Giọng điệu "giải mã", tự vấn cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm hứng và giọng điệu trong thơ nguyễn minh khiêm (Trang 78 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Giọng điệu "giải mã", tự vấn cá nhân

Sự tự nhận thức là bước đầu trong quá trình tạo ra một cuộc sống mà bản thân mong muốn. Điều này giúp con người xác định được đam mê và niềm yêu thích của mình, cũng như xác định những tố chất nổi bật của bản thân có thể giúp được những gì cho bạn trong cuộc sống. Các nhà thơ khi đạt đến tầm nhất định trong tư tưởng nghệ thuật cũng sẽ luôn đặt ra những vấn đề, những câu hỏi cho chính mình. Những cuộc tự vấn, giải mã những góc khuất trong sáng tạo nghệ thuật thường đem lại những góc nhìn riêng, độc đáo và sâu sắc. Trong một lần trò chuyện văn chương, nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm chia sẻ: "Với người làm thơ, cần nhất là cá tính. Một tác phẩm dẫu hoa mĩ và trau chuốt, đề cập đến những vấn đề, sự kiện mang tầm vóc lớn lao, nhưng không thể hiện được tính cách riêng của người viết thì khó có thể đọng lại lâu dài trong lòng độc giả":

Tôi chưng cất thịt da mình

Chảy trên mặt giấy hiện thành ngày xưa Chữ nào còn khuất trong mưa

Chữ nào trầm tích vọng chưa thành lời Chữ nào năm tháng đánh rơi

Chữ nào đá lở sông trôi sấm rền Chữ nào không tuổi không tên Đồng đội ơi hãy nhìn lên bầu trời.

(Hồi ức một con đường)

Nguyễn Minh Khiêm không ngại tự bộc lộ nội tâm, trải lên trang giấy. Để rồi, ta có thể nhìn thấy ý nghĩ, cảm xúc của ông hiện hình, rõ ràng, rành mạch nhưng cũng không kém phần ám ảnh, huyễn hoặc, tựa như những nét vẽ một bức tranh trừu tượng:

Trong chiếc vỏ đêm

Gần sáu mươi năm ta chưa rõ hình hài Những câu thơ như tia máu vằn lên Quẫy đạp khúc ruột mình

Đau quặn thắt trong chiếc nôi chật hẹp…

Viết về bản thân, nhà thơ làm một cuộc phân thân ngoạn mục thành hai con người: Con người ý thức và con người thực thể. Con người ý thức, trong cái nhìn có phần khắt khe với con người thực thể, thảng thốt:

Nhận ra mình là sản phẩm của nghệ thuật bonsai Kìm, kéo, thép, định dạng khung hình

Làm chim hót mà không thành giọng điệu Vỗ cánh bay trong vị ngọt miệng người.

Trong hành trình giải mã con đường thơ của chính mình, Nguyễn Minh Khiêm không ít lần ngoái đầu “nhìn lại” để rũ bỏ những ảo tưởng nguy hại ám vào tư duy, trí óc: “Ta từng là con gián nép trên con tàu lớn/ Con tàu lao đi với vận tốc nghìn kilomet giờ, gián tưởng mình cũng có vận tốc nghìn kilomet/ Ta đã từng là con bét sống lưng trâu/ Trâu lớn, bét tưởng mình cũng lớn/ Ta là con ve trong một giàn đồng ca với chiếc loa thùng cực đại/ Ve tưởng giọng

mình chuyển rung sông núi”.

Cái tôi của Nguyễn Minh Khiêm giằng xé với những mặt mâu thuẫn đối lập. Con người biết chỉ trích dữ dội chính mình, biết làm những cuộc cách mạng để thanh tẩy, gột rửa, lột bỏ những xấu xa của bản thân ấy, có đôi khi lại nhút nhát, e dè đến đáng yêu:

Ngày em về làm dâu xứ nước Đêm tân hôn thon thót ngủ ngồi Cứ ôm ngực phía nào cũng sóng

Đi đến tận cùng những góc khuất nội tâm chính là bước đệm quan trọng để Nguyễn Minh Khiêm tiếp cận với góc khuất của những số phận quanh mình. Nhìn nhận bản thân nghiêm khắc bao nhiêu, thì khi nhìn cuộc đời, con mắt của Nguyễn Minh Khiêm lại độ lượng bấy nhiêu. Trong dòng chảy xô bồ, ồn ã của cuộc sống, có những số phận, những câu chuyện, những sự kiện bị rơi rớt lại, bị lãng quên. Ai đó có thể lướt qua tất cả những điều ấy một cách thản nhiên, vô tình và bàng quan, nhưng Nguyễn Minh Khiêm thì không. Ông tự níu mình lại, dùng câu thơ như một cánh tay nâng đỡ, sẻ chia và đồng cảm.

