Dựa vào các triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị của thang điểm MUSIC trong tiên lượng bệnh nhân suy tim mạn tại viện tim mạch quốc gia việt nam (Trang 26 - 30)

* Năm 1964 Hiệp hội Tim mạch New York đã đưa ra cách phân loại suy tim dựa theo triệu chứng cơ năng (NYHA) và chia làm 4 độ như sau: [2], [9]

Bng 1.2. Phân độ suy tim theo NYHA

Độ Biểu hiện

I

Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường.

II

Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều. Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực.

III Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực.

IV Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi không làm gì cả.

Cách phân loại này ngày càng được áp dụng phổ biến và rộng rãi vì nó

đơn giản, dễ vận dụng cho các bác sỹ, y tá và cả bệnh nhân. Hơn nữa cách phân loại này có thể áp dụng cho các bệnh nhân tim khác nhau và tỏ ra có lợi ích trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên cách phân loại này cũng có những hạn chế nhất định như chỉ dựa vào triệu chứng cơ năng bỏ qua triệu chứng thực thể và thăm dò huyết động vì vậy không đánh giá đúng các rối loạn không triệu chứng nhất là ở những bệnh nhân ít chú ý đến sức khỏe, đồng thời cũng chưa đề cập đến tính đáp ứng với điều trị.

* Theo tác giả Glezer (Moskva năm 1973) lại chia suy tim ra làm 3 giai

đoạn như sau: [9]

Giai đọan I: Chỉ khó thở và tim nhanh khi làm nặng sau đó trở về bình thường chậm hơn người bình thường

Giai đoạn II: Đã có triệu chứng khó thở, phù, ứ huyết phổi, gan thận. Trong đó lại chia

II A: Triệu chứng đó xuất hiện vào buổi chiều hoặc sau công việc nặng, mất đi sau nghỉ ngơi hoặc sau điều trị.

II B: Những triệu chứng đó xuất hiện thường xuyên và đột ngột Giai đoạn III: Biến đổi không hồi phục các cơ quan, chức năng bị rối loạn, thường có cổ chướng, suy dinh dưỡng.

* Goldman và cộng sự (năm 1981) đưa ra một bậc thang hoạt động đặc hiệu để xếp loại, căn cứ vào năng lượng tiêu thụ trong các hoạt động khác nhau. Đơn vị tính là tương đương năng lượng viết tắt là MET (tức là năng lượng tiêu thụ cho một nam giới 40 tuổi nặng 70 kg ở trạng thái nghỉ ngơi). Tuy nhiên kết quả trên là đo ở Âu Mỹ, còn ở Việt Nam do đặc điểm khí hậu và con người hoàn toàn khác nên khi áp dụng thì kết quả cũng sẽ rất khác [9].

* Ở Việt Nam từ những năm 1960 Giáo sư Vũ Đình Hải đã căn cứ vào thực tiễn lâm sàng trong nước chia suy tim làm 4 độ như sau: [9]

- Độ 1: Chỉ khó thở khi đi nhanh hoặc lên dốc. Và / hoặc Ho hoặc ho ra máu khi gắng sức như trên

- Độ 2: Khó thở khi đi đường bằng với vận tốc trung bình hoặc đang đi phải dừng lại

Gan chưa to hoặc to ít (1-2cm dưới bờ sườn)

- Độ 3: Khó thở nhiều hay ít (từ độ1 đến độ 3 theo TCYTTG)

Gan to rõ rệt (3cm dưới bờ sườn trở lên), tĩnh mạch cổ nổi, có thể phù nhẹở chân hoặc ở mắt

Tất cả các dấu hiệu trên đều có thể điều trị hết được

- Độ 4: Khó thở cả khi làm vệ sinh cá nhân hoặc khi mặc quần áo, bệnh nhân không tự phục vụ được

Gan to như độ 3 nhưng sờ thấy cứng, phù lớn toàn thân Các dấu hiệu trên không giảm hoặc giảm ít khi điều trị

• Theo Hội Nội khoa Việt Nam, phân chia mức độ suy tim trên lâm sàng gồm 4 độ như sau: [2]

Bng 1.3. Phân độ suy tim theo Hi Ni khoa Vit Nam

Độ Biểu hiện

I Bệnh nhân khó thở nhẹ, nhưng gan chưa sờ thấy II Bệnh nhân khó thở vừa, gan to dưới bờ sườn vài cm III

Bệnh nhân khó thở nhiều, gan to ngang rốn, nhưng khi điều trị có thể

nhỏ lại IV

Bệnh nhân khó thở thường xuyên, gan luôn to nhiều mặc dù đã được

* Phân loại mức độ suy tim theo khả năng dung nạp gắng sức [9]

Bng 1.4. Phân loi mc độ suy tim theo kh năng dung np gng sc

Mức độ suy tim Khả năng dung nạp gắng sức VO2max (ml/phút/kg) A - Không giảm > 20 B - Giảm nhẹ đến vừa 16 – 20 C - Giảm trung bình đến nặng 10 – 15 D - Giảm rất nặng < 10

* Theo Trường môn Tim mạch và Hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2001 đã

đưa ra bảng phân loại theo 4 giai đoạn dựa vào tiến triển của suy tim như sau: [2], [8]

- Giai đoạn A: Bệnh nhân có nguy cơ cao bị suy tim nhưng chưa có rối loạn cấu trúc tim.

- Giai đoạn B: Bệnh nhân có rối loạn cấu trúc tim dễ tiến triển thành suy tim nhưng chưa có triệu chứng của suy tim.

- Giai đoạn C: Bệnh nhân đã có hoặc hiện đang có triệu chứng của suy tim do ảnh hưởng của một bệnh tim.

- Giai đoạn D: Bệnh nhân suy tim ở giai đoạn cuối của bệnh, tim trơ

với điều trị thông thường đòi hỏi phải có những can thiệp điều trị chuyên khoa như hỗ trợ tuần hoàn, truyền liên tục thuốc cường tim, ghép tim.

Bảng phân loại này có ý nghĩa thực tiễn giúp cho việc sử dụng các biện pháp thích hợp để dự phòng tiến triển suy tim ngay từ giai đoạn A và B vì sang đến giai đoạn C và D có triệu chứng lâm sàng thì suy tim đã trở nên nặng nề và khó điều trị.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị của thang điểm MUSIC trong tiên lượng bệnh nhân suy tim mạn tại viện tim mạch quốc gia việt nam (Trang 26 - 30)