Tính chất vật lý, hóa học trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phục hồi sau cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 68 - 72)

4.4. Nghiên cứu đánh giá khả năng phục hồi rừng sau cháy

4.4.3. Tính chất vật lý, hóa học trong đất

Đất rừng sau cháy có sự thay đổi về tính chất vật lý và hóa học so với ban đầu khá rõ rệt. Những kết quả nghiên cứu ở các phần trên đã chỉ ra rằng việc mất đi độ tàn che và che phủ của thảm thực vật làm suy giảm độ ẩm đất, đồng thời độ PH và hàm lượng các chất dễ tiêu đặc biệt là K20 tăng lên đáng kể. Tuy nhiên tính chất của đất sẽ thay đổi theo thời gian đặc biệt là đối với các chất dễ tiêu trong đất dưới tác động của các yếu tố môi trường.

Thực vậy, từ các số liệu thu thập được trong đợt điều tra thứ hai, đề tài đã tiến hành tổng hợp, phân tích và so sánh với đợt điều tra thư nhất, kết quả cho thấy ở thời điểm 18 tháng sau cháy, tính chất vật lý của đất rừng tiếp tục biến động so với khoảng thời gian 6 tháng sau cháy. Điều này được thể hiện qua bảng 4.13 và hình 4.15.

Bảng 4.13: Độ ẩm và độ xốp của các trạng thái rừng bị cháy qua hai đợt điều tra

Thời gian Trạng thái rừng Độ ẩm (%) Độ xốp (%)

6 tháng sau cháy Ic 37.88 57.61 (Gỗ + Tre nứa) 48.46 59.78 IIb 48.27 58.04 IIa 36.85 52.67 Trung bình 43.32 57.03 18 tháng sau cháy Ic 38.67 56.03 (Gỗ + Tre nứa) 48.56 57.82 IIb 51.24 58.18 IIa 42.16 53.24 Trung bình 45.16 56.32

Hình 4.15: Sự biển động về độ ẩm và độ xốp giữa các trạng thái rừng qua hai đợt điều tra

khi độ xốp trung bình tính được giảm thấp, mức giảm từ 57.03% xuống còn 56.32%. Điều này được giải thích là do độ che phủ của thảm thực vật trong thời điểm điều tra lần hai đã tăng đáng kể so với lần thứ nhất, do vậy đất giữ được độ ẩm tốt hơn. Độ ẩm tăng lên còn do thời điểm thu thập số liệu, trong thời gian điều tra lần hai, khí hậu ẩm ướt hơn so với đợt điều tra ban đầu, vì vậy độ ẩm đất đã chịu tác động nhất định. Độ xốp trung bình của đất giảm đi là do tác động của xói mòn và rửa trôi đất do mưa, việc thả gia súc của các hộ gia đình sống gần rừng vào khu vực tái sinh sau cháy cũng góp phần làm tầng đất trở nên chặt hơn.

Bên cạnh việc so sánh tính chất vật lý của đất rừng qua hai đợt điều tra, đề tài cũng tiến hành so sánh sự biến động về tính chất hóa học của đất. Những biến động này được thể hiện qua bảng 4.14 và hình 4.16:

Bảng 4.14: Sự biến động về tính chất hóa học của đất rừng sau cháy tại khu vực nghiên cứu

Hiện trạng Thời gian PHkcl N

(mm/100g) P205 (mm/100g) K20 (mm/100g) Rừng bị cháy 6 tháng sau cháy 3.99 25.21 3.1 16.75 18 tháng sau cháy 3.94 15.4 3.1 9.5 Rừng đối chứng 6 tháng sau cháy 3.93 24.37 2.9 9.3

Các kết quả tính toán được từ bảng số liệu 4.14 và hình 4.16 nói lên sự biến động về tính chất hóa học của đất tại các trạng thái rừng bị cháy theo thời gian. So sánh giữa hai đợt điều tra cho thấy độ PH trung bình của đất rừng tại thời điểm thu thập số liệu lần hai đã giảm thấp xuống gần với mức trung bình

ở các trạng thái rừng đối chứng (từ 3.99 xuống còn 3.94) ứng với tính axit hay độ chua của đất đang tăng lên. Hàm lượng các chất dễ tiêu cũng có những thay đổi đáng kể. Đất bị mất N, hàm lượng chất này đo tính được chỉ ở mức 15,4 mm/100g đất, giảm 9,81mm/100g hay tương đương 38,9% so với kết quả điều tra đợt I, thấp hơn so với hàm lượng N trung bình trong các trạng thái rừng đối chứng 35,6 %. Hàm lượng K20 cũng đã giảm xuống rất thấp, từ 16.75mm/100g xuống còn 9.5 mm/100g ứng với mức giảm 43,28%. Trong các chất dễ tiêu, chỉ có hàm lượng P205 được giữ nguyên so với đợt điều tra thứ nhất.

Hình 4.16: Sự thay đổi tính chất hóa học của đất rừng bị cháy theo thời gian

Sự biến động về độ PH và hàm lượng các chất dễ tiêu có thể dế dàng được giải thích là do đất bị rửa trôi. Dưới tác động của mưa, các chất dễ tiêu trong đất bị rửa trôi xuống các tầng đất dưới sâu hoặc bị xói mòn theo tầng đất mặt dẫn đến đất bị chua và trở lên nghèo dinh dưỡng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của thảm thực vật rừng, qua đó ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phục hồi sau cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)