Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện mường la, tỉnh sơn la giai đoạn 2010 2019, phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững​ (Trang 33 - 36)

3.1.1.1. Vị trí địa lý huyện Mường La

Huyện Mường La là một huyện vùng núi nằm ph a Đông Bắc của tỉnh Sơn La, cách trung tâm tỉnh Sơn La khoảng 41 km, ranh giới huyện có tiếp giáp với các đơn vị hành ch nh như sau:

- Ph a Bắc giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Yên Bái.

- Ph a Nam giáp huyện Mai Sơn, huyện Bắc Yên và Thành Phố Sơn La. - Ph a Đông giáp tỉnh Yên Bái.

- Ph a Tây giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu.

Theo số liệu thống kê năm 2019 của huyện Mường La cho thấy: Diện t ch tự nhiên toàn huyện là 142.274,2 ha, huyện có 15 xã và 01 thị trấn gồm xã Mường Bú, Tạ Bú, Mường Chùm, Chiềng San, Chiềng Hoa, Chiềng Ân, Chiềng Muôn, Chiềng Công, Pi Toong, Nậm Păm, Ngọc Chiến, Hua Trai, Mường Trai, Chiềng Lao, Nậm Giôn và thị trấn Ít Ong. Trung tâm huyện được đặt tại thị trấn Ít Ong.

Huyện Mường La nằm trên trục đường Tỉnh lộ 106, là một trong những tuyến đường huyết mạch của tỉnh Sơn La nối liền giữa trung tâm Mường La và thành phố Sơn La, nên có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, dịch vụ, thương mại và văn hoá với các huyện bạn, góp phần nâng cao giá trị thu nhập của huyện và nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân. Một thuận lợi lớn nữa là nhà máy thuỷ điện Sơn La và các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ khác được xây dựng trên địa bàn huyện nên ch nh phủ cũng như tỉnh quan tâm đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện về mọi mặt.

3.1.1.2. Địa hình

Là huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, huyện Mường La có đặc thù địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, chủ yếu là núi cao và trung bình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam bao gồm các dạng địa hình ch nh: Địa hình núi cao và dốc phân bố ở ph a Đông và Đông Bắc của huyện. Đây là một phần sườn Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài từ Quỳnh Nhai qua Mường La và kết thúc tại Phù Yên tạo thành ranh giới giữa Sơn La và Yên Bái. Địa hình chia cắt mạnh bởi các con suối lớn và các đỉnh núi có độ cao từ 1.000m đến gần 2.000m.

Địa hình núi trung bình: Có độ cao trung bình 700m so với mặt nước biển, địa hình núi có các bãi nhỏ hẹp xen kẽ lẫn nhau, như xã Mường Bú, Mường Chùm, Mường Trai có các phiêng bãi tương đối thuận lợi để trồng lúa, rau màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Huyện Mường La nằm trong vùng kh hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình trong năm là 250

C.

Tổng lượng mưa trung bình 1.347 mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 với lượng mưa chiếm 76% tổng lượng mưa trong cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 24% tổng lượng mưa hàng năm. Độ ẩm trung bình là 85%.

- Nhìn chung kh hậu thời tiết của Mường La mang đặc trưng của miền núi Tây Bắc th ch hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: Cây công nghiệp, cây lương thực,... và th ch hợp cho chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Tuy nhiên yếu tố bất lợi do kh hậu đem lại như sương muối, rét đậm, rét hại,… cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện khá phong phú, nằm trong lưu vực sông Đà, có hệ thống sông, suối khá dày, có nhiều suối lớn và rất nhiều suối nhỏ như suối Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Păm, Nậm Pia, Nậm Pàn …Với tổng chiều dài khoảng 200 km, mật độ khoảng 1.7km/km2, các suối này là nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống và một số suối có độ dốc dòng chảy lớn, có khả năng xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ.

Do địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, dốc nên phần lớn các con suối có lưu vực nhỏ, hẹp và ngắn và đều bắt nguồn từ núi cao do đó độ dốc lưu vực lớn đã tạo nên t nh đa dạng về chế độ dòng chảy và lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch lớn. Mùa cạn nước trùng với mùa khô lưu lượng nước nhỏ, mùa

mưa lưu lượng nước lớn gây ra lũ ống lũ quét gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại huyện mường la, tỉnh sơn la giai đoạn 2010 2019, phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)