Thực trạng dạy học LLV Hở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần lí luận văn học ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương cho học sinh​ (Trang 36)

Nhằm tìm hiểu hứng thú dạy học LLVH trong nhà trường THPT hiện nay, làm cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng hình thức phỏng vấn một số GV Ngữ văn và HS THPT. Bước đầu đã thu nhận được một số vấn đề sau

1.2.1.1. Về phía giáo viên

Thứ nhất, bên cạnh nhiều thầy cô ý thức được tầm quan trọng của phần LLVH của chương trình nên đã có cách giảng dạy hợp lí, hiệu quả, thì một số GV chưa thực sự chú trọng vào phần LLVH vì một số lí do như sau:

- Ở các trường THPT không phải là trường chuyên, trường trọng điểm chất lượng cao, xa trung tâm tỉnh, mục đích đầu tiên và cũng quan trọng nhất là làm sao HS thi tốt các kì thi học kì, cuối năm, cao hơn là đại học. Xuất phát từ mục đích đó GV cân nhắc nên dạy vấn đề nào kỹ hơn. Bao giờ GV cũng lựa chọn những nội dung khó có thể đưa vào thi cử đại trà hay ít xuất hiện trong chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo để dạy lướt. Do luôn được sắp xếp chương trình ở cuối học kì, cuối năm học nên số phận của các bài học về LLVH rất dễ nằm trong ý định đó của GV.

- Còn quan niệm giờ dạy văn học chủ yếu dạy đọc - hiểu văn bản. Lí thuyết văn học thuộc về lí luận cao siêu là địa phận của giáo dục đại học. Vì vậy, GV thường chăm chút rất nhiều vào các bài học đọc - hiểu văn bản. Điều này góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, sẽ toàn diện hơn

nếu GV một mặt bồi dưỡng xúc cảm thẩm mỹ cho HS, mặt khác nâng cao nhận thức, phát huy năng lực độc lập suy nghĩ ở HS bằng những thao tác tư duy khái quát, trừu tượng.

Thứ hai, GV vẫn chưa đầu tư thỏa đáng trong tất cả các khâu của một giờ dạy LLVH: từ chuẩn bị, soạn giảng đến lên lớp, kiểm tra đánh giá. Tất cả đều diễn ra tuy đúng trình tự nhưng khiên cưỡng, hời hợt. Một điều quan trọng nữa là GV cũng chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy, chẳng hạn ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy LLVH. Vì mọi người cho rằng rất khó để ứng dụng vào bài học. Nếu có, chỉ là cách để thay thế thao tác ghi bảng.Như vậy, vận dụng không khéo sẽ lợi bất cập hại.

1.2.1.2. Về phía học sinh

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách phát phiếu điều tra trắc nghiệm cho 80 em học sinh ở 2 lớp 11A và 11B trường THPT Trực Ninh B, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

a. Khảo sát chất lượng học tập bài LLVH của học sinh

Sử dụng các câu hỏi: “Em hiểu LLVH là gì?”, “Em đã học những bài học

LLVH nào ở lớp 10?”, “Theo em thế nào là văn bản văn học?”, chúng tôi nhận

thấy chỉ có 5% số HS được khảo sát hiểu thấu đáo về LLVH, 25% số HS trả lời được chính xác lớp 10 đã học những bài học LLVH nào, 15% số HS được khảo sát nhớ những kiến thức LLVH đã học.

b. Nhận thức của học sinh về tri thức LLVH

Trả lời câu hỏi: “Kiến thức LLVH đem lại cho em những lợi ích gì?”, 56% số HS được khảo sát nắm rõ tầm quan trọng của kiến thức LLVH.

Trả lời câu hỏi: “Em cảm thấy như thế nào khi học bài học về LLVH?”, kết quả khảo sát cho thấy có 25% HS cảm thấy có hứng thú học, 35% HS cảm thấy nhàm chán, 74% HS cảm thấy khó hiểu và 71% HS cảm thấy mơ hồ.

d. Khảo sát khả năng vận dụng kiến thức LLVH vào bài tập thực hành

Trả lời câu hỏi: “Theo em, văn bản Đại cáo bình Ngô có phải là văn bản văn học không? Vì sao?”.Có 17% HS biết dùng kiến thức LLVH để phân tích.

