Độ chính xác của một xét nghiệm hay một thang điểm tiên lượng được
đo lường bằng diện tích dưới đường cong ROC. Nếu diện tích đó bằng 1 thì phương pháp đó là rất tốt, nếu diện tích đó bằng 0,5 thì phương pháp đó không có giá trị. Ta có thể xác định đơn giản độ chính xác của phương pháp
đó dựa vào hệ thống điểm sau [15] 0,90 – 1 Rất tốt 0,80 – 0,90 Tốt 0,70 – 0,80 Khá tốt 0,60 – 0,70 Tồi 0,50 – 0,6 Không giá trị Như vậy qua biểu đồ 3.7 ta thấy AUC (M1) = 0,78 AUC (M3) = 0,77 AUC (M2) = 0,78 AUC (M4) = 0,74
Do đó cả 4 thang điểm MUSIC (M1, M2, M3, M4) đều có giá trị tiên lượng cho bệnh nhân suy tim ở mức độ khá tốt.
Qua biểu đồ 3.8 chúng tôi nhận thấy khả năng phân tầng của thang
điểm M1, M4 không mạnh và không ổn định bằng thang điểm M2, M3. Bởi vì tỷ lệ tử vong luôn tăng tuyến tính với điểm M2, M3. Trong khi đó ở thang
điểm M1, tỷ lệ tử vong ở nhóm có điểm M1 từ 36 đến 40 là 40%, lại thấp hơn so với tỷ lệ tử vong ở nhóm có điểm M1 từ 31 đến 35 là 50%. Trong thang
điểm M4, tỷ lệ tử vong ở nhóm có điểm M4 từ 16 đến 20 là 7,4% lại thấp hơn tỷ lệ tử vong ở nhóm có điểm M4 từ 11 đến 15 là 9,4%, tỷ lệ tử vong ở nhóm
điểm M4 từ 26 đến 30 là 17,6% lại thấp hơn tỷ lệ tử vong ở nhóm có điểm M4 từ 21 đến 25 là 23,4%.
Theo nhận định của tác giả, cũng như của nhiều tác giả khác trên thế
giới, việc tính toán một cách chính xác khả năng xuất hiện biến cố (tử vong) cho từng bệnh nhân suy tim dựa trên một thang điểm tiên lượng là rất khó [37], [38]. Có lẽ là do việc sử dụng khái niệm nguy cơ tử vong (vốn biến thiên từ 0 đến 1) để xác định tình trạng sống chết chỉ có thể là 0 hoặc 1 mà thôi, mặt khác khả năng xuất hiện biến cố tử vong của một bệnh nhân suy tim không những phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ lúc nhập viện mà còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như (nguyên nhân suy tim, tuổi tác, kết quả điều trị của từng trung tâm, sự tuân thủ điều trị của từng bệnh nhân...). Vì vậy tác giả không đưa ra điểm cắt nào để khẳng định sự xuất hiện biến cố cho người bệnh, mà qua quá trình phân tích tác giả chỉ đưa ra mốc điểm là 20 để
phân tầng nguy cơ cho bệnh nhân suy tim mà thôi. Do đó trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng không đưa ra điểm cắt nào để khẳng định sự xuất hiện biến cố (tử vong) cho bệnh nhân suy tim.
4.3.3. Liên quan giữa điểm MUSIC và tử vong
- Điểm M1: Nhìn vào bảng 3.4 chúng tôi thấy trong 68 bệnh nhân tử
vong thì có tới 56 (82%) bệnh nhân có điểm M1 trên 20 điểm và chỉ có 12(18%) bệnh nhân có điểm M1 dưới 20 điểm. Tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân có điểm M1 trên 20 là 20,7% cao hơn nhóm có điểm M1 dưới 20 điểm (chỉ có 4,2%). Như vậy có sự liên quan giữa điểm M1 và tử vong. Khi tiến hành phân tích mối liên quan chúng tôi thấy bệnh nhân suy tim có điểm M1 trên 20 thì nguy cơ tử vong trong vòng 6 tháng cao gấp 4,9 lần bệnh nhân suy tim mà có điểm M1 dưới 20 điểm. Mặt khác khi theo dõi diễn biến tử vong của hai nhóm trong vòng 6 tháng (biểu đồ 3.9) chúng tôi thấy. Tỷ lệ sống còn của nhóm có điểm M1 trên 20 điểm sau 6 tháng là 79,3% và của nhóm dưới 20 điểm là 95,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Như vậy 20 điểm được coi là một mốc để phân loại bệnh nhân nặng.
