Phương pháp trình bày báo cáo và phân tích kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện mường la, tỉnh sơn la giai đoạn 2010 2019, phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững​ (Trang 31)

- Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành mô tả điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và mô tả hiện trạng sử dụng đất các năm 2010, 2014, 2019 của huyện Mường La. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê so sánh để tiến hành so sánh các chỉ tiêu kinh tế xã hội qua các năm của huyện Mường La và tiến hành so sánh hiện trạng sử dụng đất tại các thời điểm năm 2010, 2015, 2019 từ đó đánh giá biến động, làm cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu biến động hiện trạng đất tại huyện giai đoạn 2010 - 2019.

- Đề tài đã sử dụng biểu đồ, đồ thị và nhiều hình ảnh bản đồ để mô tả kết quả nghiên cứu một cách sinh động và trực quan hơn.

- Đề tài đã dựa vào các bảng số liệu thống kê diện t ch các năm, bảng ma trận biến động kết hợp với các biểu đồ mô tả để phân t ch đánh giá tổng hợp kết quả nghiên cứu làm rõ những tồn tại, những điểm chưa hợp lý trong sử dụng đất của huyện.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.

3.1. Điểm qua điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mƣờng La

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý huyện Mường La

Huyện Mường La là một huyện vùng núi nằm ph a Đông Bắc của tỉnh Sơn La, cách trung tâm tỉnh Sơn La khoảng 41 km, ranh giới huyện có tiếp giáp với các đơn vị hành ch nh như sau:

- Ph a Bắc giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Yên Bái.

- Ph a Nam giáp huyện Mai Sơn, huyện Bắc Yên và Thành Phố Sơn La. - Ph a Đông giáp tỉnh Yên Bái.

- Ph a Tây giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu.

Theo số liệu thống kê năm 2019 của huyện Mường La cho thấy: Diện t ch tự nhiên toàn huyện là 142.274,2 ha, huyện có 15 xã và 01 thị trấn gồm xã Mường Bú, Tạ Bú, Mường Chùm, Chiềng San, Chiềng Hoa, Chiềng Ân, Chiềng Muôn, Chiềng Công, Pi Toong, Nậm Păm, Ngọc Chiến, Hua Trai, Mường Trai, Chiềng Lao, Nậm Giôn và thị trấn Ít Ong. Trung tâm huyện được đặt tại thị trấn Ít Ong.

Huyện Mường La nằm trên trục đường Tỉnh lộ 106, là một trong những tuyến đường huyết mạch của tỉnh Sơn La nối liền giữa trung tâm Mường La và thành phố Sơn La, nên có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, dịch vụ, thương mại và văn hoá với các huyện bạn, góp phần nâng cao giá trị thu nhập của huyện và nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân. Một thuận lợi lớn nữa là nhà máy thuỷ điện Sơn La và các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ khác được xây dựng trên địa bàn huyện nên ch nh phủ cũng như tỉnh quan tâm đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện về mọi mặt.

3.1.1.2. Địa hình

Là huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, huyện Mường La có đặc thù địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, chủ yếu là núi cao và trung bình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam bao gồm các dạng địa hình ch nh: Địa hình núi cao và dốc phân bố ở ph a Đông và Đông Bắc của huyện. Đây là một phần sườn Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài từ Quỳnh Nhai qua Mường La và kết thúc tại Phù Yên tạo thành ranh giới giữa Sơn La và Yên Bái. Địa hình chia cắt mạnh bởi các con suối lớn và các đỉnh núi có độ cao từ 1.000m đến gần 2.000m.

Địa hình núi trung bình: Có độ cao trung bình 700m so với mặt nước biển, địa hình núi có các bãi nhỏ hẹp xen kẽ lẫn nhau, như xã Mường Bú, Mường Chùm, Mường Trai có các phiêng bãi tương đối thuận lợi để trồng lúa, rau màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Huyện Mường La nằm trong vùng kh hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình trong năm là 250

C.

Tổng lượng mưa trung bình 1.347 mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 với lượng mưa chiếm 76% tổng lượng mưa trong cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 24% tổng lượng mưa hàng năm. Độ ẩm trung bình là 85%.

- Nhìn chung kh hậu thời tiết của Mường La mang đặc trưng của miền núi Tây Bắc th ch hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: Cây công nghiệp, cây lương thực,... và th ch hợp cho chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Tuy nhiên yếu tố bất lợi do kh hậu đem lại như sương muối, rét đậm, rét hại,… cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện khá phong phú, nằm trong lưu vực sông Đà, có hệ thống sông, suối khá dày, có nhiều suối lớn và rất nhiều suối nhỏ như suối Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Păm, Nậm Pia, Nậm Pàn …Với tổng chiều dài khoảng 200 km, mật độ khoảng 1.7km/km2, các suối này là nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống và một số suối có độ dốc dòng chảy lớn, có khả năng xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ.