Viết về chiến tranh, nhiều người chọn viết về những chiến thắng vinh quang, những con người anh dũng. Nhưng Nguyễn Minh Khiêm dũng cảm chọn cho mình một lối đi gai góc hơn:

Tôi đứng lặng bên tảng đá chi chít vết thương Không một dòng tên để lại

Vết máu khô bầm dưới mặt trời

Nơi có một nhành phong lan buông xuống.

Nhà thơ dồn hết tâm sức để viết về nỗi niềm và sự hy sinh lặng lẽ của những con người, những sự vật ít ai biết đến. Rất ít người như Nguyễn Minh Khiêm, tự biến mình thành một người lữ khách, dò dẫm đi ngang cuộc đời, kiếm tìm những điều đã bị lãng quên. Điều lãng quên ấy có thể là tảng đá thấm máu biết bao đồng đội giữa rừng già, không ai còn nhớ tới, không ai còn biết tới, chỉ có nhành phong lan rủ xuống xoa dịu nỗi đau.

Chất trữ tình cùng thế sự kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên một không gian đa chiều, chuyển tải được bao trăn trở và day dứt về tình người, về thời cuộc. Chỉ điểm qua mấy bài thơ ở tập Cụng ly để lại những dấu ấn khó phai trong lòng độc giả. Chén rượu nhà thơ mời bạn đọc “Cụng ly” ăm ắp những tâm trạng và góc khuất của cuộc đời, hương rượu đưa con người trở về bản ngã:

Bây giờ ta rót cho nhau

Bao nhiêu khoảng lặng thẳm sâu cuộc đời Được say những đoạn không lời

Được ngây ngất chỗ không người tụng ca.

(Cụng ly)

Cái “khoảng lặng” ấy như sự soi rọi, nhìn lại chính mình sau những toan tính, ảo tưởng, nhấm nháp những vị đắng của cuộc đời theo luật nhân quả: "Bồ hòn ta cụng với ta/ Phận cày dệt gấm thêu hoa cũng cày!". Giọt nào cho những lời xưng tụng. Giọt nào cho những toan tính trắng đêm… như chắt ra từ máu con tim ươm những mầm hy vọng: "Bao nhiêu mảnh vỡ trong tim/ Rót ra nào cụng cho mềm chồi non".

Chén rượu nhà thơ mời được ủ bằng bao nếm trải vui buồn cay đắng của cuộc đời cùng sự chiêm nghiệm về nhân tình thế thái, khao khát một niềm yêu bởi vậy dẫu có cạn ly càng thêm tỉnh táo để nhìn nhận lại mình sau quá khứ mê muội, làm cho con người nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống và sống cho đúng nghĩa, với gia đình, quê hương.

Cảm nhận rõ sự cô đơn trong sâu thẳm cái tôi bản thể, nhưng nhà thơ không khép kín lòng mình, mà ngược lại, mở lòng chia sẻ nỗi niềm ấy với thế nhân, như là một sự tìm kiếm tri âm tri kỉ:

Mấy thằng đánh giậm hồn mình Nhét đầy một giỏ lầy sình tuổi thơ Đất bùn lấm nửa giấc mơ

Cởi tung ký ức tơ hơ ngồi cười

(Đánh giậm hồn mình)

Có ai đi đánh dậm hồn mình bao giờ đâu, người ta đi đánh dậm dể kiếm miếng ăn hàng ngày nhưng đây là đánh dậm mong thấy được tuổi thơ đã mất mà chỉ thấy toàn “sình lầy” trong đó có mồ hôi của ông, bà, cha, mẹ… giẫy giụa, xót xa vậy mà vẫn: “Cởi tung ký ức tơ hơ ngồi cười”. Tiếng cười ngạo

nghễ, sảng khoái vì nhận ra bản ngã của mình sau khi đã thấy từ bùn đen những điều tốt đẹp. Chính từ “sình lầy” ấy vút lên những câu thơ như tiếng lòng của những con người chân chính:

Bóc trần mọi nỗi niềm mình

Lộn hết ký ức đem dành tặng nhau Bẵng quên tóc đã trắng đầu

Bẵng quên cao thấp kính chào kính thưa Chữ nào cũng chật ngày xưa

Vỗ đùi vỗ vế như chưa một lần Cạn đêm còn mấy nếp nhăn

Giọt sương nào cũng đánh trần ra say.

(Đánh giậm hồn mình)

Giọt sương “đánh trần” ấy như một lưỡi dao mổ xẻ qua những tầng biểu bì chai sạn va vấp của cuộc đời để thấy cốt lõi của sự vật, hiện tượng và cái “say” ấy chính là sự tỉnh thức và có mấy ai dám “bóc trần” mình để sống cho đúng nghĩa con người.

