Phương pháp phẫu thuật
- Phẫu thuật nội soi mở thông nang vào não thất hay bể lớn hay khoang nước não tủy
- Mở cửa sổ nang vào khoang dịch dưới nhện - Đặt shunt
Tai biến và biến chứng
- Tai biến trong phẫu thuật: + Chảy máu trong mổ
+ Tổn thương tổ chức não xung quanh nang - Biến chứng sớm: xảy ra trong thời gian hậu phẫu
+ Chảy máu sau mổ: dưới da đầu, ngoài màng cứng, dưới màng cứng, trong não, trong não thất.
28 + Tràn dịch não + Viêm màng não + Nhiễm trùng vết mổ - Biến chứng muộn: + Áp xe não
+ Rò nước não tủy
Kết quả tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật
- Tử vong: nguyên nhân, thời điểm tử vong
- Tái phát triệu chứng lâm sàng: thời điểm tái phát, kết quả cộng hưởng từ, phương pháp điều trị.
- Chất lượng sống của bệnh nhân tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật: được đánh giá bằng thang điểm Karnofsky, so sánh với trước phẫu thuật.
Bảng 2.2. Đánh giá kết quả dựa vào Karnofsky
Kết quả lâm sàng Triệu chứng
Tốt (Karnofsky 90-100 điểm) Hết hoàn toàn hoặc còn không đáng kể Khá (Karnofsky 70-90 điểm) Cải thiện 1 phần
Kém (Karnofsky <70 điểm) Không thay đổi Nặng hơn hoặc tử vong Kết quả từ 3 tháng trở đi
- Tử vong: nguyên nhân, thời điểm tử vong.
- Tái phát triệu chứng lâm sàng: thời điểm tái phát, kết quả cộng hưởng từ, phương pháp điều trị.
29
- Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân từ 3 tháng trở đi theo thang điểm Karnofsky, so sánh với tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật.
-Di chứng: + Liệt 1/2 người + Nói khó + Động kinh + Giảm trí nhớ + Giảm thị lực 2.5. Các bƣớc thu thập số liệu
Bước 1: Lập danh sách các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu từ sổ lưu trữ của khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bệnh viện Việt Đức.
Bước 2: Mượn hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân có trong danh sách trên từ phòng lưu trữ hồ sơ.
Bước 3: Tiến hành thu thập các thông tin từ hồ sơ theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất (phụ lục).
Bước 4: Khám lại bệnh nhân: liên hệ với gia đình bệnh nhân, mời khám lại. + Với các bệnh nhân đến khám: khám lâm sàng, đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân theo thang điểm Karnofsky, chụp phim cộng hưởng từ kiểm tra.
+ Đối với các bệnh nhân không đến khám được: phỏng vấn bệnh nhân hoặc người thân qua điện thoại, xác định: tình trạng lâm sàng, chất lượng cuộc sống và kết quả chụp phim kiểm tra.
30
2.6. Xử lý số liệu
Nhập và sử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, kết quả nghiên cứu được tính toán theo tần suất, tỷ lệ %, giá trị trung bình và được trình bày bằng các bảng, biểu đồ. So sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng test χ², chấp nhận mức tin cậy 95%.
2.7. Đạo đức nghiên cứu
- Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều được giải thích kỹ về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra do gây mê, do phẫu thuật và ký cam kết điều trị.
- Phẫu thuật được thực hiện bởi nhóm phẫu thuật viên thần kinh được đào tạo căn bản và có kinh nghiệm.
- Tất cả các thông tin của bệnh nhân đều được giữ bí mật.
- Bệnh nhân được hẹn tái khám định kỳ, được theo dõi lâu dài, được hưởng các chế độ khám chữa bệnh theo quy định của nhà nước.
31
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm dịch tễ học
Biểu đồ 3.1. Phân loại theo nhóm tuổi
Nhận xét:
- Nhóm tuổi có tỉ lệ cao nhất là 21-40 tuổi (37,5%)
- Tuổi trung bình của bệnh nhân là 23,7±14,24,bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 1 tuổi và cao nhất là 53 tuổi.
