Dựa vào các thang điểm tiên lượng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị của thang điểm MUSIC trong tiên lượng bệnh nhân suy tim mạn tại viện tim mạch quốc gia việt nam (Trang 32 - 33)

Một thang điểm tiên lượng được hình thành trên cơ sở lựa chọn ra những thông số có vai trò tiên lượng độc lập từ những thông số ban đầu và quy cho chúng mức điểm cần thiết tương ứng với tầm quan trọng của nó với nguy cơ tử vong của bệnh nhân. Trên cơ sở đó, nhiều thang điểm đã được hình thành giúp tiên lượng cho bệnh nhân suy tim mạn.

* Abela, JP và cộng sự đã đưa ra một thang điểm tiên lượng cho bệnh nhân suy tim mạn bằng cách đánh giá các tiêu chí sau làm test gắng sức như

sau: Nếu huyết áp tâm thu > 130 mmHg thì cho 1 điểm, nếu thay đổi tần số tim > 50 chu kỳ/phút thì cho 3 điểm, mức tiêu thụ ôxy tối đa > 5 METs thì cho 5

điểm. Từ đó đã đưa ra kết luận, nếu bệnh nhân có tổng số điểm < 4 thì thuộc nhóm nguy cơ cao với tỷ lệ tử vong sau 4 năm là 7,3%, nếu bệnh nhân có tổng sốđiểm > 8 thì thuộc nhóm nguy cơ thấp với tỷ lệ tử vong là 3,9% [17].

* Buovy và cộng sự nghiên cứu trên 152 bệnh nhân suy tim mạn đã đưa ra một thang điểm tiên lượng gồm 8 thành phần như sau [19], [22].

Bng 1.5. Thang đim tiên lượng ca Buovy và cng s

Yếu tố tiên lượng Điểm của từng yếu tố Tổng điểm Tỷ lệ tử vong sau 18 tháng Tuổi 0,06 Giới (nam) 4 < -15 12%

Đái tháo đường 9 -15 ≥ và < -5 10%

Suy thận 17 -5 ≥ và < -1 8% Cân nặng (kg) 10 -1 ≥ và < 7 46% Phù chân -0,4 ≥ 7 và < 11 52% HA thấp (TT <110mmHg, hoặc TTr < 70mmHg) 7 ≥ 11 78% Không dùng chẹn Beta 13

* Wayne C. Levy và cộng sự đã dựa trên 5 nghiên cứu thuần tập với 9.942 bệnh nhân suy tim mạn đã đưa ra thang điểm SHFM (Seattle Heart Failure Model) gồm 24 biến rất có ý giá trị trong tiên lượng sống sau 1 năm, 2 năm, 3 năm. Tuy nhiên quá trình tính toán thang điểm này rất phức tạp, phải sử dụng phần mềm chuyên biệt nên khi áp dụng trong thực hành lâm sàng còn có nhiều hạn chế [37].

* Ngoài ra còn có những thang điểm khác cũng giúp tiên lượng cho bệnh nhân suy tim mạn như (thang điểm HFS của Lewis EF và cộng sự [38], thang điểm Munich của Stempfle HU và cộng sự [57], thang điểm HFSS của Zugck, C và cộng sự [60], thang điểm HF Revised Score của Rohde, Luis E và cộng sự [52], thang điểm của Martinez-selles M và cộng sự [40], thang

điểm của Myers J và cộng sự [45]…

* Tuy nhiên năm 2008 Rafael Vazquez và cộng sự đã đưa ra thang

điểm MUSIC (Muerte Subbita en Insuficencia Cardiaca) bao gồm các yếu tố

cận lâm sàng, tiền sử bệnh và được đánh giá là một thang điểm đơn giản giúp tiên lượng cho bệnh nhân suy tim mạn [50].

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị của thang điểm MUSIC trong tiên lượng bệnh nhân suy tim mạn tại viện tim mạch quốc gia việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)