Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phục hồi sau cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 25 - 29)

3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Vườn quốc gia Hoàng Liên được thành lập năm 2002 thuộc địa bàn các huyện Than Uyên, huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu và Sa Pa của tỉnh Lào Cai.

VQG Hoàng Liên có tọa độ: 22°07'-22°23' độ vĩ Bắc và 103°00'-104°00' độ kinh Đông. Phía Bắc giáp xã Tảm Phìn, huyện Bát Sát; Phía Nam giáp xã Lao Chải; Phía Đông giáp xã Hầu Thào, huyện Bảo Thắng và phía Tây giáp xã San Sả Hồ.

Tổng diện tích phần lõi của Vườn gồm 29.845ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chiếm 11.875ha, phân khu phục hồi sinh thái chiếm 17.900ha và phân khu dịch vụ hành chính gồm 70ha. Vùng lõi của vườn nằm trọn trong các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và một phần thuộc các xã Mường Khoa, xã Thân Thuộc huyện Than Uyên.

Vùng đệm của Vườn có tổng diện tích là 38.724ha, bao gồm thị trấn Sa Pa và một số xã thuộc hai huyện Sa Pa và huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và 2 xã thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu.

3.1.2. Địa hình, địa mạo

Vườn quốc gia Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam, nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000m so với mặt biển, phía Tây Bắc dãy núi Hoàng Liên, trong đó có đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Đông

Dương (3.143m). Bao bọc xung quanh là núi cao và thấp dần về trung tâm thị trấn Sa Pa. Độ dốc bình quân là 350, độ dốc > 400 khá phổ biến

3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng của khu vực gồm 2 kiểu đất là:

- Đất mùn khô than bùn màu xám trên núi cao phân bố trên độ cao 1000 -1700m, màu vàng xám, thành phần cơ giới: sét, sét pha, tàng dày (80 – 200cm), tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng trung bình.

- Đất mùn Alit màu vàng nhạt trên núi cao phân bố từ độ cao trên 1.700m, đất có màu xám, thành phần cơ giới là đất thịt trung bình, đất tơi xốp, tầng dày, hàm lượng dinh dưỡng khá.

3.1.4. Khí hậu, thủy văn

Hoàng Liên hầu như quanh năm ở tình trạng ẩm ướt. Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng trên 85%, tháng ít mưa nhất trung bình cũng đạt trên 20 – 30 mm. Đặc biệt hiện tượng mưa phùn cuối đông diễn ra khá mạnh mẽ vì các thung lũng mở rộng về phía đồng bằng đã tạo điều kiện tích tụ các luồng gió nồm ẩm thổi từ biển vào.

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm phổ biến từ 13 – 210C, lớn ở sườn Tây, nhỏ ở sườn Đông.

+ Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, đặc biệt vào các tháng mùa hè, lượng mưa tương đối cao. Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 10, trong đó có hai tháng lượng mưa lớn là tháng 7 (454,3mm) và tháng 8 (453,8mm). Vào mùa đông, do nhiệt độ hạ thấp, hạn chế lượng bay hơi nước. Vì vậy, đây là khoang thời gian mưa ít nhất trong năm, lượng mưa trung bình tháng khoảng 50 - 100 mm, thấp nhất vào tháng 12 (63,6mm).

+ Chế độ bốc hơi nước: Lượng bốc hơi nước trong vùng có ảnh hưởng tới độ ẩm, nhiệt độ không khí cho toàn khu vực. Lượng bốc hơi lớn nhất quan trắc được vào tháng 4, 5 với trị số đo được là 80 - 90mm/tháng, đây là thời kỳ có gió tây khô nóng; lượng bốc hơi ít nhất vào tháng 12 và tháng 1 với trị số đo được là 30 - 40mm/tháng.

+ Chế độ gió: Hướng gió chủ yếu là Tây Bắc, tốc độ gió bình quân 2,7m/s. Hàng năm có gió Tây xuất hiện vào tháng 3, tháng 4. Gió này mang hơi nóng và khô nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loài sinh vật.

Ngoài những yếu tố thời tiết chung khu vực nghiên cứu còn có những hiện tượng thời tiết đặc biệt như: sương mù, băng giá, mưa phùn, giông, sương muối...

