Cấu trúc tầng thứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phục hồi sau cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 41 - 43)

4.2. Nghiên cứu tác động của cháy rừng đến tài nguyên thực vật rừng

4.2.1.2. Cấu trúc tầng thứ

Tầng thứ là chỉ tiêu cấu trúc hình thái theo chiều thẳng đứng của lâm phần. Cấu trúc tầng thứ phản ánh sự phân chia ánh sáng của các nhóm quần thể cây rừng khác nhau về đặc tính sinh thái, về khả năng sinh trưởng, về mức độ thành thục, nó mô phỏng một loạt các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa tầng cây cao và cây thấp, giữa cây ưa sáng và cây chịu bóng, giữa cây cùng loài hay khác loài, giữa cây cùng tuổi hay khác tuổi.

- Tầng trên cùng gồm phần lớn các loài Dẻ, Tô hạp, Côm trâu, các loài trong chi sồi, .... với chiều cao trung bình là 12-15m tầng này xếp xít nhau và liên tục.

- Tầng thứ 2 gồm các loài cây gỗ nhỏ như: Sồi hồng, Mò gối thuốc, Nanh chuột… với chiều cao trung bình là 5-7m, tầng này xếp xít nhau liên tục.

- Tầng 3 gồm cây tái sinh, cây bụi và thảm tươi với chiều cao trung bình là 1- 2m. Tầng này không liên tục.

Hình 4.6: Trạng thái rừng đối chứng tại khu vực nghiên cứu (ảnh chụp tháng 7 năm 2010)

Nhìn chung ở khu vực nghiên cứu thành phần tầng cây cao gồm những cây có đường kính bình quân 15 - 25 cm. Tuy nhiên, mật độ còn tương đối cao điều này chứng tỏ lâm phần có khả năng duy trì cường độ trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ sinh thái rừng và khả năng cải tạo hoàn cảnh của nó ở mức độ cao.

Cây bụi ở khu vực bao gồm các loài: Thành ngạnh, sung gà, đu đủ rừng, cọc rào,... với chiều cao trung bình là 0,56 m, độ che phủ bình quân là 8.25%.

Lớp thảm tươi bao gồm các loài như: Cỏ ba cạnh; Cỏ tre, Sa nhân, Lá dong, Dương xỷ gỗ, cau bụi,.. ... với chiều cao bình quân là 0,25 m.

Chiều cao và độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi ảnh hưởng tới sức nảy mầm cũng như khả năng sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng cần phát luỗng cây bụi, thảm tươi ở những nơi chúng có ảnh hưởng rõ rệt đến cây tái sinh nhằm nâng cao tỷ lệ cây có triển vọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phục hồi sau cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)