4.2. Nghiên cứu tác động của cháy rừng đến tài nguyên thực vật rừng
4.2.1.3. Cấu trúc mật độ
Mật độ rừng là nhân tố cấu trúc rừng theo mặt phẳng nằm ngang, nó liên quan đến các nhân tố cấu trúc khác, vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa gián tiếp đến tính chất đất rừng. Mật độ rừng thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về sinh trưởng chiều cao, đường kính cây rừng từ đó ảnh hưởng đến sản lượng rừng, thay đổi tiểu hoàn cảnh rừng, thay đổi quan hệ dinh dưỡng giữa rừng và đất, thay đổi khả năng bảo vệ và duy trì độ phì của đất, lớp phủ ở các ô nghiên cứu. Cháy rừng xảy ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc này ở các trạng thái rừng. Kết quả điều tra biểu thị ở bảng 4.3:
Bảng 4.3: Mật độ cây gỗ tại các trạng thái rừng trên hai hiện trạng Hiện trạng
rừng OTC Trạng thái rừng Mật độ (cây/ha)
Rừng bị cháy sau 6 tháng 2 (Gỗ + Tre nứa) 0 5 IIb 237 4 IIa 95 Trung bình 166 Rừng đối chứng 7 (Gỗ + Tre nứa) 520 8 IIb 600 9 IIa 240 Trung bình 453
Số liệu thống kê trên bảng 4.3 cho thấy mật độ cây gỗ tại các trạng thái rừng bị cháy giảm đáng kể so với rừng đối chứng, mức giảm từ 61.5% đến 100 %. Ở trạng thái rừng tre nứa, do bị cháy triệt để, mật độ cây gỗ tại OTC điều tra đã giảm xuống đến 0. Rừng IIa, số lượng cây gỗ đo đếm được chỉ còn 95 cây/ha so với 240 cây/ha trên lô đối chứng, rừng IIb mật độ rừng cũng đã giảm từ 600 cây/ha ở lô đối chứng xuống còn 237 cây/ha tại những khu rừng bị cháy.
Mật độ tương đối trung bình của cây gỗ tại khu vực nghiên cứu không cao. Mật độ trung bình trên các ô bị cháy và ô đối chứng lần lượt là 166 cây/ha và 453 cây/ha. Với mật độ này tương đối thuận lợi cho cây tái sinh phát triển. Tuy nhiên, mật độ này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây bụi và thảm tươi ưa sáng phát triển trên các lâm phần này.