- Nhóm bệnh nhân dưới 20 tuổi và trên 20 tuổi có tỉ lệ tương đương nhau
Biểu đồ 3.2. Phân loại theo giới
Nhận xét:
Nam chiếm 59,4%, nữ chiếm 40,6%, tỉ lệ nam/nữ là 1,46/1. 23,7 ± 14,24
32
3.2. Đặc điểm lâm sàng
Biểu đồ 3.3. Triệu chứng lâm sàng
Nhận xét:
Triệu chứng lâm sàng cũng chính là lý do bệnh nhân nhập viện, hội chứng tăng áp lực nội sọ là hay gặp nhất, chiếm 100% số BN nhập viện, sau đấy là rối loạn thăng bằng (56,2%), giảm thị lực (40,6%), động kinh (21,9%), rối loạn nội tiết (21,9%). Liệt gặp ở 1 bệnh nhân trong số liệu nghiên cứu.
Bảng 3.1. Glassgow trước khi nhập viện
Điểm Glassgow n %
14 – 15 điểm 28 87,5
9 – 13 điểm 4 12,5
≤ 8 điểm 0 0,0
Nhận xét:
Đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, Glasgow 14-15 điểm chiếm 87,5%, có 4 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ chiếm 12,5%, không có bệnh nhân nào vào viện trong tình trạng hôn mê sâu.
33
Bảng 3.2. Điểm Karnofsky trước mổ
Điểm Karnofsky n % 90 - 100 điểm 28 87,5 80 - 90 điểm 3 9,3 60 - 80 điểm 1 3,1 < 50 điểm 0 0 Tổng 32 100 Nhận xét:
Số bệnh nhân trước mổ có điểm Karnofsky > 90 điểm chiếm 87,5%, nhóm điểm 80-90 điểm chiếm 9,3%, còn lại 1 bệnh nhân chỉ có điểm 60-80 chiếm 3,1%.
3.3. Chẩn đoán hình ảnh nang màng nhện
Cắt lớp vi tính:
Trong nghiên cứu của chúng tôi cả 32 trường hợp bệnh nhân đều được chụp cắt lớp vi tính trước mổ.
Bảng 3.3. Phân bố nang theo vị trí
Vị trí n (%) Não thất 2 6,2 Hố thái dương 15 46,9 Hố sau 7 21,9 Đường giữa 8 25,0 Tổng 32 100 Nhận xét:
Vị trí hay gặp nhất của nang màng nhện trong nghiên cứu là hố thái dương chiếm 46,9%, tiếp đến là hố sau chiếm 21,9%, hố yên 18,8%, đường giữa và trong não thất gặp 6,2%.
34 Bảng 3.4. Tình trạng giãn não thất Não thất n (%) Giãn 7 21,9 Không giãn 25 78,1 Tổng 32 100 Nhận xét:
Đa số bệnh nhân không bị giãn não thất chiếm 78,1%, có 21,9% bệnh nhân có giãn não thất.
Bảng 3.5. Hình ảnh trên phim chụp CLVT. Tỉ trọng n % Tỉ trọng giảm 32 100% Thành đều 27 15,6% Thành không đều 5 84,3% Nhận xét:
Tất cả bệnh nhân có hình ảnh nang giảm tỉ trọng trên phim CLVT, trong đó thành nang đều chiếm 15,6%,không đều chiếm 84,3%
Cộng hƣởng từ
Bảng 3.6. Kích thước nang trên phim CHT
Kích thƣớc (mm) n % < 30 3 9,4 30 – 60 10 31,2 > 60 10 31,2 Không xác định 9 28,1 Tổng 32 100,0 Nhận xét:
Đa số nang có kích thước chiều lớn nhất >30 mm chiếm 62,4%, chỉ có 9,4% nang có kích thước <30 mm. Còn lại 28,1% nang không xác định chính xác kích thước trên CLVT.