Khu vực nghiên cứu có khí hậu phân hoá rất phức tạp, mang nhiều yếu tố đặc biệt, bao gồm tính chất của cả khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Điều này đóng vai trò rất quan trọng, cùng với sự phân hoá mạnh mẽ của địa hình và thổ nhưỡng làm cho hệ thực vật ở đây thêm đa dạng và phong phú.

Mặc dù không có sông lớn chảy qua, nhưng do đặc điểm địa hình nên khu vực nghiên cứu có hệ suối gồm ba suối chính: Suối Mường Hoa bắt nguồn từ Phan Si Phăng, suối Séo Chung Hồ bắt nguồn từ Tả Van, suối Tả Trung Hồ bắt nguồn từ Bản Hồ. Ba suối này gặp nhau tại khu vực Bản Dền tạo thành ngòi Bo đổ ra sông Hồng. Vì địa hình dốc, chia cắt mạnh, nên về mùa đông chúng chỉ là suối cạn song về mùa mưa, đặc biệt là vào các tháng có lượng mưa tập trung (7, 8, 9) thường có lũ và lũ quét.

3.1.5. Tài nguyên động - thực vật rừng

Thực vật tại Vườn quốc gia Hoàng Liên có 2.024 loài thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như Bách xanh, Thiết sam, Thông tre, Thông đỏ, Đinh tùng,

cây dược liệu được khai thác và đưa vào sử dụng từ lâu như Thiên niên kiện, Đương quy, Thục địa, Đỗ trọng, Hoàng liên chân chim, Đỗ quyên, Kim giao, Thảo quả….. Đó là chưa kể còn trên 2.500 loài lấy được lấy làm mẫu tiêu bản nhưng chưa xác định được tên của loài.Tại đây người ta còn tìm thấy loài nấm Cổ linh chi trong đó có những tai nấm nặng trên 6kg.

Khảo sát theo dọc tuyến Hoàng Liên, các nhà khoa học cũng đã phát hiện thêm nhiều loài quý hiếm, như ở độ cao 2.000m của khu vực các xã Séo Mý Tỷ đến Dền Thàng có rừng Pơ mu mọc liên tiếp với diện tích trên 100ha, mỗi cây có đường kính trên 1m; ở huyện Phan Xi Păng đi San Sả Hồ ở độ cao gần 3.000m, lại phát hiện rừng Đỗ quyên với khoảng 20 loài trong tổng số 27 loài có mặt tại Việt Nam, trong đó đẹp và nhiều nhất là loài Quyên ly, Quyên huyền diệu, Quyên silie…

Số lượng các loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc hữu tại Việt Nam, khiến Vườn quốc gia Hoàng Liên sở hữu kho tàng gen cây rừng quý hiếm bậc nhất trong các Vườn quốc gia Việt Nam.

Vườn quốc gia Hoàng Liên sở hữu ba loài cây đặc biệt quý hiếm là loài Bách xanh, phân bố tại vùng núi đá vôi xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, mọc rải rác trên diện tích 30ha. Loài Thông đỏ chỉ còn 3 cá thể được tìm thấy tại xã Sa Pả - huyện Sa Pa, sống ở độ cao trên 2.000m. Loài vân sam Hoàng Liên (Sam lạnh) mọc ở độ cao 2.700m, cây cao từ 18-20m, có đường kính gốc từ 50- 80cm, phân bố trong vùng lõi của Vườn quốc gia với diện tích khoảng 400- 500 ha. Ba loại cây quý hiếm này nay đang được Quỹ Quốc tế và Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Chương trình Đông Dương khuyến cáo cần có biện pháp bảo tồn, nhân giống vì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao.

Về động vật, tại Vườn quốc gia Hoàng Liên có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh những loài quen thuộc như Sóc bay, Mèo rừng, Sơn dương. Những loài có nguy cơ tuyệt chủng, như:

Vượn đen tuyền, Hồng hoàng, Cheo cheo; chim có 347 loài trong đó có những loài quý hiếm, như: Đại bàng đốm to, Trĩ mào đỏ, Chim hét mỏ vàng; động vật lưỡng cư có 41 loài; bò sát với 61 loài. Vườn quốc gia Hoàng Liên bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam, trong đó có loài Ếch gai rất hiếm vừa được phát hiện.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phục hồi sau cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)