Do địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, dốc nên phần lớn các con suối có lưu vực nhỏ, hẹp và ngắn và đều bắt nguồn từ núi cao do đó độ dốc lưu vực lớn đã tạo nên t nh đa dạng về chế độ dòng chảy và lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch lớn. Mùa cạn nước trùng với mùa khô lưu lượng nước nhỏ, mùa

mưa lưu lượng nước lớn gây ra lũ ống lũ quét gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La, trên địa bàn huyện Mường La có 3 nhóm đất ch nh với các loại đất như sau:

- Đất Feralit: bao gồm hầu hết các vùng đồi núi có màu vàng đỏ, đỏ nâu chứa nhiều Fe, Al. Với loại đất này th ch hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày…

- Đất phù sa sông suối: Phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Pàn, Nậm Păm, Nậm Pia. Loại đất này th ch hợp cho việc trồng lúa, cây ăn quả, hoa màu.

- Đất dốc tụ: Phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, loại đất này th ch hợp cho việc trồng cây ăn quả, ngô, sắn, lúa nương…và cây hàng năm khác cùng với cây công nghiệp.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Mường La tương đối dồi dào, bao gồm:

- Nước mặt: Mường La có mật độ sông suối tương đối lớn 1,7km/km2, sông lớn nhất chảy qua địa bàn huyện là sông Đà, ngoài ra còn hệ thống các suối tương đối dày. Nước mặt chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu giữ trong các ao, hồ chứa, lòng hồ thuỷ điện, kênh mương, mặt ruộng và hệ thống sông suối. Chất lượng nguồn nước tương đối tốt. Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố không đều tập trung chủ yếu ở vùng thấp như hồ thủy điện sông Đà với trữ lượng lớn và các con suối lớn như: Nậm Mu, Nậm Păm, Nậm Pia, Nậm Bú… nguồn nước dồi dào về mùa mưa và cạn kiệt về mùa khô.

Ngoài ra lòng hồ thủy điện Sơn La với diện t ch hồ chứa: 224 km2 với dung t ch nước 9,26 tỷ m3 cũng là nguồn nước mặt quan trọng trong sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong huyện;

Việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là làm đập dâng trên các con suối để cung cấp nước tưới cho cây trồng như: Đập bản Sang, bản Ngoạng (Mường Bú), đập tràn Mường Pia (Chiềng Hoa), đập đầu mối Huổi Pơi (Nậm Păm), công trình thuỷ lợi bản Pặt (Mường Chùm), đập thuỷ lợi Mường Trai...Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác thông qua hệ thống cấp nước tự chảy. Do đó đời sống của đồng bào trên địa bàn huyện thì nước sông, suối là nguồn nước ch nh dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày hiện nay.

Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đều cả về thời gian và không gian, nguồn nước dồi dào về mùa mưa và cạn kiệt về mùa khô, phần lớn mặt nước các sông, suối đều thấp so với mặt bằng canh tác và khu dân cư nên hạn chế khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống. Chất lượng nguồn nước tương đối trong sạch. Tuy nhiên do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường từ các khu dân cư, các điểm chế biến nông sản...nên đa số các con suối trở thành nơi dẫn tụ các chất thải, chất lượng nước ở các khu vực cuối nguồn bị giảm đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay việc phân t ch chất lượng nguồn nước mặt để phục vụ sinh hoạt của nhân dân theo các quy chuẩn quốc gia đều chưa thực hiện được.(QCVN 08: 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường; và QCVN 01:2009/BYT kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng bộ Y tế.

- Nước ngầm:

Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, hệ thống nước ngầm của huyện phân bố không đều, mực nước thấp, khai thác khó khăn. Song, trong thực tế sự t ch tụ của hồ thuỷ điện Sơn La làm cho các khe nứt, hệ thống hang động hoạt động trở lại đã đẩy mực nước ngầm lên cao hơn.

Ở các khu vực còn lại nước ngầm đã được nhân dân khai thác tương đối hiệu quả để phục vụ sinh hoạt. Một số năm gần đây do độ che phủ của thảm thực vật giảm nên nguồn nước ngầm cũng bị giảm đáng kể, một số khu vực các giếng đào đã bị cạn nước về mùa khô. Vì vậy để đảm bảo có đủ nước phục vụ đời sống của nhân dân trong vùng cần quan tâm sử dụng các biện pháp trữ nước mặt, nước trời trong mùa khô như: đắp đập, xây bể chứa nước... kết hợp với các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng ở các khu vực đầu nguồn.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

- Là huyện có diện t ch đất lâm nghiệp lớn, công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng luôn được huyện quan tâm. Năm 2019 đã trồng mới 119 ha rừng tập trung, nâng tổng diện t ch rừng trồng lên 5.889 ha. Diện t ch có rừng 66.505,7 ha nâng độ che phủ rừng đạt 46,74 % xong vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng hộ đầu nguồn xung yếu cho lòng hồ Thuỷ điện Sơn La.