35
Bảng 3.7. Tín hiệu nang trên phim CHT
Tín hiệu T1W T2W Tăng tín hiệu 0 32 Giảm tín hiệu 32 0 Thành đều 27 0 Thành không đều 5 0 Tổng 32 32 Nhận xét:
100% nang có hình ảnh tăng tín hiệu trên T2 và giảm tín hiệu trên T1. 5 bệnh nhân có nang thành đều và 27 bệnh nhân thành không đều.
Bảng 3.8. Các dấu hiệu chèn ép trên phim chụp CLVT và CHT
Cấu trúc bị chèn ép CLVT CHT n % n % Chèn ép não thất 17 53,1 15 46,9 Chèn ép tuyến yên 4 12,4 4 12,4 Chèn ép đường giữa 10 31,2 10 31,2 Chèn ép trúc não, hố sau 5 15,6 5 15,6 Hố thái dương 8 25,0 7 21,9 Nhận xét:
Có sự tương đương nhau về dấu hiệu chèn ép trên phim CLVT và CHT, tùy kích thước nang mà sự chèn ép diễn ra nhiều hay ít. Cấu trúc bị chèn ép nhiều nhất là não thất, đường giữa hố thái dương và hố sau.
36
3.4. Kết quả phẫu thuật nang màng nhện
3.4.1. Cách thức phẫu thuật
Bảng 3.9. Cách thức phẫu thuật
Cách thức phẫu thuật n %
Mở cửa sổ nang vào khoang dưới nhện 6 18,8 Nội soi mở thông nang vào não thất hay bể lớn 10 31,2
Dẫn lưu nang - ổ bụng (VP shunt) 16 50,0
Tổng 32 100
Nhận xét:
Tùy theo tình trạng lâm sàng và hình ảnh nang mà có PP phẫu thuật khác nhau. Trong nghiên cứu có 50% bệnh nhân được tiến hành dẫn lưu nang – OB. 31,2% bệnh nhân nội soi mở thông. Có 18,8% bệnh nhân đươc mở sọ dùng kính vi phẫu phẫu thuật.
3.4.2. Kết quả khi ra viện
Bảng 3.10. Triệu chứng lâm sàng
Karnofsky n %
Cải thiện triệu chứng tốt (Karnofsky 90-100 điểm) 30 93,8 Cải thiện một phần (Karnofsky 70-90 điểm) 1 3,1 Không thay đổi hoặc tử vong(karnofsky <70 điểm) 1 3,1
Tổng 32 100
Nhận xét:
Sau mổ đa số bệnh nhân có cải thiện lâm sàng rõ rệt chiếm 93,8%, có 3,1% bệnh nhân nặng lên sau mổ, số bệnh nhân sau mổ chỉ có cải thiện lâm sàng một phần là 3,1%.
37
3.4.3. Kết quả khám lại
- Số bệnh nhân khám lại là 32 bệnh nhân, số bệnh nhân được chụp CLVT kiểm tra là 20 bệnh nhân.
Bảng 3.11. Kết quả lâm sàng khi khám lại
Kết quả
Mở cửa sổ nang vào khoang nƣớc
não tủy
Nội soi mở thông nang với não thất
hay bể đáy Dẫn lƣu nang- OB n % n % n % Tốt 1 16,7 6 60,0 7 43,8 Khá 5 83,3 4 40,0 8 50,0 Kém 0 0,0 0 0,0 1 6,2 Tổng 6 100,0 10 100,0 16 100,0 p >0,05 >0,05 >0,05 Nhận xét:
So sánh tình trạng lâm sàng khi khám lại của ba phương pháp mổ thì thấy sự khác biệt về kết quả của ba phương pháp.
Với mở sọ dung kính vi phẫu thì không có bệnh nhân nào tử vong, kết quả tốt chiếm 16,7%, khá chiếm 83,3%.
Với nội soi mở thông nang vào não thất hay bể dịch não tủy cũng không có bệnh nhân nào tử vong,tốt chiếm 60%, khá chiếm 40%.
