Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần lí luận văn học ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương cho học sinh​ (Trang 73)

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm

Thực nghiệm hướng tới đối tượng là 2 lớp 10 của trường THPT Trực Ninh B thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Nam Định. Hai lớp 10 được chọn này có chất lượng tương đương nhau, một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng.

3.3.2. Địa bàn thực nghiệm

Địa bàn thực nghiệm là trường THPT Trực Ninh B thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Địa bàn thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Sĩ số Giáo viên Lớp Sĩ số Giáo viên

Trường THPT Trực Ninh B

10A 40 Trần Quốc Tuấn 10B 40 Nguyễn Minh Tiệp

3.4. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm trên các nội dung sau:

- Thăm dò sự học tập, nắm bắt tri thức LLVH của HS.

- Dạy học thực nghiệm đối chứng giữa lớp dạy học bình thường với các lớp thực nghiệm nhằm khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của giờ dạy học LLVH ở chương trình SGK Ngữ văn 10 theo hướng đề xuất của luận văn.

Thực nghiệm tôn trọng và tuân theo phân phối chương trình, nội dung SGK hiện hành. Giáo án được thiết kế tương ứng với một tiết dạy ở trường THPT theo quy định của chương trình; đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cơ bản cần trang bị cho HS đại trà và HS khá, giỏi ở trường THPT.

Thời gian tiến hành thực nghiệm từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2016 (học kì II năm học 2015 - 2016). Kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình môn Ngữ văn 10 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, theo thời khoá biểu và kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

Thiết kế thực nghiệm bài “Nội dung và hình thức của văn bản văn học NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC

(Tiết 94 - 95) A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được các khái niệm của nội dung và hình thức của văn bản văn học. - Thấy rõ mối quan hệ của nội dung và hình thức trong văn bản văn học.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng những kiến thức về nội dung và hình thức của văn bản văn học trong đọc - hiểu TPVC.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích và thẩm định các giá trị về nội dung và hình thức của văn bản văn học.

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng những kiến thức và kĩ năng về nội dung và hình thức của văn bản văn học trong tìm hiểu, phân tích TPVC.

Năng lực: Phát triển cho HS các năng lực: đọc - hiểu, thuyết trình, hoạt

động nhóm, tự học…

Trọng tâm bài học: Các khái niệm thuộc nội dung và hình thức của

VBVH: đề tài, chủ đề, ngôn từ, kết cấu…

B. Phương tiện dạy học 1. Phương tiện dạy học

- SGK, SGV, sách tham khảo (150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Nxb Giáo dục 1997; Lí luận văn học, Phương Lựu (Chủ biên), Nxb Giáo dục Hà Nội, 2006))…

- Thiết kế bài dạy học.

2. Phương pháp dạy học

Phương pháp: đọc - hiểu, gợi tìm, pháp vấn, thuyết giảng…kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác.

3. Hình thức tổ chức dạy học

Theo lớp, nhóm, cá nhân tự học…

C. Hướng dẫn HS tự học trước giờ học bài LLVH

- Đọc kĩ các kiến thức và câu hỏi trong SGK. Đánh dấu những chỗ khó hiểu, còn vướng mắc cần được GV giải thích thêm.

- Đọc thêm các tài liệu tham khảo cần thiết để hiểu hơn về văn bản văn học và các tầng cấu trúc của nó.

- Soạn bài, ngoài trả lời câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài trong SGK, các em có thể làm rõ các câu hỏi của theo định hướng của GV.

D. Tiến trình bài học

1. Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ

Kiểm tra kết quả chuẩn bị bài của của HS, nhất là những nội dung theo định hướng của GV.

Hoạt động 1: Vượt qua thử thách

Gợi dẫn 1: Kể tên các yếu tố thuộc nội dung và hình thức của VBVH?

Mục đích: Đây là hoạt động khởi động trải nghiệm, giúp cho các em năng

động, hứng thú hơn khi bắt đầu vào bài học…

Thời gian: 3-5 phút HS trả lời:

- Các yếu tố thuộc nội dung của VBVH: Đề tài, chủ để, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật.

- Các yếu tố thuộc hình thức của VBVH: Ngôn từ, kết cấu, thể loại.

2. Vào bài mới

Ca dao Việt Nam có những câu nói đặc sắc về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức: “Trông mặt mà bắt hình dong. Con lợn có béo thì lòng mới ngon”. Hay “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Và “Đất rắn trồng cây khẳng khiu. Những người thô tục nói điều phàm phu”. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VBVH cũng là mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời nhau. Nội dung được hiện thực hóa bằng một hình thức cụ thể và hình thức phải biểu hiện một nội dung nhất định. Vậy nội dung, hình thức VBVH bao gồm những yếu tố nào, mối quan hệ giữa chúng ra sao… chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các khái niệm thuộc nội dung của VBVH Gợi dẫn 2: Em hiểu như thế nào về đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng

nghệ thuật? Lấy ví dụ minh họa trong cácTPVC, qua đó làm sáng tỏ khái niệm đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật? (lưu ý lấy ví dụ cả ở phần thơ và văn xuôi).

