Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện mường la, tỉnh sơn la giai đoạn 2010 2019, phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững​ (Trang 42 - 44)

a). Thuận lợi

- Có lợi thế về quỹ đất đai và thời tiết th ch hợp cho đa dạng hóa phát triển sản xuất nông nghiệp như trồng cây lương thực, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm (cây cao su) và chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Tiềm năng đất lâm nghiệp trên địa bàn lớn, chiếm 46,74% tổng diện t ch tự nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng diện t ch vùng nguyên liệu chế biến giấy, gỗ, cây ăn quả và cây công nghiệp.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển thông qua nhiều nguồn vốn cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh và toàn vùng Tây Bắc như: Dự án TĐC công trình thuỷ điện Sơn La; Chương trình phát triển cây cao su, chương trình nông thôn mới, Nghị Quyết 30a, Chương trình 134, 135, ...

- Về tình hình an ninh ch nh trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn Huyện luôn được giữ vững và ổn định.

- Tài nguyên đất đai phong phú, có điều kiện để phát triển công nghiệp, phát triển đô thị, phát triển hệ thống các cơ sở phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện đã được xác định, đáp ứng đủ nhu cầu cho các mục đ ch sử dụng đất.

- Kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển đúng hướng, công nghiệp bước đầu được phát triển với sự hình thành của các ngành như chế biến quặng đồng, chì, kẽm, giầy da và thủy điện nhỏ; các ngành tiểu thủ công nghiệp khác như chế biến gỗ, mộc dân dụng, chế biến nông sản, gia công cơ kh ...

- Nguồn lao động dồi dào và đang từng bước được nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng lao động được nâng lên rõ rệt.

- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

b). Khó khăn

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế chậm. Nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, kinh tế công nghiệp và xây dựng phát triển chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ chương trình dự án của Trung ương.

- Kh hậu toàn cầu ngày càng có những biến động khó lường, các chương trình chống biến đổi kh hậu chưa thể phát huy tác dụng, Mường La là một trong những huyện chịu ảnh hưởng kh hậu khắc nghiệt như hạn hán, lũ lụt, mưa đá, sương muối,... nên thường xảy ra thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra thời tiết bất thường. Đặc biệt là trận lũ lịch sử đầu tháng 8 năm 2017 gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, đặc biệt là hạ tầng giao thông, trường học...

- Tài nguyên đất tuy đa dạng về nhóm và loại nhưng phần lớn là đất dốc, tầng đất mỏng, thảm thực vật t nên quá trình suy thoái đất diễn ra ngày càng nghiêm trọng, chất lượng đất suy giảm, hạn chế đến khả năng khai thác sử dụng cho các mục đ ch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Là huyện miền núi, địa hình bị chia cắt, lượng mưa tập trung chủ yếu theo mùa là điều kiện để hình thành lũ quét và sạt lở đất, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. - Trình độ dân tr không đồng đều, hạn chế về nguồn lực vốn và nhân công lao động chất lượng cao đang là những cản trở nhất định trong quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

- Việc làm, thu nhập, đời sống của nhân dân chưa thực sự được cải thiện đặc biệt là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.

- Sự liên kết giữa Nhà nước - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp nông thôn và tiêu thụ, chế biến nông, lâm sản còn hạn chế, liên kết chưa vững chắc.

- Cơ sở hạ tầng mặc dù luôn được đầu tư nhưng cũng có rất nhiều cơ sở đang xuống cấp nhanh chóng như đường giao thông và hệ thống thuỷ lợi... đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện mường la, tỉnh sơn la giai đoạn 2010 2019, phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững​ (Trang 42 - 44)