Với dẫn lưu nang vào ổ bụng thì tỉ lệ tốt và khá chiếm gần ngang nhau chiếm, có một bệnh nhân tử vong.
Bảng 3.12. Cải thiện lâm sàng sau phẫu thuật ≥ 3 tháng
Lâm sàng Trƣớc mổ Sau mổ n % n % Liệt 1/2 người 1 3,1 1 3,1 Mất thăng bằng 18 56,3 5 15,6 Động kinh 7 21,9 3 9,4 Mờ mắt 13 40,6 9 28,1 Đau đầu 32 100 17 53,1
38
Nhận xét:
Sau mổ ba tháng thì hầu hết bệnh nhân đều còn một hay vài triệu chứng khó chịu, tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt trong cuộc sống. Đau đầu là triệu chứng hay gặp nhất chiếm 53,1%.
Có 28,1% bệnh nhân vẫn còn mờ mắt sau 3 tháng phẫu thuật
9,4% bệnh nhân còn triệu chứng động kinh toàn thể hay thoáng qua 15,65% bệnh nhân còn thỉnh thoảng có triệu chứng mất thăng bằng Có 1 bệnh nhân có liệt 1/2 người trước mổ và sau mổ, triệu chứng này không được cải thiện nhiều.
Bảng 3.13. Liên quan giữa kết quả phẫu thuật với vị trí nang
Vị trí Kết quả
Nang thái dƣơng Hố sau Khác
n % n % n % Tốt 6 40 4 57,2 5 50 Khá 8 53,3 3 42,8 5 50 Kém 1 6,7 0 0,0 0 0,0 Tổng 15 100,0 7 100,0 10 100,0 p >0,05 >0,05 >0,05 Nhận xét:
So sánh giữa kết quả khám lại với vị trí nang cũng có sự khác biệt rõ. Với nang ở thái dương sau phẫu thuật 3 tháng có 1 bệnh nhân tử vong (người nhà không cho biết nguyên nhân). Tỉ lệ kết quả tốt chiếm 40%, khá chiếm 53,3%.
Với nang ở hố sau thì tỉ lệ lâm sàng cải thiện rõ sau khám lại chiếm 57,2%, khá chiếm 42,8%.
Còn lại các vị trí khác sau phẫu thuật hầu hết đều có cải thiện về lâm sàng, trong đó tốt chiếm 50%, khá là 50%.
39
Bảng 3.14. Liên quan kết quả phẫu thuật và kích thước nang trên CHT
Kích thƣớc Kết quả <30 mm 30 - 60 mm > 60 mm Chung p n % n % n % Tốt 2 16,7 7 58,3 3 25,0 12 >0,05 Khá 1 10,0 2 20,0 7 70,0 10 Kém 0 0,0 1 100,0 0 0,0 1 Tổng 3 13,0 10 43,5 10 43,5 23 Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì nhóm có cải thiện lâm sàng nhiều nhất là nhóm kích thước nang 30-60mm, tỉ lệ hết triệu chứng là 58,3%, lâm sàng chỉ đạt khá sau mổ chiếm 20%, có một bệnh nhân tử vong sau ra viện ba tháng (không rõ nguyên nhân). Nhóm bệnh nhân có nang KT < 30mm sau mổ lâm sàng tốt chiếm 16,7%, khá chiếm 10%. Nhóm có nang KT >60mm thì sau ba tháng kiểm tra lại có 70% bệnh nhân chỉ cải thiện lâm sàng một phần, 25% bệnh nhân không còn triệu chứng.
40 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng 4.1.1.1 Tuổi
Trong thời gian từ 1/2012 đến 12/2013, trong nghiên cứu của chúng tôi có 32 bệnh nhân nang màng nhện đã được điều trị phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Việt Đức.
Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 23,7 ± 14,24, ít tuổi nhất là 1 tuổi và cao nhất là 53 tuổi, nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất là 21 - 40 tuổi. Bệnh gặp chủ yếu ở người trẻ tuổi (≤ 40 tuổi). Trên 40 tuổi gặp ở 6/32 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 18,7%.