Yêu cầu trả lời: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập sau:

STT Nội dung Khái niệm Vai trò

Ví dụ

Thơ Văn xuôi

1 Đề tài Là lĩnh vực đời sống được nhà Giúp độc giả bước đầu thấy được Đề tài “Đồng chí” là hình ảnh người Đề tài của tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô

văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả. lính cụ Hồ trong những năm kháng chiến chống Pháp. Tất Tố là cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, 1945 trong những ngày sưu thuế. 2 Chủ đề Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Thể hiện điều quan tâm cũng như nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. Làm cho tác phẩm văn học trở nên quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng. “Đồng chí” phản ánh những khó khan, gian khổ của những người lính trong buổi đầu kháng chiến. Đồng thời cũng cho thấy tình đồng chí đồng đội keo sơn, gắn bó. Tác phẩm “Tắt đèn” là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường hào quan lại trong nông thôn Việt Nam. 3 Tư tưởng của văn bản Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả Tư tưởng là linh hồn của văn bản. Bài thơ “Đồng chí” ca ngợi tình cảm gắn bó thắm thiết của những người Trong “Tắt đèn”, lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn Việt

muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. lính vốn là nông dân cùng chiến đấu vì lý tưởng độc lập cho đất nước. Nam thời Pháp thuộc và sự trân trọng thương yêu người nông dân bị áp bức hiện lên rất rõ. 4 Cảm hứngnghệ thuật Là nội dung, tình cảm chủ đạo của văn bản. Tạo sự truyền cảm và hấp dẫn tới người đọc. “Đồng chí” ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người lính cụ Hồ. Cảm hứng trong “Tắt đèn” là lòng căm phẫn, là sự tố cáo của bọn hào lý quan lại ở nông thôn cũng như chính sách dã man của thực dân Pháp.

Bài tập nhanh: Xác định nội dung tư tưởng thẩm mĩ của bài thơ Ông đồ -

Vũ Đình Liên qua các yếu tố: đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật?

GV nhấn mạnh, mở rộng:

- Các yếu tố trên của nội dung thể hiện một cách tổng hợp, thống nhất trong văn bản. Người đọc - hiểu phải đọc kĩ, dựa vào các yếu tố hình thức để nhận ra và suy nghĩ, phân tích để hiểu kĩ. Tổng hợp lại các yếu tố đó sẽ có cơ sở khoa học để đánh giá nội dung tư tưởng của một TPVC.

- Việc xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật của một tác phẩm văn chương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để xác định được chủ đề của

văn bản, có thể tự đặt câu hỏi: “Phạm vi hiện thực đời sống nào được tác giả miêu tả trong văn bản?”. Để xác định được tư tưởng của văn bản có thể tự đặt

câu hỏi: “Vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản này là gì?”. Để xác định được tư tưởng của văn bản có thể nêu ra câu hỏi: “Tác giả lí giải vấn đề được

nêu ra trong văn bản như thế nào?”.Để xác định đúng cảm hứng nghệ thuật

trong VBVHcó thể tự đặt câu hỏi: “Ở văn bản này, cái gì là đáng yêu, cái gì là

đáng ghét đối với tác giả (Tìm lí tưởng thẩm mĩ của tác giả)? Tác giả khẳng định, ngợi ca cái gì và phê phán, phủ nhận cái gì?”.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm thuộc hình thức của VBVH Gợi dẫn 3: Em hiểu như thế nào về ngôn từ, kết cấu, thể loại của VBVH?

Ví dụ minh họa?

Yêu cầu trả lời: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập sau:

Hình thức

của VBVH Nội dung cần đạt Ví dụ

1 Ngôn từ

- Là vật liệu, công cụ, lớp vỏ đầu tiên của TPVH. - Là từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, giọng điệu của nhà văn trong tác phẩm.

- Chọn lọc, biểu cảm, hàm súc, đa nghĩa.

- Ngôn ngữ phong phú, dí dỏm, linh hoạt của Tô Hoài:

“Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta làm sao chịu được. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Đào tổ nông thì cho

chết!” - Dế mèn phưu lưu

- Cách sử dụng tử : mõm mòm, đỏ hoét, om… đầy cá

tính và bản lĩnh trong thơ Hồ Xuân Hương. 2 Kết cấu - Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, chặt chẽ, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.

- Bố cục là biểu hiện bên ngoài của kết cấu (chương, đoạn, hồi, cảnh, phần, khổ…).

- Có nhiều kiểu kết cấu: theo thời gian, không gian, đầu cuối tương ứng, dòng suy nghĩ, tâm lí, sự việc…

- Theo thời gian: Tam Quốc

diễn nghĩa, Sử thi Đăm Săn…

- Theo không gian: Khúc hát

ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

- Theo diễn biến tâm lí;

Viếng lăng Bác.

3 Thể loại

- Những nguyên tắc tổ chức

hình thức văn bản phù hợp với nội dung.

