Đặc điểm rừng và tình hình cháy rừng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phục hồi sau cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 31 - 36)

4.1.1. Đặc điểm rừng

Vườn quốc gia Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam, nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000m so với mặt nước biển, phía Tây Bắc dãy núi Hoàng Liên, trong đó có đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Đông Dương (3.143m). Tổng diện tích phần lõi của vườn gồm 29.845ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chiếm 11.875ha, phân khu phục hồi sinh thái chiếm 17.900ha và phân khu dịch vụ hành chính gồm 70ha. Vùng lõi của vườn nằm trọn trong các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và một phần thuộc các xã Mường Khoa, Thân Thuộc huyện Than Uyên. Vùng đệm của vườn có tổng diện tích là 38.724ha, bao gồm thị trấn Sa Pa và một số xã thuộc hai huyện Sa Pa, Văn Bàn tỉnh Lào Cai, và 2 xã thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu. Trong khu vực có 6 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Dao và H'Mông chiếm đa số.

Vườn quốc gia Hoàng Liên có kiểu sinh thái rừng á nhiệt đới núi cao với hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng trong đó có nhiều loài quý hiếm và nhiều sinh cảnh đặc hữu.

Thực vật tại Vườn quốc gia Hoàng Liên có 2.024 loài thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng v.v. Có tới trên 700 loài cây được dùng làm thuốc, trong đó có những cây dược liệu được khai thác và đưa vào sử dụng từ lâu như: Thiên niên kiện, Đương quy, Thục địa, Đỗ trọng, Hoàng liên chân chim, Đỗ quyên, Kim

giao, Thảo quả v.v. Đó là chưa kể còn trên 2.500 loài lấy được mẫu tiêu bản nhưng chưa xác định được tên họ.

Số lượng các loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc hữu tại Việt Nam, khiến Vườn quốc gia Hoàng Liên sở hữu kho tàng gen cây rừng quý hiếm bậc nhất trong các vườn quốc gia Việt Nam.

Về động vật, tại Vườn quốc gia Hoàng Liên có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh những loài quen thuộc như sóc bay, mèo rừng, sơn dương, vượn đen, là những loài có nguy cơ tuyệt chủng như vượn đen tuyền, hồng hoàng, cheo cheo, voọc bạc má; chim có 347 loài trong đó có những loài quý hiếm như đại bàng đốm to, trĩ mào đỏ, chim hét mỏ vàng; động vật lưỡng cư có 41 loài; bò sát với 61 loài. Vườn bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam, trong đó có loài ếch gai rất hiếm vừa được phát hiện.

Tuy nhiên, do sự phát triển của du lịch và các hoạt động khai thác lâm sản của người dân, Vườn quốc gia Hoàng Liên đứng trước nguy cơ bị xâm hại, biến thành bãi rác do nhiều du khách tự phát cây mở lối đi, hạ trại, đốt lửa, xả rác, mặc sức chặt cây tỉa cành. Báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Sa Pa cho biết hiện nay diện tích rừng nguyên sinh trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên chỉ còn khoảng 30%, tốc độ suy thoái rừng đang tăng nhanh, trong đó có nguyên nhân can thiệp khá sâu và không có kế hoạch của con người.

4.1.2. Tình hình cháy rừng

Theo báo cáo của Vườn quốc gia Hoàng Liên từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 6 năm 2011 trên địa bàn Vườn đã để xảy ra 04 vụ cháy rừng gây thiệt hại 721,4 ha rừng cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Địa điểm, diện tích thiệt hại do cháy rừng xảy ra tại VQG Hoàng Liên năm 2010

TT Ngày xảy

ra cháy Địa điểm

Mức độ thiệt hại (%) Diện tích (ha) 1 8/2/2010 Xã Bản Hồ 50 527.5 2 8/2/2010 Xã Tả Van 50 154 3 12/2/2010 Xã San Sả Hồ 50 36.5 4 12/2/2010 Xã Bản Hồ - Tả Van 50 3.4 Tổng 721,4

Từ bảng 4.1 chúng ta có thể thấy rằng từ năm 2005 đến năm 2011, chỉ trong tháng 2 năm 2010 đã xảy ra 4 vụ cháy rừng. Trong đó cháy lớn có các vụ xáy ra tại xã Bản Hồ với diện tích thiệt hại lên đến 527.5 ha. Vụ cháy xảy ra tại xã Tả Van cũng đã gây thiệt hại 154 ha. Đáng chú ý là các vụ cháy trên xảy ra gần như vào cùng một thời điểm (từ ngày 8/2/2010 đến 12/2/2010). Điều này cho thấy các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nói riêng tại khu vực nghiên cứu.

4.1.3. Một số đặc điểm của rừng sau cháy tại khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra hiện trạng rừng bị cháy sau hai lần điều tra tại Vườn quốc gia Hoàng Liên cho thấy, tổng diện tích rừng bị cháy là 721,4 ha nằm trên ba khu vực đó là: Hai khu vực có diện tích rừng bị cháy lớn có diện tích là 530,9 ha & 154 ha thuộc xã Bản Hồ và Tả Van một khu vực có diện tích cháy nhỏ hơn có diện tích 36.5ha thuộc xã San Sả Hồ (hình 4.1).

Hình 4.1: Ví trí các đám cháy tại khu vực nghiên cứu

Các diện tích rừng ở Vườn quốc gia Hoàng Liên bị cháy vào tháng 2/2010 hầu hết các lớp phủ thực vật bị thiêu hủy phần lớn hoặc hoàn toàn (hình 4.2.). Kết quả phỏng vấn cán bộ của Vườn quốc gia Hoàng Liên và người dân địa phương, kết hợp với điều tra nhanh theo tuyến trên các khu vực

rừng bị cháy cho thấy các trạng thái rừng bị cháy chủ yếu là trạng thái Ic, IIa, IIb và rừng cây gỗ xen tre nứa (chủ yếu ở khu vực có khe suối).

Hình 4.2: Hiện trạng rừng sau cháy tại VQG Hoàng Liên (ảnh chụp tháng 7/2010)

Kết quả điều tra nhanh trên các diện tích rừng bị cháy sau hai lần điều tra (6 tháng và 18 tháng sau cháy) cho thấy một phần diện tích đất rừng ở phía chân đồi nơi gần với người dân sinh sống, người dân địa phương đã tiến hành trồng Ngô và hoa mầu. Tuy nhiên việc canh tác nương rẫy sẽ là những trở ngại trong việc quản lý và phục hồi rừng sau này bởi lẽ khi tiến hành canh tác nương Ngô và hoa mầu đã có những tác động không nhỏ đến tái sinh của rừng sau cháy. Kết quả điều tra cũng cho thấy ở những diện tích được người dân trồng Ngô cây gỗ tái sinh sau cháy rất ít so với những diện tích không canh tác nương rẫy.

thuốc, Kháo vàng, kháo xanh, Dẻ,…. Bên cạnh sự xuất hiện cây tái sinh thì lớp thảm tươi phát triển khá tốt chủ yếu là các loài như: cỏ lá tre, cỏ chít, lau, lách, bông hôi, … (hình 4.3).

Hình 4. 3: Lớp thảm tươi sau khi rừng bị cháy ( ảnh chụp tháng 7/2010)

Lớp thảm tươi phát triển sẽ góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi của đất, giữ ẩm cho đất. Tuy nhiên có những khu vực lớp thảm tươi phát triển quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây tái sinh. Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát sự phát triển của thảm tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự nẩy chồi và phát triển của cây gỗ tái sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phục hồi sau cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)