Hiệu lực của các thành phần trong thang điểm MUSIC

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị của thang điểm MUSIC trong tiên lượng bệnh nhân suy tim mạn tại viện tim mạch quốc gia việt nam (Trang 74 - 82)

¾ Tương quan giữa tiền sử AVE và tử vong

Qua hỏi bệnh 556 bệnh nhân, chúng tôi thấy có 102 trường hợp có tiền sử bị biến cố xơ vữa động mạch. Trong đó có 46 trường hợp bị tai biến mạch não chiếm 45,1% và 47 (46,1%) trường hợp bị nhồi máu cơ tim, 9 trường hợp bị tắc mạch chi chiếm 8,8%.

Từ bảng 3.5 chúng tôi thấy:

+ Trong tiên lượng tử vong chung, nhóm bệnh nhân có tiền sử AVE thì nguy cơ tử vong cao gấp 2,6 lần so với nhóm không có tiền sử bị AVE. Sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê với RR (1,6 – 4,0) và p < 0,001

+ Trong tiên lượng tử vong do tim, nhóm bệnh nhân có tiền sử AVE thì nguy cơ tử vong gấp 2 lần nhóm bệnh nhân không có tiền sử AVE. Sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê với RR (1,2 – 3,4) và p < 0,05. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, nhóm có tiền sử AVE có nguy cơ tử vong cao gấp 1,49 (1,14 – 1,96) lần so với nhóm không có tiền sử AVE. Như vậy, kết quả của chúng tôi cũng gần tương đồng so với kết quả nghiên cứu của tác giả.

+ Trong tiên lượng đột tử, nhóm bệnh nhân có tiền sử AVE thì nguy cơ

tử vong gấp 3 lần so với nhóm bệnh nhân không có tiền sử AVE. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với RR (1,6 – 5,7) và p < 0,001. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, nhóm có tiền sử AVE thì nguy cơ tử vong gấp 2,05 (1,33 – 3,16) lần nhóm không có tiền sử AVE. Như vậy kết quả của chúng tôi cũng tương

đồng với kết quả của tác giả

¾ Tương quan giữa kích thước nhĩ trái và tử vong

Nhĩ trái giãn là yếu tố tiên lượng xấu ở bệnh nhân suy tim. Khi nhĩ trái giãn to sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện rung nhĩ, qua đó gây rối loạn huyết

động và làm suy tim nặng lên. Mặt khác nhĩ trái giãn sẽ tạo điều kiện hình thành huyết khối, làm tăng nguy cơ tắc mạch, đặc biệt là mạch não và mạch vành. Nghiên cứu của Bayes-Genis cho thấy kích thước nhĩ trái > 26 mm/m2 (45mm) là yếu tố tiên lượng độc lập trong tiên lượng đột tử ở bệnh nhân suy tim [21].

Từ bảng 3.6 chúng tôi thấy:

+ Trong tiên lượng tử vong chung, nhóm bệnh nhân có LA > 45mm thì nguy cơ tử vong gấp 1,7 (1,1 – 2,6) lần so với nhóm có LA ≤ 45mm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

+ Trong tiên lượng tử vong do tim, nhóm bệnh nhân có LA > 45mm có nguy cơ tử vong cao hơn nhóm còn lại 1,5 (0,94 – 2,49) lần, tuy nhiên sự

khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả của chúng tôi khác so với nghiên cứu của tác giả (trong tiên lượng tử vong do tim, nhóm có

đường kính nhĩ trái trên 45mm thì nguy cơ tử vong gấp 3,66 (2,78 – 4,81) lần so với nhóm còn lại, sự khác biệt với p < 0,001).

+ Trong tiên lượng tử vong do suy bơm, nhóm bệnh nhân có LA > 45mm thì nguy cơ tử vong gấp 1,6 (0,7 - 3,7) lần so với nhóm có LA ≤ 45mm, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả của chúng tôi khác biệt so với nghiên cứu của tác giả (nhóm có đường kính nhĩ trái trên 45mm thì nguy cơ tử vong gấp 3,70 (2,58 – 5,31) lần, so với nhóm còn lại, sự

khác biệt với p < 0,001).

+ Trong tiên lượng đột tử, nhóm bệnh nhân có LA > 45mm thì nguy cơ

tử vong gấp 1,5 (0,8 – 2,9) lần nhóm bệnh nhân có LA ≤ 45mm. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả của chúng tôi cũng khác xa so với nghiên cứu của tác giả (nhóm có đường kính nhĩ trái trên 45mm thì nguy cơ tử vong gấp 3,61 (2,37 – 5,50) lần, so với nhóm còn lại, sự khác biệt với p < 0,001).

Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác biệt hẳn so với kết quả

của tác giả. Điều này có thể giải thích là do sự khác biệt về mẫu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân suy tim do bệnh van tim chiếm đa số

(41,7%) mà chủ yếu là hẹp hở van hai lá do đó nhĩ trái thường giãn nhưng chức năng thất trái ít bị ảnh hưởng nên tử vong do nguyên nhân này thường ít hơn, còn trong nghiên cứu của tác giả thì nguyên nhân suy tim do bệnh mạch vành chiếm chủ yếu (45,7%) vì thế khi nhĩ trái đã giãn to thường kèm theo suy giảm chức năng thất trái nhiều do vậy tử vong do nhóm này cũng cao hơn.

¾ Tương quan giữa phân suất tống máu thất trái và tử vong

Từ kết quả trong (bảng 3.7) chúng tôi thấy:

+ Trong tiên lượng tử vong chung, nhóm bệnh nhân có EF ≤ 35% thì nguy cơ tử vong cao gấp 1,9 (1,2 – 3,0) lần so với nhóm có EF > 35%, sự

+ Trong tiên lượng tử vong do tim, nhóm bệnh nhân có EF ≤ 35% thì nguy cơ tử vong gấp 2,5 (1,6 – 4,0) lần so với nhóm có EF > 35%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả

nhóm có EF ≤ 35% thì nguy cơ tử vong gấp 2,49 (1,85 – 3,37) lần so với nhóm có EF > 35%. Như vậy kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả.

+ Trong tiên lượng tử vong do suy bơm, nhóm bệnh nhân có EF ≤ 35% thì nguy cơ tử vong gấp 5,2 (2,2 – 12,2) lần nhóm bệnh nhân có EF > 35%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Như vậy kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả (nguy cơ tử vong của nhóm có EF ≤

35% gấp 2,42 (1,64 – 3,58) lần so với nhóm có EF > 35%). Sự khác nhau này là do trong nghiên cứu của chúng tôi có cả bệnh nhân (NYHA IV), đây là nhóm bệnh nhân suy tim nặng, với chức năng tim bị suy giảm nhiều.

¾ Tương quan giữa rung nhĩ và tử vong

Rung nhĩ khi đã xuất hiện ở bệnh nhân suy tim sẽ làm suy tim nặng lên do rối loạn huyết động và cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tai biến mạch não. Vì vậy sự xuất hiện rung nhĩ là báo hiệu tình trạng xấu với nguy cơ tử vong cao cho bệnh nhân suy tim.

Qua bảng 3.8 chúng tôi thấy:

Trong tiên lượng tử vong chung có 231 bệnh nhân bị rung nhĩ thì có 36 (15,6%) trường hợp tử vong, trong 325 bệnh nhân không bị rung nhĩ thì có 32 (9,8) trường hợp tử vong. Khi phân tích mối tương quan chúng tôi thấy nhóm bệnh nhân bị rung nhĩ thì nguy cơ tử vong gấp 1,6 (1,01 – 2,47) lần so với nhóm không bị rung nhĩ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuy nhiên do tác giả không đưa ra kết qủa nghiên cứu của mình vì thế chúng tôi cũng không có bàn luận gì thêm.

¾ Tương quan giữa blốc nhánh trái hoặc chậm dẫn truyền trong thất với tử vong

Blốc nhánh trái hoặc chậm dẫn truyền trong thất khi xuất hiện ở bệnh nhân suy tim sẽ làm giảm tính đồng bộ nhĩ thất, qua đó làm giảm cung lượng tim và làm cho tình trạng suy tim nặng lên.

Qua bảng 3.9 chúng tôi thấy:

Trong tiên lượng đột tử, nhóm bệnh nhân bị blốc nhánh trái hoặc chậm dẫn truyền trong thất có nguy cơ tử vong gấp 1,5 (0,8 – 2,9) lần so với nhóm còn lại, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Theo kết quả

nghiên cứu của tác giả, thì nguy cơ tử vong của nhóm bị blốc nhánh trái hoặc chậm dẫn truyền trong thất gấp 2,34 (1,50 – 3,36) lần so với nhóm còn lại với p < 0,001. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của tác giả. Sự khác nhau này có thể do thời gian theo dõi của chúng tôi ngắn (6 tháng) nên sự xuất hiện biến cố (tử vong) ở bệnh nhân bị blốc nhánh trái hoặc chậm dẫn truyền trong thất không bộc lộ được rõ ràng.

