Quy trình tín dụng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn đƣợc thực hiện theo quy trình sổ tay tín dụng của BIDV và các văn bản sửa đổi, bổ sung hiện hành. Khối tín dụng tại BIDV Đông Sài Gòn đƣợc chia thành hai bộ phận: tín dụng khách hàng doanh nghiệp và tín dụng KHCN. Trong phần này tác giả đi vào nghiên cứu quy trình tín dụng tiêu dùng đối với KHCN.
Quy trình tín dụng tiêu dùng tại BIDV Đông Sài Gòn đƣợc chia 6 bƣớc, theo trình tự sau:
Sau khi làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ giúp hƣớng dẫn cách làm hồ sơ sao cho phù hợp. Một bộ hồ sơ vay sẽ gồm có: Hồ sơ khách hàng; CMND/ hộ chiếu; Sổ hộ khẩu/ giấy tờ chứng minh cƣ trú thƣờng xuyên; Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn); Hồ sơ khoản vay; Giấy đề nghị vay vốn và phƣơng án sử dụng vốn; Tài liệu chứng minh mục đích vay vốn; Tài liệu chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động, xác nhận lƣơng,...
Bƣớc 2: Thẩm định điều kiện vay tiêu dùng cá nhân
Đây là khâu quan trọng nhất của quy trình CVTD cá nhân nhằm xác minh tính chính xác của giấy tờ khách hàng đã nộp cho ngân hàng đồng thời làm căn cứ cho việc ra quyết định cho vay vốn và xem xét liệu quyết định đó có chính xác hay không đều dựa trên kết quả bƣớc thẩm định này. Báo cáo thẩm định cho vay sẽ do cán bộ thẩm định lập sau khi thỏa thuận với cán bộ tín dụng và nghiên cứu về Hồ sơ tín dụng.
- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: Ngân hàng tiến hành kiểm tra đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin.
- Điều tra và thu thập thông tin về khách hàng vay vốn: Các cán bộ tín dụng sẽ đi thực tế tại gia đình và nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu các thông tin nhƣ: gia đình, mục đích vay vốn, nguồn thu nhập, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc và địa phƣơng,...
- Kiểm tra xác minh thông tin: Việc xác minh này có thể thực hiện thông qua các nguồn: hồ sơ vay vốn trƣớc đây và hiện tại của khách hàng, qua Trung tâm tín dụng (CIC), các cơ quan khách hàng trực tiếp xin vay (UBND, cơ quan thuế), các ngân hàng khách hàng đã từng hay đang vay vốn ở đó.
- Phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn: Tìm hiểu và phân tích về tƣ cách và năng lực pháp luật, năng lực hàng vi nhân sự.
Bƣớc 3: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là một bƣớc trong quy trình CVTD cá nhân nhằm xác định rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro. Nội dung phân tích tín dụng thƣờng bao gồm: thu thập và phân tích thông tin nhằm xác định uy tín, tƣ cách pháp lý, khả năng tài chính và khả năng thanh toán của ngƣời đi vay trong quá khứ, hiện tại và cả tƣơng lai.
Ngày nay trong môi trƣờng cạnh tranh đòi hỏi ngân hàng phải tiến hành quy trình phân tích tín dụng nhanh, gọn và tiết kiệm.
Bƣớc 4: Xét duyệt cho vay tiêu dùng cá nhân
Sau quá trình xem xét nguồn vốn, điều kiện thanh toán, phƣơng thức và lãi suất cho vay, nhân viên tƣ vấn sẽ nộp hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để tiến hành kiểm tra, xem xét đồng thời có thể tái thẩm định (nếu cần thiết), sau đó trình lên giám đốc duyệt. Khi đó giám đốc sẽ căn cứ vào hồ sơ và báo cáo thẩm định để xem xét việc cho vay hay không. Nếu hồ sơ đƣợc duyệt thì nhân viên tín dụng sẽ thông báo đến khách hàng và tiến hành gặp để ký kết hợp đồng vay tiêu dùng tín chấp.
Ở BIDV thời gian ra quyết định vay ngắn hạn là 10 ngày, đối với các khoản vay trung và dài hạn: 25 ngày với dự án nhóm A, 15 ngày với dự án nhóm B, 12 ngày với các dự án khác còn lại. Các khoản vay nhỏ có thể do phó giám đốc KHCN phê duyệt dƣới sự chứng nhận của cán bộ thẩm định và trƣởng phòng thẩm định. Các dự án thuộc nhóm A khi trình cho phó giám đốc khách hàng phê duyệt phải chuyển qua phòng quản lý rủi ro để tái thẩm định.
Bƣớc 5: Ký kết hợp đồng và giải ngân
Bƣớc tiếp theo trong quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân đó chính là ký kết hợp đồng và giải ngân. Hợp đồng tín dụng chính là văn bản viết ghi lại thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Hai bên có trách nhiệm phải tuân thủ đúng các yêu cầu của nhau. Nội dung chính của hợp đồng tín dụng thƣờng bao gồm: Thông tin của khách hàng (Họ tên, địa chỉ, tƣ cách pháp nhân); Mục đích sử dụng khoản vay; Số lƣợng tín dụng; Lãi suất cho vay; Thời hạn tín dụng; Các loại đảm bảo; Điều kiện thanh toán.
Phòng Khách hàng cá nhân sẽ trình lên bộ phận tín dụng tờ đơn xin giải ngân, bộ phận tín dụng gửi lại cho Phòng Kế toán để đề xuất các giấy tờ cần thiết và phục vụ lƣu trữ. Sau khi đƣợc giám đốc phê duyệt thì Phòng Kế toán có trách nhiệm giải ngân khoản vay tiêu dùng tới khách hàng. Tuy nhiên nhân viên tín dụng vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát khoản vay có đƣợc sử dụng đúng mục đích không. Nếu có dấu hiệu lừa đảo hoặc chiếm đoạt thì ngân hàng có quyền thu hồi khoản vay bất cứ lúc nào.
Bƣớc 6: Thu nợ và đƣa ra phán quyết tín dụng mới
Đây là bƣớc cuối cùng trong quy trình CVTD cá nhân. Việc thu nợ khi tới hạn là việc làm hàng tháng của ngân hàng bao gồm tiền lãi và một phần khoản vay gốc. Số tiền này đã đƣợc thỏa thuận và quy định rõ trong hợp đồng vay vốn đã ký trƣớc đó.
Một số trƣờng hợp trả nợ trễ hoặc trả không đủ thì ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng để có các phán quyết tín dụng mới phù hợp. Bất cứ lúc nào khách hàng chƣa trả hết nợ của khoản vay thì khi đó quy trình CVTD cá nhân vẫn chƣa kết thúc.