- Điểm M2: Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy trong 68 bệnh nhân tử vong thì có tới 52 (76%) bệnh nhân có điểm M2 trên 20 điểm và chỉ có 16 (24%) bệnh nhân có điểm M2 dưới 20 điểm. Tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân có
điểm M2 trên 20 là 22,3% cao hơn nhóm có điểm M2 dưới 20 điểm (chỉ có 5%). Như vậy có sự liên quan giữa điểm M2 và tử vong. Khi tiến hành phân tích mối liên quan chúng tôi thấy bệnh nhân suy tim có điểm M2 trên 20 thì nguy cơ tử vong trong vòng 6 tháng cao gấp 4,5 lần bệnh nhân suy tim mà có
điểm M2 dưới 20 điểm. Mặt khác khi theo dõi diễn biến tử vong của hai nhóm trong vòng 6 tháng (biểu đồ 3.9) chúng tôi thấy. Tỷ lệ sống còn của nhóm có điểm M2 trên 20 điểm sau 6 tháng là 77,7% và của nhóm dưới 20
điểm là 95,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Như vậy 20
điểm được coi là một mốc để phân loại bệnh nhân nặng.
- Điểm M3: Qua bảng 3.4 ta thấy trong 68 bệnh nhân tử vong thì có tới 59 (87%) bệnh nhân có điểm M3 trên 20 điểm và chỉ có 9 (13%) bệnh nhân có điểm M3 dưới 20 điểm. Tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân có điểm M3 trên 20 là 20,6% cao hơn nhóm có điểm M3 dưới 20 điểm (chỉ có 3,3%). Như
vậy có sự liên quan giữa điểm M3 và tử vong. Khi tiến hành phân tích mối liên quan này chúng tôi thấy bệnh nhân suy tim có điểm M3 trên 20 thì nguy cơ tử vong trong vòng 6 tháng cao gấp 6,1 lần bệnh nhân suy tim mà có điểm M3 dưới 20 điểm. Mặt khác khi theo dõi diễn biến tử vong của hai nhóm trong vòng 6 tháng (biểu đồ 3.9) chúng tôi thấy. Tỷ lệ sống còn của nhóm có
điểm M3 trên 20 điểm sau 6 tháng là 79,4% và của nhóm dưới 20 điểm là 96,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Như vậy 20 điểm được coi là một mốc để phân loại bệnh nhân nặng.
- Điểm M4: Qua bảng 3.4 ta thấy trong 68 bệnh nhân tử vong thì có tới 47 (69%) bệnh nhân có điểm M4 trên 20 điểm và chỉ có 21 (31%) bệnh nhân có điểm M4 dưới 20 điểm. Tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân có điểm M4 trên 20 là 24,9% cao hơn nhóm có điểm M4 dưới 20 điểm (chỉ có 5,7%). Như
vậy có sự liên quan giữa điểm M4 và tử vong. Khi tiến hành phân tích mối liên quan này chúng tôi thấy bệnh nhân suy tim có điểm M4 trên 20 thì nguy cơ tử vong trong vòng 6 tháng cao gấp 4,35 lần bệnh nhân suy tim mà có
điểm M4 dưới 20 điểm. Mặt khác khi theo dõi diễn biến tử vong của hai nhóm trong vòng 6 tháng (biểu đồ 3.9) chúng tôi thấy. Tỷ lệ sống còn của nhóm có điểm M4 trên 20 điểm sau 6 tháng là 75,1% và của nhóm dưới 20
điểm là 94,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Như vậy 20
điểm được coi là một mốc để phân loại bệnh nhân nặng.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả (theo dõi trong 44 tháng) cho thấy nhóm bệnh nhân suy tim có điểm MUSIC (M1, M2, M3, M4) trên 20 thì có nguy cơ tử vong cao gấp khoảng 4 lần nhóm bệnh nhân suy tim có điểm MUSIC (M1, M2, M3, M4) dưới 20.
Như vậy mốc 20 điểm thực sự có giá trị giúp phân tầng bệnh nhân suy tim. Bệnh nhân có mức điểm MUSIC > 20 điểm thì nguy cơ tử vong cao hơn bệnh nhân có mức điểm MUSIC ≤ từ 4 đến 6 lần.