Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện mường la, tỉnh sơn la giai đoạn 2010 2019, phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững​ (Trang 36 - 39)

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La, trên địa bàn huyện Mường La có 3 nhóm đất ch nh với các loại đất như sau:

- Đất Feralit: bao gồm hầu hết các vùng đồi núi có màu vàng đỏ, đỏ nâu chứa nhiều Fe, Al. Với loại đất này th ch hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày…

- Đất phù sa sông suối: Phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Pàn, Nậm Păm, Nậm Pia. Loại đất này th ch hợp cho việc trồng lúa, cây ăn quả, hoa màu.

- Đất dốc tụ: Phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, loại đất này th ch hợp cho việc trồng cây ăn quả, ngô, sắn, lúa nương…và cây hàng năm khác cùng với cây công nghiệp.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Mường La tương đối dồi dào, bao gồm:

- Nước mặt: Mường La có mật độ sông suối tương đối lớn 1,7km/km2, sông lớn nhất chảy qua địa bàn huyện là sông Đà, ngoài ra còn hệ thống các suối tương đối dày. Nước mặt chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu giữ trong các ao, hồ chứa, lòng hồ thuỷ điện, kênh mương, mặt ruộng và hệ thống sông suối. Chất lượng nguồn nước tương đối tốt. Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố không đều tập trung chủ yếu ở vùng thấp như hồ thủy điện sông Đà với trữ lượng lớn và các con suối lớn như: Nậm Mu, Nậm Păm, Nậm Pia, Nậm Bú… nguồn nước dồi dào về mùa mưa và cạn kiệt về mùa khô.

Ngoài ra lòng hồ thủy điện Sơn La với diện t ch hồ chứa: 224 km2 với dung t ch nước 9,26 tỷ m3 cũng là nguồn nước mặt quan trọng trong sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong huyện;

Việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là làm đập dâng trên các con suối để cung cấp nước tưới cho cây trồng như: Đập bản Sang, bản Ngoạng (Mường Bú), đập tràn Mường Pia (Chiềng Hoa), đập đầu mối Huổi Pơi (Nậm Păm), công trình thuỷ lợi bản Pặt (Mường Chùm), đập thuỷ lợi Mường Trai...Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác thông qua hệ thống cấp nước tự chảy. Do đó đời sống của đồng bào trên địa bàn huyện thì nước sông, suối là nguồn nước ch nh dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày hiện nay.

Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đều cả về thời gian và không gian, nguồn nước dồi dào về mùa mưa và cạn kiệt về mùa khô, phần lớn mặt nước các sông, suối đều thấp so với mặt bằng canh tác và khu dân cư nên hạn chế khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống. Chất lượng nguồn nước tương đối trong sạch. Tuy nhiên do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường từ các khu dân cư, các điểm chế biến nông sản...nên đa số các con suối trở thành nơi dẫn tụ các chất thải, chất lượng nước ở các khu vực cuối nguồn bị giảm đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay việc phân t ch chất lượng nguồn nước mặt để phục vụ sinh hoạt của nhân dân theo các quy chuẩn quốc gia đều chưa thực hiện được.(QCVN 08: 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường; và QCVN 01:2009/BYT kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng bộ Y tế.

- Nước ngầm:

Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, hệ thống nước ngầm của huyện phân bố không đều, mực nước thấp, khai thác khó khăn. Song, trong thực tế sự t ch tụ của hồ thuỷ điện Sơn La làm cho các khe nứt, hệ thống hang động hoạt động trở lại đã đẩy mực nước ngầm lên cao hơn.

Ở các khu vực còn lại nước ngầm đã được nhân dân khai thác tương đối hiệu quả để phục vụ sinh hoạt. Một số năm gần đây do độ che phủ của thảm thực vật giảm nên nguồn nước ngầm cũng bị giảm đáng kể, một số khu vực các giếng đào đã bị cạn nước về mùa khô. Vì vậy để đảm bảo có đủ nước phục vụ đời sống của nhân dân trong vùng cần quan tâm sử dụng các biện pháp trữ nước mặt, nước trời trong mùa khô như: đắp đập, xây bể chứa nước... kết hợp với các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng ở các khu vực đầu nguồn.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

- Là huyện có diện t ch đất lâm nghiệp lớn, công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng luôn được huyện quan tâm. Năm 2019 đã trồng mới 119 ha rừng tập trung, nâng tổng diện t ch rừng trồng lên 5.889 ha. Diện t ch có rừng 66.505,7 ha nâng độ che phủ rừng đạt 46,74 % xong vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng hộ đầu nguồn xung yếu cho lòng hồ Thuỷ điện Sơn La.

Do tình trạng phá rừng làm nương rẫy trước đây nên chất lượng rừng của huyện đã bị suy giảm. Hiện nay phần lớn diện t ch rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre nứa và rừng hỗn giao với trữ lượng thấp. Chỉ có một số t diện t ch rừng có trữ lượng lớn và chất lượng rừng tương đối tốt, tập trung chủ yếu ở các xã như: Ngọc Chiến, Hua Trai, Nậm Păm, Nậm Giôn.

Nhìn chung huyện Mường La có tiềm năng lợi thế trong việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế.

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Theo các tài liệu điều tra về khoáng sản, trên địa bàn huyện Mường La có nhiều loại khoáng sản khác nhau, phân bố rải rác trên khắp địa bàn huyện. Trong đó nhiều loại khoáng sản khác nhau, trữ lượng khoáng sản của huyện tương đối lớn. Đã khai thác tận thu khoáng sản vùng lòng hồ, còn các loại khoáng sản như quặng sắt tại xã Mường Trai xã Nậm Păm, vàng sa khoáng tại

xã Pi Toong, Than ở Mường Chùm…vẫn tiếp tục nghiên cứu khai thác. Đưa tiềm năng khoáng sản thành lợi thế phát triển kinh tế xã hội của huyện.

3.1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Huyện Mường La là vùng đất cổ hình thành và phát triển sớm trong lịch sử, có nhiều di chỉ có giá trị nghiên cứu như: Di chỉ Đán Canh, Lán Hạ ở Mường Trai; di chỉ Nà Lo I, Nà Lo II ở TT t Ong,... Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống như Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú... mỗi dân tộc có bản sắc đặc trưng và ngành nghề truyền thống riêng biệt, tiêu biểu như dệt thổ cẩm với các loại hình văn hóa độc đáo và làm chăn, đệm của dân tộc Thái; nghề rèn đúc khoan của dân tộc Mông... Các dân tộc anh em có truyền thống đoàn kết gắn bó trong đấu tranh, sản xuất và giao lưu văn hoá, hình thành và phát triển nền văn hoá cộng đồng đa dạng, phong phú và có t nh nhân văn cao. Cùng với sự phát triển đi lên của các dân tộc, một số khu vực nông thôn trong địa bàn Huyện đã và đang khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ những giá trị truyền thống, bản sắc riêng của dân tộc mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện mường la, tỉnh sơn la giai đoạn 2010 2019, phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)