4.4. Nghiên cứu đánh giá khả năng phục hồi rừng sau cháy
4.4.2. Đặc điểm của cây bụi, thảm tươi
Những điều kiện thuận lợi về ánh sáng và dinh dưỡng của rừng sau khi bị cháy là cơ sở để tầng cây bụi và thảm tươi phát triển mạnh. Các kết quả điều tra cho thấy độ che phủ ở các trạng thái rừng đều tăng cao do cây bụi, thảm tươi phát triển cả về chiều cao và số lượng loài. Có thể thấy được điều này thông qua bảng số liệu 4.12.
Bảng 4.12: Chiều cao và độ che phủ của thảm tươi cây bụi trên các trạng thái rừng bị cháy theo thời gian
Thời gian OTC Trạng thái rừng Chiều cao (m) Độ che phủ (%) 6 tháng sau cháy 1 Ic 0.85 66.8 2 (Gỗ + Tre nứa) 0.72 72.5 5 IIb 0.85 83.1 4 IIa 0.7 71.8 Trung bình 0.78 73.55 18 tháng sau cháy 1 Ic 0.96 68.4 2 (Gỗ + Tre nứa) 1.12 78.6 5 IIb 0.92 84.3 4 IIa 0.95 80.3 Trung bình 0.98 77.9
Bảng số liệu 4.12 cho thấy mức độ sinh trưởng và phát triển của tầng cây bụi và thảm tươi qua hai đợt điều tra. Ở đợt điều tra thứ hai chiều cao của cây bụi, thảm tươi và độ che phủ của tẩng cây này đã tăng lên rõ rệt so với đợt điều tra ban đầu. Cụ thể chiều cao trung bình của tầng cây bụi tăng từ 0.78m lên 0.98m. Sự phát triển mạnh về chiều cao của tầng cây này đã kéo theo độ che phủ tăng cao, mức tăng từ 73,55% lên 77,9 %.
Cây bụi và thảm tươi phát triển mạnh có vai trò bảo vệ đất rừng khỏi nguy cơ xói mòn tốt hơn trước thực trạng độ tàn che của rừng giảm thấp hoặc bị phá vỡ hoàn toàn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các loài cây gỗ chịu bóng trong giai đoạn đầu tái sinh và phát triển. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng việc thảm tươi, cây bụi phát triển quá mạnh sẽ gây ra sự cạnh tranh về ánh sáng và không gian dinh dưỡng đối với các loài cây tái sinh. Do vậy cần
thiết phải có những tác động phù hợp nhằm tận dụng được các ưu điểm của tầng cây này, đồng thời vẫn đảm bảo được quá trình xúc tiến tái sinh rừng.