Qua điều tra khảo sát chúng tôi thấy thực trạng học LLVH của HS THPT có một số đặc điểm sau:

- Các em thường chỉ chú trọng vào phần liên quan đến thi cử, mà phần

LLVH lại nằm ngoài cấu trúc đề thì nên các em học phần này thiếu hứng thú và coi nhẹ.

- Kiến thức về LLVH là những kiến thức trừu tượng, mang tính khái quát cao vì các em ngại tiếp cận và học một cách đối phó. Một bộ phận HS ý thức được tầm quan trọng của LLVH trong quá trình nhận thức, tư duy và diễn đạt văn chương, nhưng bản thân lại không thể tiếp thu chúng một cách tốt nhất do các em hạn chế về năng lực.

- Bài về LLVH chỉ được phân bố trong thời gian ngắn, vì vậy việc tiếp thu của các em cũng gặp khó khăn, lâu dần dẫn đến kém hứng thú.

1.2.2. Thực trạng dạy học bài “Văn bản văn học” và bài “Nội dung và hình

thức của văn bản văn học” trong SGK Ngữ văn 10

1.2.2.1. Thực trạng dạy học bài “Văn bản văn học”

a. Về phía giáo viên

- Đối tượng khảo sát: Giáo viên trường THPT Trực Ninh B - huyện Trực

Ninh - tỉnh Nam Định.

- Số lượng khảo sát: 12 giáo viên

- Phương pháp khảo sát: Chúng tôi lập phiếu khảo sát dưới hình thức trắc nghiệm, sau đó GV trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án mình cho là đúng.

- Nội dung khảo sát:

+ Câu hỏi 1: Anh (chị) có hứng thú khi dạy bài học “Văn bản văn học không”? A. Có

B. Không

+ Câu hỏi 2: Khi dạy bài học “Văn bản văn học” anh (chị) giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức ở mức độ nào đến?

A. Nhận biết tri thức B. Thông hiểu

C. Vận dụng

- Kết quả khảo sát:

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy tình hình dạy học bài học “Văn

bản văn học” như sau:

+ Về hứng thú của GV khi dạy học bài học “Văn bản văn học không”: Có đến 66,7% GV đều trả lời không thích dạy, chỉ có 33,3% GV có hứng thú khi dạy bài này.

+ Về định hướng dạy học: Chiếm tới 58,3% GV dạy học dừng lại ở mức độ giúp HS nhận biết tri thức, 25% GV dạy ở mức độ thông hiểu và 16,7 % dạy ở mức độ vận dụng.

+ Về khó khăn trong dạy học: Đa số GV đều gặp khó khăn trong việc dạy học. Các GV đều cho rằng khối lượng kiến thức của bài học nhiều, mặt khác nó là kiến thức về LLVH nên khó nắm bắt hơn. Một khó khăn nữa là HS không hứng thú khi học bài học này.

Cùng với khảo sát, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với một số GV đã từng dạy bài “Văn bản văn học” trong SGK Ngữ văn 10. Qua trao đổi, chúng tôi thấy có nhiều ý kiến trái ngược nhau, cụ thể như sau:

Một số GV cho rằng bài học “Văn bản văn học” là một bài học quan trọng, cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về LLVH, cụ thể ở đây là các khái

niệm về: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật… Đó là những tri thức công cụ, nền tảng quan trọng giúp các em có thể đi sâu vào khám phá, chiếm lĩnh các TPVC một cách chủ động, tích cực, sáng tạo.

Đa số GV được hỏi đều có chung một câu trả lời là không thích dạy bài

“Văn bản văn học” và họ gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy học, ví dụ như

các ý kiến sau:

- LLVH là một phần kiến thức khó, trong khi đó dạy bài “Văn bản văn học” lại có nhiều khái niệm nên càng không thích.

- Không chỉ GV mà HS cũng không hứng thú với bài học này. Vì HS không thích học các bài về LLVH, nội dung khô khan, khó hiểu.

