Để tìm hiểu sự liên quan giữa nồng đỉnh của hs-CRP chúng tôi chia đối tượng nghiên cứu thành hai nhóm: nhóm có nồng độ đỉnh hs-CRP ≥ 10 mg/L và nhóm có nồng độ đỉnh hs-CRP < 10 mg/L.
Không có sự khác biệt về tử vong giữa hai nhóm bệnh nhân có nồng độ đỉnh hs-CRP ≥ 10 mg/L và nhóm có nồng độ đỉnh hs-CRP < 10 mg/L (RR =
1,05; 95% CI 0,95-1,23). Kêt quả này tương tự và cũng có khác với các nghiên cứu nước ngoài.
Nghiên cứu PRISM tiến hành trên 1791 bệnh nhân HCMVC không có ST chênh lên theo dõi trong thời gian 30 ngày. Các xét nghiệm được lấy vào thời điểm 48 giờ và 72 giờ sau khi nhập viện. Kết quả, CRP không phải là yếu tố tiên lượng độc lập tử vong [44].
Trong một nghiên cứu nhánh của nghiên cứu TIMI 23 (ENTIRE) gồm 438 bệnh nhân NMCT có ST chênh lên nhập viện trong vòng 6 giờ từ khi có triệu chứng được điều trị tái thông mạch vành (có hoặc không dùng thuốc ức chế thụ thể IIb/IIIa), các bệnh nhân được theo dõi trong vòng 30 ngày. Kết quả theo các nhà nghiên cứu, CRP không liên quan tới tử vong và tái NMCT trong vòng 30 ngày [52].
Benjamin M. Scirica và cộng sự đã tiến hành theo dõi 3225 bệnh nhân HCMVC để xét sự liên quan giữa CRP máu khi nhập viện với tử vong và các biến cố tim mạch (NMCT, đau ngực tái phát, suy tim) sau 30 ngày. Kết quả, ở nhóm bệnh nhân nhâp viện trong 24 giờ từ khi có triệu chứng nguy cơ tử vong trong 30 ngày tăng lần lượt 3,4 lần (p = 0,025); 4,3 lần (p = 0,006); 7,7 lần (p < 0,001) ở các nhóm có CRP máu nhập viện là: 4-10,1 mg/L; 10,1-32,4 mg/L; > 32,4 mg/L so với nhóm bệnh nhân có CRP máu nhập viện < 4mg/L [24].
Vì nồng độ CRP chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và thay đổi theo thời gian. Bên cạnh đó bệnh nhân HCMVC nhập viện từ khi có triệu chứng là rất khác nhau và thời gian lấy máu xét nghiệm cũng không giống nhau dẫn đến những kết quả khác nhau như vậy.