Ở giọng điệu tự vấn, giải mã, tác giả có tham vọng giải mã cuộc sống nhưng chưa đủ độ chín còn hơi sượng. Chẳng hạn như bài thơ Giải mã. Tác giả muốn giải mã về tháp Chàm, về văn hóa Chăm nhưng mang nặng tính chủ quan. Văn hóa là tài sản của nhân loại mọi sự lý giải đều phải tôn trọng khách quan mới thuyết phục được lòng người. Bởi vậy khi nhà thơ hóa thân vào linh hồn tháp để tìm ra đáp án về văn hóa Chăm như sau:

Không có sự vĩ đại nào ngoài chiếc linh vật Linga

Không có ngôn ngữ nào lớn hơn ngôn ngữ của chiếc linh vật Linga Thần thánh đã sống vì nó và kết thúc cũng vì nó.

(Giải mã)

Theo chúng tôi, cách quan niệm này chưa thực sự thỏa đáng. Tín ngưỡng phồn thực là của chung nhân loại, phải chăng vũ điệu áp - sa - ra

như nhà thơ nói ở giữa bài thơ với ý thơ rất hay là mang đến những tia nắng

nuôi sống sự bất tử mới làm nên sự riêng biệt. Bởi vậy câu thơ kết trong bài

Giải mã chưa giải quyết được vấn đề nên làm người đọc băn khoăn, ẩn ức.

Lúc nhập bài gây cho người đọc sự la. Nhưng đọc xong ta tự hỏi "Giải mã" chã lẽ chỉ có thế thôi sao? Tác giả muốn nói cái bắt đầu của sự sống là từ đó ư? Phải mượn sự hiểu về văn hóa Ấn Độ thờ linh vật để hiểu bài thơ? Chính điều đó mà tham vọng "giải mã" của tác giả chưa đạt tới sự trừu tượng hóa, chắp cánh cho ý đồ "siêu thực" mà ông dồn nén trong cái chói sáng bắt gặp. Tuy nhiên, dù không tránh khỏi hạn chế nhưng cái được hơn cả của tập thơ là chất men say được tỏa ra từ ngôn ngữ tràn nhựa ủ trong một tâm hồn say viết, khát khao được chia sẻ giải bày. Cao Bá Quát đã khẳng định: Văn chương có hai loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại đáng thờ chuyên chú ở con người, loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương. Quan điểm này gần gũi với Nam Cao sau này: Văn chương không cần đến người thợ khéo tay chỉ làm vài kiểu mẫu đưa cho, mà phải biết đào sâu biết tìm tòi khơi nguồn chưa ai khơi và

sáng tạo những gì chưa có. Hậu duệ con cháu muôn sau vẫn khắc ghi lời tiền

Tiểu kết chương 3

Trong sáng tạo nghệ thuật, cảm hứng thường chi phối giọng điệu biểu hiện. Từ những sắc điệu cảm hứng chủ đạo, thơ Nguyễn Minh Khiêm cũng nổi bật các giọng điệu ngợi ca, tự hào, đồng cảm, sẻ chia và giải mã, tự vấn cá nhân. Điều đó đã tạo nên một giọng điệu thơ sâu lắng, ấn tượng.

Những giọng điệu nghệ thuật nổi bật này là một phương diện quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả, góp phần định hình phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Minh Khiêm.

KẾT LUẬN

Làm nên diện mạo của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, cần có cả một quá trình với sự đóng góp của nhiều thế hệ, nhiều tác giả. Vì vậy, muốn nhận diện một nền thơ ca, cần phải đặc biệt quan tâm nhận diện và phân tích một số tác giả đặc sắc, có bề dày sáng tác, tạo được dấu ấn và có những đóng góp nhất định vào đời sống thơ ca. Đặt trong góc nhìn đó, có thể thấy thơ ca hiện đại Việt Nam đã ghi nhận những nhà thơ có vị trí và đóng góp quan trọng, một trong số đó có nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm. Nghiên cứu thơ ca Nguyễn Minh Khiêm, vì thế, không chỉ là nghiên cứu về một cá nhân, mà còn là một cách tiếp cận để nhận diện các vấn đề của nền thơ hiện đại Việt Nam nói chung.

Có thể nói, nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm đã khẳng định phong cách nghệ thuật cũng như in dấu đậm nét tên tuổi của mình trong quá trình vận động của thơ ca Việt Nam hiện đại. Khởi đầu sự nghiệp là một thầy giáo trường làng, bén duyên với văn chương, với gần hai mươi tập thơ, trường ca đã xuất bản là một tài sản lớn đối với người cầm bút, theo cái nghiệp viết văn chương và có chút gì đó để lại cho đời sau là một niềm hãnh diện lớn. Với những đóng góp ấn tượng và đậm nét của mình cho thơ ca nước nhà, Nguyễn Minh Khiêm đã trở thành một tên tuổi sáng giá góp phần làm nên diện mạo thơ ca Việt Nam những thập niên cuối thế kỉ XX, những năm đầu thế kỉ XXI.

1. Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm được sống và hòa mình vào không khí hào hùng trong những năm tháng của lịch sử của dân tộc – thời kì kháng chiến chống Mỹ. Bầu không khí mà cả dân tộc hòa chung một lẽ sống lớn, lí tưởng lớn, tình cảm lớn đã góp phần bồi đắp tâm hồn cũng như làm phong phú chất liệu làm nền tảng cho những sáng tác sau này của ông. Không chỉ vậy, Nguyễn Minh Khiêm còn là người con của vùng đất xứ Thanh, cả cuộc đời ông gắn bó với những nỗi niềm vui buồn, thăng trầm của người nơi đây. Cái nắng gió, khô cằn của thiên nhiên, những nhọc nhằn của cuộc sống đã trở thành một phần làm nên một chất thơ hồn hậu, yêu thương của Nguyễn Minh Khiêm.

2. Nguyễn Minh Khiêm là nhà thơ luôn đau đáu, nặng lòng với làng quê, dòng sông quê hương và con người miền Trung. Ông viết về làng quê, con người nơi đây bằng tất cả nỗi lòng của mình. Với Nguyễn Minh Khiêm, viết về làng quê, dòng sông quê hương để níu giữ hồn quê, hồn làng- những giá trị, biểu tượng văn hóa trường tồn. Viết về con người, đặc biệt là nhưng người mẹ, cả trong chiến tranh và đời thường đều được nhà thơ khắc họa với tình cảm thiêng liêng, trân trọng nhất. Viết về những đau thương mất mát trong chiến tranh và thời hậu chiến với những trang thơ đầy ám ảnh, ở đó là những tình cảm tri ân, ngợi ca, tự hào, là những băn khoăn, sẻ chia với những khó khăn vất vả khi người lính trở về với cuộc sống đời thường. Tất cả điều đó tạo nên một cái tôi nghệ sĩ vừa phong phú, da dạng mà vẫn sống động nhưng cũng đầy lắng sâu.

3. Giọng điệu thơ Nguyễn Minh Khiêm đặc sắc và được chọn lọc sử dụng một cách đầy sáng tạo. Đó là là giọng điệu ngợi ca, tự hào, là giọng điệu đồng cảm, sẻ chia và cả những trăn trở, tự vấn bản thân. Nhà thơ chọn cho mình cách dùng chất liệu mộc mạc, bình dị, gần gũi với lời nói thường ngày để giãi bày, tâm sự. Điều đó vừa thể hiện được chất thơ mượt mà, tâm tình của thơ ca truyền thống, vừa thể hiện những “góc cạnh” của thơ đương đại, đã tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn với người đọc. Chính cuộc sống muôn màu là động lực thúc đẩy sự thay đổi tích cực. Bằng nỗ lực nghệ thuật không mệt mỏi, Nguyễn Minh Khiêm luôn muốn khẳng định cái tôi cá nhân và thật lòng muốn làm một cuộc thay đổi trong cách nhìn, cách nghĩ và cả trong hành động. Những vần thơ của ông càng về sau càng thể hiện rõ tâm thế của một nghệ sĩ làm chủ nghệ thuật.

4. Tiếp cận thơ Nguyễn Minh Khiêm qua cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật, chúng ta nhận ra dường như lúc nào nhà thơ cũng muốn đi đến đáy của những suy tư thời đại. Cho nên thơ ông luôn thể hiện những khát vọng cách tân thi ca, say đắm nồng nhiệt với tình yêu, nhạy cảm với những khát vọng hướng tới một xã hội tốt đẹp. Để tổ chức nên một thế giới thơ sinh động lôi cuốn và

hấp dẫn ấy, Nguyễn Minh Khiêm đã sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả nhiều phương thức thể hiện. Tất cả điều đó thể hiện tình cảm ngợi ca, tự hào của nhà thơ đối với quê hương đất nước, về những con người dũng cảm hy sinh máu xương trong những ngày tháng khốc liệt đau thương của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

5. Là người con sinh ra và lớn lên trong khói lửa chiến tranh, Nguyễn Minh Khiêm ý thức sâu sắc về trách nhiệm của một công dân. Vì thế, cái tôi trữ tình trong thơ ông luôn hướng về những giá trị truyền thống của cha ông,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm hứng và giọng điệu trong thơ nguyễn minh khiêm (Trang 78 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)