- Trong một thời gian ngắn, với lượng kiến thức lớn tôi không thể nào giúp các em hiểu sâu, nắm chắc kiến thức mà chỉ có thể giảng giải cho ghi nhớ được các khái niệm, còn đi sâu vào minh chứng cụ thể thì không kịp thời gian.

- Tôi cũng thấy dạy bài “Văn bản văn học” là một bài học hay nhưng không biết dạy như thế nào để các em có thể vận dụng được những kiến thức đó vào một TPVC cụ thể, GV khó khơi gợi được hứng thú cho HS khi dạy.

Trao đổi về định hướng dạy học bài “Văn bản văn học”, hầu hết các GV đều soạn bài theo các tài liệu sẵn có, chưa có một định hướng dạy học rõ ràng, cụ thể, đạt hiệu quả cao.

b. Về phía học sinh

- Đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 3 lớp 10 của trường

THPT Trực Ninh B, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

- Số lượng khảo sát: 120 học sinh

- Phương pháp khảo sát:

+ Chúng tôi lập phiếu khảo sát dưới hình thức trắc nghiệm, sau đó HS trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án mình cho là đúng.

- Nội dung khảo sát:

+ Câu hỏi 1: Anh (chị) có hứng thú khi học bài học “Văn bản văn học không”? A. Có

B. Không

+ Câu hỏi 2: Một văn bản văn học bao gồm những tầng cấu trúc nào? A. Tầng ngôn từ, tầng hình tượng

B. Tầng ngôn từ, tầng hàm nghĩa C. Tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa

D. Tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa

- Kết quả khảo sát: Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy

+ Về hứng thú học: Chỉ có 12,5% HS cảm thấy có hứng thú khi học bài học này. Còn lại, đại đa số các em đều không thích học bài học này, tỉ lệ lên tới 87,5%.

+ Về khả năng ghi nhớ của HS: Có 70 % HS trả lời được câu hỏi: Một VBVH bao gồm những tầng cấu trúc nào? Còn lại, 30% HS trả lời sai.

Kết quả khảo sát trên cho thấy khả năng ghi nhớ những kiến thức LLVH của các em còn nhiều hạn chế. Đa số các em còn rất lơ mơ với những khái niệm trong bài học, tỉ lệ các em chưa nhớ, chưa nắm bắt được những kiến thức đã học còn cao. Các em đều không mấy hứng thú khi học bài học. Song vẫn có những em thích thú khi học bài học này.

1.2.2.2. Thực trạng dạy học bài “Nội dung và hình thức của văn bản văn học”

a. Về phía giáo viên

- Đối tượng khảo sát: Giáo viên trường THPT Trực Ninh B, huyện Trực

Ninh, tỉnh Nam Định.

- Phương pháp khảo sát: Chúng tôi lập phiếu khảo sát dưới hình thức trắc

nghiệm, sau đó GV trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án mình cho là đúng.

- Nội dung khảo sát:

+ Câu hỏi 1: Anh (chị) có hứng thú khi dạy bài học về “Nội dung và hình

thức của văn bản văn học” không?

A. Có B. Không

+ Câu hỏi 2: Khi dạy bài “Nội dung và hình thức của văn bản văn học” anh (chị) chú trọng vào việc:

A. Cung cấp kiến thức cơ bản

B. Nâng cao năng lực vận dụng tri thức LLVH vào việc đọc - hiểu TPVC

- Kết quả khảo sát:

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy tình hình dạy học bài học về

“Nội dung và hình thức của văn bản văn học” như sau:

+ Hứng thú dạy học: Có tới 60% GV không hứng thú khi dạy bài “Nội

dung và hình thức của văn bản văn học” còn lại 40% GV có hứng thú khi bài

học này.

+ Mục đích dạy học : Có đến 55% GV trả lời dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cơ bản cho HS, chỉ có 45% GV là dạy học chú trọng nâng cao năng lực vận dụng tri thức LLVH vào việc đọc - hiểu TPVC.

Cùng với việc khảo sát như bài học “Văn bản văn học”, ở bài học về

“Nội dung và hình thức của văn bản văn học” chúng tôi cũng trao đổi thêm

với GV đã từng dạy bài học này. Qua tra đổi chúng tôi nhận thấy có một số ý kiến sau:

- Một số GV cho rằng đây là một bài học hay. Nó giúp cho các em có thể hệ thống lại những kiến thức cơ bản về về thể loại mà các em đã được học.

