Tăng cường cho học sinh thảo luận, hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần lí luận văn học ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương cho học sinh​ (Trang 56 - 58)

Hoạt động nhóm là một hình thức, phương pháp, biện pháp dạy học tích cực. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra sâu sắc như hiện nay, kĩ năng hợp tác, hoạt động nhóm đòi hỏi phải được hình thành trong môi trường học đường. Môn Ngữ văn, trong tình hình này, không thể nằm ngoài quy luật vận động. Có điều ở phần LLVH, có áp dụng được hình thức hoạt động nhóm không? Câu trả lời là: Có, thậm chí rất thích hợp với các bài lí luận ở khối 10. Có hai lí do để chọn hoạt động nhóm trong bài học này:

- Thứ nhất, xuất phát từ nguyên tắc dạy học môn lí thuyết, không thể tách rời giữa lí thuyết và thực hành. Phần LLVH ở 10 tập trung chủ yếu ở các tầng nghĩa, nội dung và hình thức củaVBVH. Vì vậy, GV cần có bài tập vận dụng bên cạnh những vấn đề lí thuyết. Việc làm bài tập có sự vận dụng từ thấp lên cao sẽ bước đầu hình thành thói quen tốt trong tiếp cận VBVH với đầy đủ các phương diện cấu thành của nó. Tuy nhiên, dạng bài tập vận dụng cao có độ khó nhất định, trong điều kiện thời gian hạn hẹp, trình độ HS không đồng đều, GV cần thiết tổ chức ngoại khóa theo nhóm.

- Thứ hai, hoạt động nhóm là một khái niệm rộng, trong dạy học Ngữ văn, riêng ở bàiLLVH, có thể tổ chức nhiều hình thức cụ thể như: Thảo luận theo nhóm, giải thích cắt nghĩa theo nhóm, luyện tập theo nhóm, hay ngoại khóa theo nhóm… Các vấn đề lí luận không đơn giản, không dễ tiếp thu, việc tạo tình huống

có vấn đề để HS giải quyết là nên làm. Để thực sự có kết quả trong hoạt động nhóm, GV cần xác định được mục đích rõ ràng, đặt ra được tình huống có vấn đề hoặc một vấn đề trọng tâm với độ khó cao của bài học đòi hỏi phải có sự hợp sức của một nhóm HS. Đây cũng là nguyên tắc chung khi tiến hành hoạt động nhóm.

Ví dụ: Xác định: Đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật của tác phẩm “Tắt đèn” - Ngô Tất Tố?

Đối với câu hỏi này GV có thể hướng dẫn HS tổ chức phân chia thành các nhóm thảo luận để giờ học trở nên sôi nổi, hứng thú hơn, kích thích khả năng tư duy, khắc sâu kiến thức LLVH…

HS thảo luận, các nhóm cử đại diện trình bày kết quả, sau đó nhận xét, đánh giá:

- Đề tài: Cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong những ngày sưu thuế. Với đề tài đó, Ngô Tất Tố thể hiện sự gắn bó của mình đối với người nông dân.

- Chủ đề: Đó là sự mâu thuân giữa nông dân và bọn cường hào quan lại trong nông thôn.

- Tư tưởng: Trong Tắt đèn, tư tưởng lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc và sự trân trọng yêu thương người nông dân hiện lên rất rõ.

- Cảm hứng nghệ thuật: Cảm hứng trong Tắt đèn là lòng căm phẫn, là

sự tố cáo bọn hào lí quan lại ở nông thôn cũng như chính sách dã man của thực dân Pháp. Những trang viết còn thể hiện rõ tấm lòng gắn bó với nông thôn, yêu thương, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ở nhà văn Ngô Tất Tố.

Hay để HS chủ động hơn khi chiếm lĩnh tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng: GV có thể chia nhóm cho HS thảo luận các vấn đề: ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện…

HS thảo luận, các nhóm cử đại diện trình bày kết quả, sau đó nhận xét, đánh giá:

- Ý nghĩa nhan đề: Tên tác phẩm Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm giữa hai cha con ông Sáu. Chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hi sinh....

- Tình huống cơ bản của truyện: Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã sáng tạo được tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy đã thể hiện tâm trạng của người cha và đứa con như thế nào?

Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 8 năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng chiếc lược chưa gửi đến tay con thì ông Sáu đã hi sinh.

Tình huống này bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha đối với đứa con.

Như vậy, nhờ có hoạt động thảo luận nhóm HS có thể chủ động, tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức. Từ những hành động bên ngoài tác động, kích thích hoạt động tư duy của con người - hoạt động bên trong.T rong hoạt động đó buộc HS phải động não, phải sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, thảo luận, tranh luận. Qua thảo luận, tranh luận làm bộc lộ những phẩm chất về trí tuệ, về tài năng và kĩ năng giao tiếp. Do đó, giờ học trở nên sôi nổi, hấp dẫn hơn cách truyền thụ một chiều của GV theo cách dạy truyền thống (thuyết trình).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần lí luận văn học ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương cho học sinh​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)