¾ Tương quan giữa ngoại tâm thu thất và nhịp nhanh thất không bền bỉ với tử vong

Qua bảng 3.10 chúng tôi thấy:

+ Trong tiên lượng tử vong chung, nhóm bệnh nhân bị NTT/T hoặc NNTKBB có nguy cơ tử vong gấp 1,8 (1,2 – 2,8) lần so với nhóm bệnh nhân không bị NTT/T hoặc NNTKBB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

+ Trong tiên lượng tử vong do tim, nhóm bệnh nhân bị NTT/T hoặc NNTKBB thì nguy cơ tử vong gấp 1,7 (1,02 – 2,7) lần so với nhóm không bị

NTT/T hoặc NNTKBB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Theo kết quả nghiên của tác giả, nhóm bệnh nhân bị NTT/T hoặc NNTKBB có nguy cơ tử vong gấp 2,53 (1,93 – 3.31) lần so với nhóm còn lại. Như vậy kết

quả của chúng tôi có hơi thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả. Điều này có thể lý giải do thời gian theo dõi của chúng tôi ngắn (6 tháng) nên chưa phản chính xác được vai trò của sự xuất hiện NTT/T hoặc NNTKBB đối với biến cố (tử vong). Tuy nhiên vẫn có điểm giống nhau là “Sự xuất hiện NTT/T hoặc NNTKBB ở bệnh nhân suy tim sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do tim”.

+ Trong tiên lượng đột tử, nhóm bệnh nhân bị NTT/T hoặc NNTKBB có nguy cơ tử vong gấp 2,4 (1,3 – 4,6) lần so với nhóm bệnh nhân không bị

NTT/T hoặc NNTKBB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả của tác giả (nhóm bị NTT/T hoặc NNTKBB có nguy cơ tử vong gấp 2,77 (1,83 – 4,91) lần so với nhóm còn lại).

¾ Tương quan giữa mức lọc cầu thận và tử vong

Qua bảng 3.11 chúng tôi thấy:

+ Trong tiên lượng tử vong chung, nhóm bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút/1,73m2 thì nguy cơ tử vong gấp 1,8 (1,1 – 3,0) lần so với nhóm có MLCT ≥ 60 ml/phút/1,73m2. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

+ Trong tiên lượng tử vong do tim, nhóm bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút/1,73m2 có nguy cơ tử vong gấp 1,7 lần so với nhóm có MLCT ≥ 60 ml/phút/1,73m2. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, nhóm bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút/1,73 m2 thì nguy cơ tử vong gấp 2,41 (1,81 – 3,19) lần so với nhóm còn lại với p < 0,001.

+ Trong tiên lượng tử vong do suy bơm, nhóm bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút/1,73m2 thì nguy cơ tử vong ngang bằng với nhóm bệnh nhân có MLCT ≥ 60 ml/phút/1,73m2. Tuy nhiên trong nghiên cứu của tác giả, nhóm bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút/1,73 m2 thì nguy cơ tử vong gấp 3,01 (2,04 – 4,42) lần so với nhóm còn lại với p < 0,001.

Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác hẳn so với kết quả của tác giả. Chúng tôi cũng cho rằng do thời gian theo dõi của chúng tôi ngắn

(6 tháng) trong khi đó thời gian theo dõi của tác giả là (44 tháng). Vì vậy sự

bộc lộ biến cố (tử vong) ở nhóm bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút/1,73m2 chưa được rõ ràng.

¾ Tương quan giữa hạ Na+/máu và tử vong

Hạ Na+/máu dễ xảy ra ở giai đoạn cuối của suy tim do rối loạn chức năng của thận. Hạ Na+/máu gây ra nhiều biến chứng nặng, đáng chú ý là phù não và tăng tỷ lệ tử vong nhất là đột tử [2].

Qua bảng 3.12 chúng tôi thấy:

+ Trong tiên lượng tử vong chung, nhóm bệnh nhân có nồng độ

Na+/máu ≤ 138 mEq/l thì nguy cơ tử vong gấp 2 (1,2 – 3,4) lần so với nhóm có nồng độ Na+/máu > 138 mEq/l, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

+ Trong tiên lượng tử vong do tim, nhóm bệnh nhân có nồng độ

Na+/máu ≤ 138 mEq/l thì nguy cơ tử vong gấp 2,3 (1,3 – 4,2) lần so với nhóm bệnh nhân có nồng độ Na+/máu > 138 mEq/l Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, nhóm bệnh nhân có nồng độ Na+/máu ≤ 138 mEq/l thì nguy cơ tử vong gấp 1,6 (1,22 – 2,09) lần so với nhóm có nồng độ Na+/máu > 138 mEq/L.

