc của con,

nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”).

Qua việc làm rõ các khía cạnh trên thì HS có thể rút ra hình tượng tác phẩm dễ dàng hơn, làm tiền đề cho việc chiếm lĩnh tầng hàm nghĩa của tác phẩm

c. Vận dụng tri thức về tầng hàm nghĩa của VBVH

Nhờ vượt qua lớp vỏ ngôn từ mà hình tượng trong tác phẩm văn học được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, việc gọi tên được hình tượng vẫn chưa phải là khâu kết thúc của một quá trình tiếp nhận văn học bởi điều quan trọng của tiếp nhận là ở chỗ khám phá ra được ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của TPVC. GV hướng dẫn HS chiếm lĩnh tầng ý nghĩa này bằng việc sử dụng nêu câu hỏi và thảo luận trả lời câu hỏi.

Ví như trong bài Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương, HS phải chỉ ra được thân phận và phẩm giá của người phụ nữ trong xã hội xưa. GV có thể hướng dẫn HS chiếm lĩnh tầng hàm nghĩa của tác phẩm thông qua câu hỏi sau: Thông qua

hình ảnh bánh trôi nước em hiểu như thế nào về thân phận và phẩm giá của người phụ nữ trong xã hội xưa? Tài năng nghệ thuật Hồ Xuân Hương được thể hiện như thế nào? HS có thể thảo luận và trả lời:

Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc bánh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương

đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm ưới nước non

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, số phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Ở đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm của chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng

chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ “vừa… lại” vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.

Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc “ba chìm bảy nổi”, nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh

“vừatrắng vừa tròn” tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của

người phụ nữ. Cụm từ “với nước non” đi kèm theo hình ảnh “bảy nổi ba chìm” như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời

người phụ nữ như vậy?

Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” ở đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ “Mặc dù… mà

em vẫn giữ…” chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng

cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ “mà” là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. Ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần lí luận văn học ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương cho học sinh​ (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)