- Mỗi thể loại được thể hiện đổi mới theo thời đại và mang sắc thái cá nhân nhà văn.

Cùng viết thơ Lục bát nhưng mỗi tác giả lại có màu sắc riêng:

- Lục bát đậm chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính:

“Hội làng mở giữa mùa thu, Giời cao gió cả giăng như ban ngày.” - Đêm cuối cùng

- Lục bát mượt mà, biến hóa trong thơ Tố Hữu:

“Mùa thu trăng rọi hòa bình. Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.” - Việt Bắc

Bài tập nhanh:

- Phân tích ngôn từ nghệ thuật trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

(Truyện Kiều - Nguyễn Du).

- Phân tích kết cấu truyện ngắn Lão Hạc - Nam Cao.

GV mở rộng, chốt ý: Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

làm nên giá trị của văn bản văn học, vì vậy không thể có một hình thức thuần

túy, mà chỉ có hình thức mang tính nội dung và cũng không thể có một nội dung trần trụi thoát li hình thức; đây là một nguyên lí chi phối toàn bộ quá trình phân

tích, tìm hiểu và cảm thụ văn học.

Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức của VBVH

Gợi dẫn 4: Trong một văn bản văn học, nội dung và hình thức có ý nghĩa

quan trọng như thế nào?

Yêu cầu trả lời:

- Nội dung có giá trị là nội dung tư tưởng nhân văn sâu sắc, hướng con người tới chân - thiện - mĩ và tự do dân chủ.

- Hình thức có giá trị là hình thức phù hợp với nội dung. Hình thức cần mới mẻ, hấp dẫn, có tính nghệ thuật cao.

- Nội dung và hình thức không thể tách rời nhau mà thống nhất chặt chẽ trong TPVH. Nội dung tư tưởng cao đẹp trong biểu hiện trong hình thức hoàn mĩ. Những TPVH ưu tú đã đạt được sự thống nhất ấy.

- Thực tế không ít TPVH vẫn có sự khập khiễng giữa nội dung và hình thức. Nghiêng về nội dung thì tác phẩm khô khan hoặc bề bộn; nghiêng về hình thức thì tác phẩm nghèo nàn thiếu bổ ích.

- Phấn đấu để sáng tác được những tác phẩm có giá trị, hài hòa giữa nội dung và hình thức: vừa chân thật, vừa mới mẻ, vừa hay… vẫn là mơ ước của các nhà văn.

GV mở rộng, chốt ý: Các khái niệm nào thường được coi thuộc về nội

dung và các khái niệm nào thường được coi thuộc về hình thức của một văn bản? Hãy thể hiện bằng sơ đồ hóa?

Hoạt động 5: Luyện tập 1. Bài tập 1:

Yêu cầu: So sánh đề tài của hai văn bản văn học Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan.

HS trả lời:

- Cả hai tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của

Nguyễn Công Hoan đều viết về cuộc sống bị bóc lột, áp bức, rất cơ cực của nông Ngôn Từ Kết cấu Thể loại Đề tài hứng Cảm nghệ thuật Chủ đề Tư tưởng Văn bản văn học Nội dung Hình thức

dân và nông thôn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự phản kháng tự phát của họ. Nhưng có sự khác nhau: Tắt đèn tả cuộc sống nông thôn trong

những ngày sưu thuế, nông dân bị áp bức bóc lột đủ đường, phải vùng lên phản kháng; Bước đường cùng miêu tả cuộc sống hàng ngày lầm than, cơ cực của

nông dân bị áp bức bóc lột, bị địa chủ dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi để cướp lúa, cướp đất, bị đẩy vào bước đường cùng không có lối thoát, nông dân phải vùng lên chống lại.

- Tắt đèn và Bước đường cùng phản ảnh thực trạng cuộc sống của nông

dân và nông thôn trước Cách mạng mà các tầng lớp cầm quyền cố che đậy. Người ta chỉ quyết tâm thay đổi hoàn cảnh sống khi hiểu ra thực trạng cuộc sống bi thảm của mình. Các đề tài này góp phần giúp cho nông dân (cũng như nhân dân nói chung) thời đó ý thức rõ hơn về thân phận của mình.

Cũng có thể so sánh với các tác phẩm viết về nông thôn theo cách nhìn lãng mạn (Những đêm trăng sáng thanh bình, trai gái hẹn hò bên bờ tre giếng nước), hoặc có màu sắc cải lương (lớp địa chủ tân tiến giúp đỡ nông dân về lề lối làm ăn ở các đồn điền…). Như trong một số sáng tác của Tự lực văn đoàn.

2. Bài tập 2

Yêu cầu: Phân tích tư tưởng bài thơ Mẹ và Quả của Nguyễn Khoa Điềm.

HS trả lời:

Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn.

Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Đây là hình ảnh có ý nghĩa sâu sắc: những quả bí xanh, quả bầu đúng là có “dáng giọt mồ hôi mặn” - tượng trưng cho công sức (đổ mồ hôi) của người vun trồng. Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người (chuyện chăm sóc, bồi dưỡng con người):

Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần lí luận văn học ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương cho học sinh​ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)