- Đa số GV đều không thích dạy bài học về “Nội dung và hình thức của

văn bản văn học”. Hoặc việc dạy của GV chỉ đơn thuần dừng lại ở việc cung cấp

cho HS những kiến thức như trong SGKvà họ gặp rất nhiều khó khăn khi dạy học, ví dụ các ý kiến sau:

+ Trong một thời gian ngắn 45 phút, với lượng kiến thức nên chỉ giúp các em chiếm lĩnh được phần nào kiến thức.

+ Đây là một bài học khó, đòi hỏi GV phải biết tổng hợp hệ thống kiến thức. + Bài học này không có văn bản cụ thế, nên tôi cũng ngại, không biết phải dạy cho các em như thế nào.

b. Về phía HS

- Đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 4 lớp 10 của trường

THPT Trực Ninh B, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

- Số lượng khảo sát: 160 học sinh - Phương pháp khảo sát:

+ Chúng tôi lập phiếu khảo sát dưới hình thức trắc nghiệm, sau đó HS trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án mình cho là đúng.

+ Đưa ra câu hỏi, sau đó HS trả lời dựa vào hiểu biết của cá nhân mình.

- Nội dung khảo sát:

+ Câu hỏi 1: Em có hứng thú khi học bài học “Nội dung và hình thức cảu

văn bản văn học” không?

A. Có B. Không

+ Câu hỏi 2: Đề tài của tác phẩm “Lão Hạc” - Nam Cao và “Làng” - Kim Lân là gì?

+ Về hứng thú học: Có tới 11,3% HS cảm thấy có hứng thú khi học bài học này.

Còn lại, đại đa số các em đều không thích học bài học này, tỉ lệ chiếm 88,7%.

+ Về khả năng thông hiểu, vận dụng của HS: Có 16,7% HS trả lời được câu hỏi: Đề tài của tác phẩm “Lão Hạc” - Nam Cao và “Làng” - Kim Lân là gì? (Đề tài làng quê). Còn lại, 83,3% HS trả không trả lời được hoặc trả lời sai.

Kết quả khảo sát trên cho thấy đa số các em đều không hứng thú với các bài học trong LLVH nói chung và hai bài “Văn bản văn học”, “Nội dung và hình thức của văn bản văn học”, khả năng vận dụng những kiến thức LLVH

vào việc cảm thụ, đọc - hiểu một TPVC của các em còn nhiều hạn chế. Song bước đầu các em cũng ý thức hơn tầm quan trọng của các bài học LLVH. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là, làm thế nào để khơi gợi được hứng thú cho HS khi học bài học “Văn bản văn học” và bài học “Nội dung và hình thức của văn bản

văn học”? Dạy học như thế nào để HS dễ dàng tiếp thu kiến thức? Làm thế

nào để giải tỏa những vướng mắc của cả GV và HS khi dạy và học hai bài học này? Đó chính là vấn đề mà luận văn đặt ra và hướng đến giải quyết.

Tiểu kết

Như vậy, việc tìm hiểu cơ sở lí luận với: khái niệm LLVH, mục đích của dạy học LLVH, nguyên tắc dạy học LLVH; khái niệm năng, năng lực đọc - hiểu TPVC và dạy học theo hướng phát triển năng lực đọc - hiểu TPVC là những nền tảng đầu tiên giúp luận văn có định hướng đúng đắn khi đi sâu vào tìm hiểu bài

“Văn bản văn học” và bài “Nội dung và hình thức của văn bản văn học”. Bên

cạnh đó, việc tìm hiểu: thực trạng dạy LLVH ở trường THPT, thực trạng dạy học bài “Văn bản văn học” và bài “Nội dung và hình thức của văn bản văn học” sẽ là cơ sở thực tiễn chứng minh tính khả thi của luận văn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học cho hai bài trên, từ đó là cơ sở thuận lợi giúp các em nâng cao năng lực sử dụng tri thức LLVH vào việc đọc - hiểu TPVC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần lí luận văn học ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương cho học sinh​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)