Nguyên nhân gây suy tim

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị của thang điểm MUSIC trong tiên lượng bệnh nhân suy tim mạn tại viện tim mạch quốc gia việt nam (Trang 67 - 69)

Chúng tôi gặp nhiều nhất là nhóm bệnh lý van tim chiếm (41,7%), tuy có thấp hơn so với nghiên cứu của Chu Thị Thu Hương (2005) là 54,4% [6] nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao hơn rất nhiều so với các nghiên cứu khác trên thế

Enalapril Survival Study) tỷ lệ này là 2,2%, trong nghiên cứu DIG (Digitalis Investigation Group) tỷ lệ này là 1,4%, đặc biệt trong nghiên cứu SOLVD

(Study Of Left Ventricular dysfunction) tỷ lệ này là 0% [4]. Rõ ràng trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, mức sống người dân được nâng cao, điều kiện vệ sinh có nhiều tiến bộ, đặc biệt là sự tác động hiệu quả của chương trình phòng thấp Quốc gia nên tỷ lệ mắc thấp tim và các bệnh lý van tim do thấp đã giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, do tàn dư của thời kỳ trước nên tỷ lệ bệnh lý này vẫn còn cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác.

Đứng thứ hai là nhóm nguyên nhân suy tim do tăng huyết áp chiếm 31,1%, kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Chu Thị Thu Hương năm 2005 (17,1%) [6], điều đó cho thấy tăng huyết áp đang trở thành bệnh lý phổ biến ở nước ta và đây cũng là một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi bệnh lý tim mạch trong đó có suy tim. Theo thống kê của Giáo sư Đặng Văn Chung năm 1960, tần suất tăng huyết áp ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là 1%, theo điều tra trên toàn quốc của Trần Đỗ Trinh và cộng sự năm 1992 thì tỷ lệ này đã là 11,7%. Và năm (2002), theo điều tra dịch tễ học về tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam ở

người dân lớn hơn hoặc bằng 25 tuổi thì tần suất tăng huyết áp đã tăng đến 16,3% [6]. Theo công bố mới nhất của Viện Tim mạch Việt Nam (2010) tỷ lệ

tăng huyết áp ở người dân lớn hơn hoặc bằng 25 tuổi đã tăng đến 25,1% [10]. Bên cạnh nhóm bệnh lý tăng huyết áp, nhóm nguyên nhân suy tim do bệnh mạch vành cũng chiếm tỷ lệ khá cao 11,5%. Theo thống kê của Phạm Việt Tuân (2008) cho thấy số lượt bệnh nhân vào viện Tim mạch điều trị vì bệnh tim thiếu máu cục bộ chiếm 18,3% tổng số lượt bệnh nhân vào điều trị

[14]. Trong khi đó trường hợp phát hiện đầu tiên tại viện Tim mạch Quốc gia là vào những năm 50. Như vậy nhóm bệnh lý mạch vành cũng đang có xu hướng gia tăng.

Ngoài ra chúng tôi gặp 10,3% do bệnh cơ tim, 4,5% do bệnh tim bẩm sinh và do nguyên nhân khác chỉ chiếm dưới 1%.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị của thang điểm MUSIC trong tiên lượng bệnh nhân suy tim mạn tại viện tim mạch quốc gia việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)