Tác động của cháy rừng đến sinh vật đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phục hồi sau cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 58 - 60)

4.3. Nghiên cứu tác động của cháy rừng tới tài nguyên đất và sinh vật đất

4.3.2. Tác động của cháy rừng đến sinh vật đất

Để phân tích tác động tổng hợp cháy rừng đến đa dạng sinh học đề tài sử dụng phương pháp phân tích sự khác biệt của số lượng các loài động vật đất mà chủ yếu là giun đất giữa rừng bị cháy và rừng đối chứng. Đây là một trong những nhóm động vật đất mẫn cảm nhất với lửa và sự biến đổi các tính chất vật lý và hoá học đất nói chung. Đồng thời chúng cũng là nhóm sinh vật ít di động, dễ điều tra do đó thường được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của cháy rừng tới điều kiện thổ nhưỡng. (Hình 12)

Hình 4.12: Điều tra động vật đất trên diện tích rừng sau khi bị cháy xảy ra sau 6 tháng ( ảnh chụp tháng 7 năm 2010)

Điều tra động vật đất trên diện tích rừng sau khi bị cháy xảy ra sau 18 tháng ( ảnh chụp tháng 5 năm 2011)

Kết quả điều tra động vật đất được tổng hợp trong bảng 4.9.

Bảng 4.9: Số lượng giun đất ở các trạng thái rừng (con/m2)

TT Hiện trạng Trạng thái rừng Độ sâu tầng đất (cm)

5 10 15 20 25 30 Tổng 1 Rừng bị cháy Ic 0.0 0.2 0.4 0.6 0.4 1.0 2.6 2 (Gỗ + Tre nứa) 0.6 0.2 0.6 0.6 0.6 0.6 3.2 3 IIb 0.0 0.2 0.6 0.7 0.0 0.6 2.1 4 IIa 0.0 0.2 0.4 0.6 1.2 1.0 3.4 Trung bình 0.15 0.2 0.50 0.63 0.55 0.8 2.83 5 Rừng đối chứng Ic 0.0 0.0 0.2 1.2 2.0 1.4 4.8 6 (Gỗ + Tre nứa) 1.4 1.6 0.8 0.4 1.0 0.0 5.2 7 IIb 1.2 1.6 0.8 1.4 1.0 0.6 6.6 8 IIa 1.2 1.4 0.4 1.2 1.0 0.4 5.6 Trung bình 0.95 1.15 0.55 1.05 1.25 0.6 5.55

Từ số liệu bảng 4.9, chúng ta nhận thấy rằng mật độ trung bình của giun đất ở các trạng thái rừng đối chứng cao hơn nhiều so với các trạng thái rừng bị cháy. Kết quả thống kê cho thấy mật độ giun đất trung bình ở các trạng thái rừng bị cháy đạt 2.83 con/m2, trong khi đó mật độ giun đất trung bình ở rừng đối chứng lên đến 5.55 con/m2. Mật độ giun đất lớn nhất đo đếm được tại trạng thái rừng IIb không bị cháy đạt 6.6 con/m2, ngược lại mật độ thấp nhất đo đếm được ở trạng thái rừng IIb bị cháy là 2.1 con/m2. Bảng số liệu cũng nói lên sự khác biệt về số lượng giun đất ở các độ sâu tầng đất và giữa các trạng thái rừng, giun đất tập trung ở độ sâu tầng đất từ 20cm đến 25 cm.

Như vậy dưới tác động của cháy rừng đã làm ảnh hưởng đến mật độ giun trong đất. So với mật độ giun đất ở rừng đối chứng thì mật độ giun đất ở rừng cháy chỉ bằng khoảng một nửa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phục hồi sau cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)