Nguyên nhân chấn thương

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật gẫy kín mắt cá chân tại bệnh viện hữu nghị việt đức (Trang 52 - 54)

- X quang sau mổ: Đạt G P: Có  Không 

2. Xa:

4.1.2. Nguyên nhân chấn thương

Qua số liệu trên cho thấy nguyên nhân gãy mắt cá do tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ cao nhất (57,14% ). Điều này cho thấy tình trạng tai nạn giao thông ngày càng tăng cao. Một phần do sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng chưa phát triển kịp thời, mặt khác cũng cho thấy ý thức chấp hành giao thông cũn kộm. Tỷ lệ này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của các tác giả trong nước. Trong các tai nạn giao thông gây gẫy mắt cá, phần lớn liên quan đến xe máy (17/ 20 trường hợp),

53

chúng tôi cho rằng đây là đặc điểm riêng của các nước đang phát triển, khi xe máy đang là phương tiện phổ biến để đi lại.

Burwell và Charnley (1965) qua nghiên cứu 135 trường hợp gẫy mắt cá tại nước Anh thấy rằng nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm 15% [22].

- Một nguyên nhân cũng hay gặp là tai nạn sinh hoạt, bệnh nhân ngã chẹo chân khi đi lại, vấp ngã, leo cầu thang. Chúng tôi không gặp trường hợp tai nạn thể thao nào trong lô nghiên cứu, trong các nghiên cứu của các tác giả trong nước nguyên nhân này thường gặp với tần suất từ 3% đến 8%. Trong nghiên cứu của các tác giả nước ngoài tần suất đó khoảng 1,2% [31], [43], [63], thường gặp trong cỏc mụn thể thao như trượt tuyết, bóng đá, tennis, bóng chày…

4.1.3. Vị trớ chõn góy và cơ chế chấn thương.

- Trong 35 bệnh nhân nghiên cứu có 21 trường hợp gẫy chõn trỏi (chiếm 60%), trong các nguyên nhân gây gẫy mắt cá đều gặp gẫy chõn trỏi nhiều hơn, tuy nhiên vì cỡ mẫu chưa đủ lớn nên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

- Số liệu ở phần 3.1.4 cho thấy số bệnh nhân bị gãy kín mắt cá do nguyên

nhân gián tiếp chiếm tỷ lệ cao (28/ 35 trường hợp, chiếm 87,50%). Có 4 bệnh nhân không nhớ rõ cơ chế chấn thương, trong bệnh án cũng không ghi đầy đủ. Có 3 bệnh nhân do nguyên nhân trực tiếp, 1 trường hợp do cây gỗ đè vào mặt ngoài cẳng chân, 2 trường hợp tham gia giao thông bị phương tiện đè vào vùng cổ chân. Tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trước đây như Boehler, Chapman, Trapton, Bray, Simpson [24], [66]. Trương Hữu Đức (2003) [4], gặp 25/33 trường hợp. Bùi Trọng Danh (2008) gặp 24/31 trường hợp [3 ]..

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật gẫy kín mắt cá chân tại bệnh viện hữu nghị việt đức (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)