Sự biến động quần thể loài sinh vật đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phục hồi sau cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 72 - 76)

4.4. Nghiên cứu đánh giá khả năng phục hồi rừng sau cháy

4.4.4. Sự biến động quần thể loài sinh vật đất

Cháy rừng xảy ra đã làm suy giảm thành phần và số lượng các loài sinh vật đất vốn mẫn cảm với lửa và nhậy cảm với sự thay đổi của môi trường đất rừng. Các số liệu thu thập được từ đợt điều tra thứ nhất cho thấy số lượng giun đất trong các trạng thái rừng sau cháy thấp hơn rõ rệt so với các trạng thái rừng đối chứng. Cùng với sự thay đổi về tính chất vật lý, tính chất hóa học của đất và sự phát triển ngày càng mạnh của thảm thực vật rừng, thành phần và số lượng cá thể các loài sinh vật đất đang hồi phục một cách nhanh tróng. Bảng số liệu 4.15 cho chúng ta thấy điều này.

Bảng 4.15. Số lượng giun đất ở các trạng thái rừng (con/m2) TT Hiện trạng Thời gian Độ sâu tầng đất (cm)

5 10 15 20 25 30 Tổng

Rừng bị cháy 6 tháng sau cháy 0.15 0.2 0.50 0.63 0.55 0.8 2.83

18 tháng sau cháy 0.43 0.42 0.4 0.6 1.2 1.0 4.05

Rừng đối chứng 6 tháng sau cháy 0.95 1.15 0.55 1.05 1.25 0.6 5.55

Số liệu thu được từ bảng 4.15 cho thấy số lượng giun đất tăng lên khá cao so với đợt điều tra đầu tiên. Tổng số giun đất trung bình ở các trạng thái rừng tăng từ 2.83 con/m2 lên 4.05 con/m2 ứng với mức tăng 43.1%. Điều này nói lên môi trường đất rừng đang dần ổn định trở lại và là điều kiện thuận lợi cho sinh vật đất cư trú và phát triển.

Qua các kết quả phân tích ở trên có thể rút ra nhận xét: tại khu vực nghiên cứu các trạng thái rừng sau cháy đang có những dấu hiệu phục hồi khá tốt. Minh chứng cho điều đó là sự gia tăng về thành phần và số lượng cá thể các loài cây gỗ tái sinh, các số liệu điều tra được cho thấy các loài cây tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt. Sự che phủ rừng không ngừng được nâng lên, điều này có ý nghĩa to lớn trong việc hạn chế xói mòn và rửa trôi đất xảy ra

trong điều kiện tầng tán chính của rừng đã bị phá vỡ phần lớn hoặc hoàn toàn. Đất rừng tiếp tục có sự thay đổi theo hướng dần ổn định các tính chất của đất do sự hồi phục nhanh tróng của thảm thực vật rừng trên đó. Các loài sinh vật đất cũng đang phát triển nhanh về số loài và số lượng cá thể của loài.

Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy trong công thức tổ thành cây tái sinh, cây có giá trị kinh tế và ý nghĩa trong công tác bảo tồn không nhiều. Nhiều loài chiếm ưu thế trong tổ thành là các loài tiên phong ưa sáng, trong giai đoạn sau của rừng, các loài này sẽ bị thay thế bởi các loài khác. Sự phát triển mạnh mẽ của tầng cây bụi thảm tươi sẽ gây ra sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng và ánh sáng đối với các loài cây tái sinh. Dinh dưỡng của đất rừng cũng đang bị mất dần do độ che phủ của thảm thực vật rừng chưa đảm bảo.. Như vậy, để góp phần xúc tiến quá trình tái sinh rừng cần có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại trên, giúp quá trình hồi phục rừng diễn ra nhanh tróng và hiệu quả.

4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng phục hồi rừng sau cháy ở khu vực nghiên cứu

Dưới tác động của cháy rừng, cấu trúc rừng và đất rừng đã bị thay đổi đáng kể. Nghiên cứu khu vực cháy tại thời điểm 6 tháng sau khi cháy và 18 tháng sau khi cháy, chúng ta thấy đã có sự tái sinh rất mạnh của các loài thực vật, đặc biệt là các loài thực vật bản địa, có sức chống chịu cao và khả năng tái sinh tốt, chủ yếu là tái sinh chồi (Ví dụ như Vối thuốc, Kháo…). Mật độ cây tái sinh xấp xỉ 700 cây/ha.

Để công tác phục hồi rừng sau cháy tại Vườn quốc gia Hoàng Liên đạt được chất lượng tốt chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:

- Các giải pháp về chính sách của nhà nước.

+ Trong quá trình điều tra thực địa nhóm thực hiện đề tài phát hiện người dân đang canh tác trên diện tích đất rừng sau cháy. Để việc phục hồi rừng không bị ảnh hưởng bởi tác động xấu của người dân, Vườn quốc gia Hoàng Liên cần nghiêm cấm tuyệt đối người dân canh tác trên diện tích đất của rừng sau cháy.

+ Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ về kinh tế để nâng cao đời sống cho người dân sống trong vùng lõi của Vườn quốc gia, nhằm giảm áp lực tác động của con người vào rừng như: Tạo công ăn việc làm ổn định, hỗ trợ về cây giống, con giống,... phương pháp canh tác, nuôi trồng,...

+ Khoanh vùng chăn thả gia súc, nghiêm cấm việc chăn thả gia súc trên những diện tích rừng bị cháy để bảo vệ các loài cây tái sinh.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng cho người dân sống trên địa bàn.

+ Về lâu dài, để phòng ngừa, ngăn chặn cháy rừng, bảo vệ Vườn quốc gia Hoàng Liên một cách chắc chắn, hiệu quả, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu hỗ trợ di chuyển, sắp xếp lại hàng ngàn hộ dân thuộc 5 xã của huyện Sa Pa đang sinh sống từ lâu đời tại vùng đệm, vùng lõi, canh tác nương rẫy ở sâu trong vùng lõi của Vườn nhằm mục đích hạn chế tối đa các yếu tố gây nên cháy rừng.

- Các giải pháp phục hồi rừng sau cháy.

+ Lựa chon một số loài cây phù hợp với điều kiện lập địa và sinh thái để trồng bổ sung trên diện tích đã bị cháy tại các khu vực có điều kiện địa hình thấp như: Bản Séo Mí Tỷ, bản Dền Thàng xã Tả Van qua điều tra hiện

nay những loài cây có khả năng phát triển ở khu vực này là: Vối thuốc, Hoắc Quang, Dẻ, Kháo xòng, Kháo xanh,...

+ Các khu vực có độ cao 2.400 đến 2.900 mét và độ dốc lớn trồng rừng rất khó khăn thuộc các bản Tả Chung Hồ, Séo Trung Hồ của xã Bản Hồ; Bản Sín Trải của xã San Sả Hồ sẽ tiến hành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh để phục hồi rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Thông qua việc nuôi dưỡng những loài cây bản địa đáp ứng mục tiêu phục hồi rừng, kết hợp với trồng tập trung tại những diện tích rừng bị cháy với những loài cây mọc nhanh, với mục đích nhanh chóng tạo ra điều kiện tiểu khí hậu của rừng.

+ Những vấn đề nêu trên phải được xác định thông qua khảo sát thiết kế chi tiết đến từng lô, lựa chọn các biện pháp lâm sinh cho từng đối tượng khoanh nuôi tái sinh rừng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phục hồi sau cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên sơn (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)