Tuổi là một trong những yếu tố quan trọng định hướng chẩn đoán nang màng nhện trên lâm sàng. Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả gần tương đương, như nghiên cứu của Yves Beandic (Pháp) nghiên cứu trên 60 bệnh nhân cả điều trị nội khoa và có can thiệp phẫu thuật cho thấy tuổi trung bình mắc bệnh là 25,7 và bệnh nhân < 40 tuổi cũng chiếm đa số (62%).
Điều này cũng phù hợp với sự mô tả của y văn về nang màng nhện trong sọ chủ yếu gặp ở người trẻ tuổi của tác giả Nguyễn Quang Bài và cs đã mô tả 11 trường hợp nang nước hình thành trong sọ ở trẻ em được mổ tại bệnh viện Xanh Pôn năm 1998 [1], thường là bẩm sinh và phát hiện ra tình cờ hay khi nang lớn gây chèn ép và rất hiếm khi xuất hiện ở bệnh nhân trên 50 tuổi, trong nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ gặp 3 trường hợp bệnh nhân trên 50 tuổi (9,3%) [5],[6],[4]. Nang nước dưới nhện ở người lớn tuổi thì lâm sàng mờ nhạt do não teo, ít gây áp lực trong sọ [30],[44],[59],[15].
41
4.1.1.2 Giới
Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu là có sự chênh lệch (1,46:1), kết quả này thống nhất chung với đa số tác giả là có sự ưu thế đáng kể mắc bệnh của nam so với nữ. Trong nghiên cứu của Cummings, Alves da Silva [21], [8] cũng gặp tỉ lệ nam cao hơn đáng kể so với nữ.
Một số tác giả cũng cho kết quả tương tự nhưng tỷ lệ Nam/Nữ cao hơn so với chúng tôi: Bulent: 2,57/1; Chao Wang: 1,72/1 [54].
4.1.1.3 Đặc điểm lâm sàng
Tiền sử
Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều không có tiền sử điều trị phẫu thuật gì khác trước khi nhập viện 28/32 bệnh nhân (87,5%), nang phát triển từ từ,triệu chứng tăng dần đến khi nhập viện. Chỉ có 4 bệnh nhân (12,5%) bệnh nhân trước đó có phẫu thuật nang màng nhện tái phát.
Ngoài ra có một số bệnh nhân được điều trị triệu chứng nội khoa như tăng áp lực nội sọ, động kinh, rối loạn thăng bằng… trước khi nhập viện điều trị phẫu thuật. Việc điều trị trước khi nhập viện hầu hết do bệnh nhân chưa được chẩn đoán chính xác là nang dưới nhện, chỉ điều trị triệu chứng và không kết quả mới phải can thiệp phẫu thuật.
Lý do vào viện
Tất cả các bệnh nhân nhập viện vì đau đầu (100%), đau đầu là triệu chứng phổ biến nhất của nang màng nhện, đau đầu giúp định hướng phần nào trong quá trình khám bệnh.
Do những đặc điểm về tuổi và vị trí (phần lớn ở hố thái dương,rãnh sylvien) nên đau đầu trong nang màng nhện có đặc điểm: hầu hết triệu chứng biểu hiện lúc tuổi nhỏ, đau nhiều ở bên có nang, liên tục âm ỉ trong một thời
42
gian rồi có lúc giảm, sau đó lại tăng dần. Có thể diễn biến rầm rộ do tắc nghẽn lưu thông nước não tủy, đau đầu nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập bắt buộc bệnh nhân phải đi khám và nhập viện điều trị [50],[13],[20].
Một số bệnh nhân có biểu hiện tâm thần [56],[57],[37],[25].
Ngoài lý do đau đầu, còn gặp các lý do khác với tỷ lệ thấp hơn như động kinh 21,9, mất thăng bằng 56,2%, giảm thị lực 40,6%, liệt ½ người 3,1%. So với các nghiên cứu khác về nang màng nhện thì cũng có sự tương đồng về các lý do nhập viện như trên [19].