Dân số và lao động, việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện mường la, tỉnh sơn la giai đoạn 2010 2019, phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững​ (Trang 40 - 42)

3.1.4.1. Dân số

Theo số liệu thống kê t nh đến hết quý III năm 2019 dân số toàn huyện là 99.534 nhân khẩu, 22.023 hộ, trong đó dân số khu vực thành thị chiếm 11,91%. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 70 người/km2, nhưng phân bố không đều chủ yếu tập trung ở thị trấn với mật độ dân số bình quân là 327 người/km2

.

Về dân tộc, toàn huyện có 5 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là người Mông, Thái, Kháng,... Tỷ lệ lao động qua đào tạo 15%, số người trong độ tuổi lao động 49.860 người.

Mật độ dân số phân bố không đều chủ yếu tập trung ở thị trấn, các trung tâm cụm xã và những nơi là đầu mối giao lưu trao đổi mua bán hàng hóa. Các dân tộc chủ yếu sống quần cư theo bản, tiểu khu. Trong đó dân tộc Thái chiếm đa số, ngoài ra còn có dân tộc Kinh, Mông, La Ha,...

3.1.4.2. Lao động, việc làm

- Lao động: Hiện số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động trên địa bàn huyện Mường La có 49.860 lao động, chiếm 50% tổng số dân, trong đó khu vực thành thị chiếm 7,0% và khu vực nông thôn 93,0%. Như vậy nguồn lao động của huyện dồi dào, song lực lượng lao động phân bố không đều chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chất lượng nguồn lao động còn thấp, số lao động đã qua đào tạo (từ công nhân kỹ thuật trở lên) chiếm tỷ lệ thấp. Là huyện nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh, Có tuyến Tỉnh lộ 106 nối liền huyện với trung tâm thanh phố Sơn La và từ Mường La có thể mở các tuyến đường nối sang các tỉnh vùng Đông Bắc tạo thế liên vùng hành lang Đông Tây, nền kinh tế tương đối phát triển so với các huyện khác trong toàn tỉnh, thu nhập và mức sống hiện nay phân thành 2 vùng rõ rệt. Vùng đô thị và dọc tỉnh lộ 106 do được ưu đãi về điều kiện tự nhiên, giao thông thuận lợi hơn so với các vùng khác của huyện nên kinh tế phát triển khá mạnh, cơ cấu thu nhập đa dạng hơn, nhờ vậy đời sống đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Trong khi đó ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp độc canh, chi ph sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế thấp nên vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đói cục bộ.

- Việc làm: Vấn đề giải quyết việc làm được gắn với thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các chương trình kinh tế để tham gia giải quyết việc làm; khuyến kh ch phát triển các hình thức kinh tế trang trại để thu hút lao động, giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện mường la, tỉnh sơn la giai đoạn 2010 2019, phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)