+ Trong tiên lượng tử vong do suy bơm, nhóm bệnh nhân có nồng độ

Na+/máu ≤ 138 mEq/l thì nguy cơ tử vong gấp 4,4 (1,3 – 14,5) lần so với nhóm bệnh nhân có nồng độ Na+/máu > 138 mEq/l. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, nhóm bệnh nhân có nồng độ Na+/máu ≤ 138 mEq/l thì nguy cơ tử

vong gấp 1,9 (1,33 – 2,71) lần so với nhóm có nồng độ Na+/máu > 138 mEq/l. Như vậy kết quả của chúng tôi có vẻ cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả. Điều này có thể lý giải, trong nghiên cứu của chúng tôi có nhiều bệnh nhân suy tim nặng hơn (NYHA IV) và tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ

Na+/máu ≤ 138 mEq/l của chúng tôi (60%) cũng cao hơn so với của tác giả

¾ Tương quan giữa NT-proBNP và tử vong

Qua bảng 3.13 chúng tôi thấy

+ Trong tiên lượng tử vong chung, nhóm bệnh nhân có nồng độ NT- proBNP máu > 1000 ng/l thì có nguy cơ tử vong cao hơn nhóm còn lại 22 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với (RR: 3,1 – 159) và p < 0,001.

+ Trong tiên lượng tử vong do tim, nhóm bệnh nhân có nồng độ NT- proBNP > 1000 ng/l thì tử vong 58 trường hợp, nhóm bệnh nhân có nồng độ

NT-proBNP ≤ 1000 ng/l thì không có trường hợp nào tử vong.

+ Trong tiên lượng tử vong do suy bơm, nhóm bệnh nhân có nồng độ

NT-proBNP > 1000 ng/l thì tử vong 22 trường hợp, nhóm bệnh nhân có nồng

độ NT-proBNP ≤ 1000 ng/l thì không có trường hợp nào tử vong.

+ Trong tiên lượng đột tử, nhóm bệnh nhân có nồng độ NT-proBNP > 1000 ng/l thì tử vong 36 trường hợp, nhóm bệnh nhân có nồng độ NT- proBNP ≤ 1000 ng/l thì không tử vong trường hợp nào.

Điều này có thể lý giải do thời gian nghiên cứu của chúng tôi ngắn nên nhóm có nồng độ NT-proBNP ≤ 1000 ng/l chỉ có 1 trường hợp xuất hiện biến cố (tử vong) là do tai biến mạch não và không có trường hợp nào tử vong do tim. Tuy nhiên kết qủa trên cũng cho thấy NT-proBNP thực sự là một yếu tố

tiên lượng tốt cho bệnh nhân suy tim, điều này cũng phù hợp với nhận định của nhiều tác giả khác trên thế giới [31], [41], [23].

¾ Tương quan giữa nồng độ Troponin máu và tử vong

Troponin T là enzyme đặc hiệu chỉ có trong tế bào cơ tim. Khi có tổn thương gây thiếu máu, thiếu ôxy dẫn đến hoại tử cơ tim sẽ làm phóng thích Troponin vào máu, khiến nồng độ Troponin T trong máu tăng lên. Cơ chế

chính xác của việc tăng nồng độ Troponin máu trong suy tim chưa rõ ràng, nhưng nhiều tác giả trên thế giới đều nhận thấy rằng việc tăng nồng độ

Troponin máu (> 0,01 ng/ml) ở bệnh nhân suy tim làm tăng nguy cơ tử vong [11], [36], [56]. Vì vậy chúng tôi lấy điểm cắt là 0,01 ng/ml,

Qua bảng 3.14 chúng tôi thấy:

+ Trong tiên lượng tử vong chung, nhóm bệnh nhân có xét nghiệm Troponin trong máu (+) thì nguy cơ tử vong cao gấp 4,1 (2,6 – 6,4) lần so với nhóm có xét nghiệm Troponin máu (-), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

+ Trong tiên lượng tử vong do tim, nhóm bệnh nhân có xét nghiệm Troponin máu (+) thì nguy cơ tử vong gấp 5,1 (3,1 – 8,4) lần so với nhóm còn lại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, nhóm có xét nghiện Troponin máu (+) thì nguy cơ tử vong gấp 2,67 (1,99 – 3,58) lần so với nhóm có xét nghiệm Troponin máu âm tính (-).

+ Trong tiên lượng tử vong do suy bơm, nhóm bệnh nhân có xét nghiệm Troponin máu (+) thì nguy cơ tử vong gấp 7,1 (3,0 – 17) lần so với nhóm có xét nghiệm Troponin máu (-). Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, nguy cơ tử

vong của nhóm có xét nghiệm Troponin máu (+) gấp 3,14 (2,16 – 4,58) lần so với nhóm có xét nghiệm Troponin máu (-).

Như vậy kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả. Điều này là do việc lựa chọn điểm cắt trong xét nghiệm Troponin máu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị của thang điểm MUSIC trong tiên lượng bệnh nhân suy tim mạn tại viện tim mạch quốc gia việt nam (Trang 74 - 82)