Do tình trạng phá rừng làm nương rẫy trước đây nên chất lượng rừng của huyện đã bị suy giảm. Hiện nay phần lớn diện t ch rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre nứa và rừng hỗn giao với trữ lượng thấp. Chỉ có một số t diện t ch rừng có trữ lượng lớn và chất lượng rừng tương đối tốt, tập trung chủ yếu ở các xã như: Ngọc Chiến, Hua Trai, Nậm Păm, Nậm Giôn.

Nhìn chung huyện Mường La có tiềm năng lợi thế trong việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế.

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Theo các tài liệu điều tra về khoáng sản, trên địa bàn huyện Mường La có nhiều loại khoáng sản khác nhau, phân bố rải rác trên khắp địa bàn huyện. Trong đó nhiều loại khoáng sản khác nhau, trữ lượng khoáng sản của huyện tương đối lớn. Đã khai thác tận thu khoáng sản vùng lòng hồ, còn các loại khoáng sản như quặng sắt tại xã Mường Trai xã Nậm Păm, vàng sa khoáng tại

xã Pi Toong, Than ở Mường Chùm…vẫn tiếp tục nghiên cứu khai thác. Đưa tiềm năng khoáng sản thành lợi thế phát triển kinh tế xã hội của huyện.

3.1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Huyện Mường La là vùng đất cổ hình thành và phát triển sớm trong lịch sử, có nhiều di chỉ có giá trị nghiên cứu như: Di chỉ Đán Canh, Lán Hạ ở Mường Trai; di chỉ Nà Lo I, Nà Lo II ở TT t Ong,... Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống như Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú... mỗi dân tộc có bản sắc đặc trưng và ngành nghề truyền thống riêng biệt, tiêu biểu như dệt thổ cẩm với các loại hình văn hóa độc đáo và làm chăn, đệm của dân tộc Thái; nghề rèn đúc khoan của dân tộc Mông... Các dân tộc anh em có truyền thống đoàn kết gắn bó trong đấu tranh, sản xuất và giao lưu văn hoá, hình thành và phát triển nền văn hoá cộng đồng đa dạng, phong phú và có t nh nhân văn cao. Cùng với sự phát triển đi lên của các dân tộc, một số khu vực nông thôn trong địa bàn Huyện đã và đang khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ những giá trị truyền thống, bản sắc riêng của dân tộc mình.

3.1.3. Thực trạng cảnh quan môi trường

Cảnh quan huyện Mường La mang vẻ đẹp của vùng núi Tây Bắc, với nhiều dãy núi trùng điệp, xen kẽ dưới chân đồi, núi là các chân ruộng bậc thang trồng lúa, màu và hệ thống các khe suối kết hợp một cách hài hòa, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt của người dân chưa hợp lý đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, ở nhiều nơi diện t ch rừng bị khai thác quá mức, hiện tượng phá rừng làm nương vẫn xảy ra. Sản xuất nông nghiệp theo hình thức bóc lột đất không có biện pháp bồi bổ cải tạo đất xảy ra khá phổ biến đã làm giảm độ phì của đất. Diện t ch đất trống đồi núi trọc chiếm hơn 35% diện t ch toàn huyện. Trên diện t ch này, thảm thực vật chủ yếu là trảng cỏ, cây bụi khả năng giữ nước

thấp, hiện tượng xói mòn, rửa trôi xảy ra khá phổ biến làm giảm tầng dày và độ phì của đất đồng thời gây sạt lở, lũ quét ở vùng thấp.

Môi trường nước và không kh trên địa bàn huyện t bị ô nhiễm. Ở một số khu vực dân cư tập trung, các điểm chế biến nông sản có lượng chất thải nhiều nhưng chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước, rác thải nên đa số các con suối trở thành nơi dẫn tụ các chất thải, chất lượng nước ở các khu vực cuối nguồn bị giảm đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Trong những thập niên gần đây cảnh quan cục bộ từng nơi bị xâm hại, ở nhiều nơi diện t ch rừng bị khai thác quá mức, hiện tượng phá rừng làm nương rẫy vẫn xảy ra. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư, khu chế biến công nghiệp và sản xuất nông nghiệp theo hình thức bóc lột đất nhưng không có biện pháp bồi bổ cải tạo đất xảy ra khá phổ biến đã làm giảm độ phì của đất. Diện t ch đất chưa sử dụng còn chiếm hơn 35% tổng diện t ch tự nhiên của toàn huyện, trên diện t ch này hiện tượng rửa trôi, xói mòn xảy ra khá nghiêm trọng gây sạt lở, lũ lụt làm ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm chưa nhiều, về cơ bản môi trường tự nhiên của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện mường la, tỉnh sơn la giai đoạn 2010 2019, phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)