Cảm hứng ám ảnh, suy tư khi viết về chiến tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm hứng và giọng điệu trong thơ nguyễn minh khiêm (Trang 47 - 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Cảm hứng ám ảnh, suy tư khi viết về chiến tranh

Chiến tranh đã đi qua, nhưng nó chưa bao giờ trở thành quá khứ trong cuộc đời của những người lính đã từng tham gia trận mạc. Những hồi ức đau thương, những thực tế dữ dội của chiến tranh luôn ám ảnh họ. Độ lùi thời gian là một nguyên do, nhưng có lẽ, sâu thẳm nhất chính là giá trị nhân văn, nhân bản của đời sống con người. Chiến tranh là đau thương, vì vậy, để hướng tới sự sống tốt đẹp hơn, việc nhìn nhận lại những biến cố ấy, soi chiếu bằng hệ giá trị nhân văn, phổ quát, thơ ca Việt Nam hiện đại nói riêng, văn học nghệ thuật nói chung, đã cho thấy một chặng vận động mới của đời sống, lịch sử và văn chương.

Từng là lính, từng đi qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, hơn ai hết, Nguyễn Minh Khiêm hiểu nỗi đau chiến tranh lớn đến nhường nào. Sau đạn bom, sau máu và nước mắt, thành quả vĩ đại cuối cùng mà Tổ quốc ta, nhân dân ta giành được, ấy là chiến thắng vinh quang, là độc lập, tự do. Viết về chiến tranh nhiều người chọn viết về những chiến thắng vinh quang, những con người anh dũng. Nhưng Nguyễn Minh Khiêm dũng cảm chọn cho mình một lối đi gai góc hơn: Ông dồn hết tâm sức để viết về nỗi niềm và sự hy sinh lặng lẽ của những con người, những sự vật ít ai biết đến.

Từ lòng đất hiện về tươi roi rói Lúc hy sinh bao điều chưa kịp nói Gởi vào trong màu cỏ đợi tôi về Trao màu trăng dào dạt bến sông quê Trao ngọn gió trời Hàm Rồng - Nam Ngạn Trao khúc hát qua mưa bom bão đạn Hương lúa lên thơm da diết cây cầu Dưới màu cỏ non là trận địa, chiến hào Là đường cứu thương, hầm chỉ huy, bệ pháo Mỗi tấc đất bao nhiêu lần thấm máu

Bao nhiêu lần da thịt hoá phù sa! Mấy chục năm rồi, từ màu cỏ mở ra Những gương mặt như còi tàu hú gọi Mỗi bước đi sợ chạm vào đồng đội Xin một lần cúi lạy cỏ non ơi!

(Cỏ non)

Cỏ non được Nguyễn Minh Khiêm viết khi chiến tranh đã lùi xa, cỏ non đã lên xanh trên những dấu tích của chiến tranh. “Cỏ non” có thể che phủ những trận địa, chiến hào, những hố bom bên Hàm Rồng - Nam Ngạn... nhưng dẫu non xanh đến đâu cũng không xóa nhòa bao đau thương, mất mát của chiến tranh tàn khốc để lại những di chứng cho bao thế hệ và như một thông điệp xanh gửi đến muôn đời. Phải có một sự đồng cảm và tinh tế lắm, nhà thơ mới thấy được: “Có gì xanh đau đáu dưới cỏ non/ Xanh nhoi nhói rờn rợn bàn chân bước”. Những điều ẩn sau lớp có non kia đã nuôi dưỡng màu xanh non tơ đầy sức sống: “Mỗi tấc đất bao nhiêu lần thấm máu/ Bao nhiêu lần da thịt hoá phù sa!” của bao người con đất Việt cần cù và dũng cảm. Đất nước ta bốn nghìn năm lịch sử, trải bao cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, mỗi tấc đất, mỗi mùa vàng đều thấm bao xương thịt của những người con đất Việt. Câu thơ giàu

tính triết luận mà không hề khô cứng cùng điệp ngữ: “Bao nhiêu lần”, thấm vào lòng người đọc như những hạt phù sa thầm lặng. Những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cầu Cầu Hàm Rồng bắc qua Sông Mã có vị trí đặc biệt quan trọng trên tuyến giao thông Bắc - Nam. Cầu Hàm Rồng là tượng đài về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân và thanh niên Việt Nam; một biểu tượng trước toàn thế giới về sự thất bại của chính sách xâm lược và hiếu chiến của đế quốc Mỹ”. Những điều lớn lao ấy được nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm diễn đạt thật dung dị và sâu lắng.

Khổ thơ cuối mở ra một biên độ không giới hạn tiếng gọi của hòa bình cất lên từ “cỏ non”, khi: “Mấy chục năm rồi, từ màu cỏ mở ra/ Những gương mặt như còi tàu hú gọi/ Mỗi bước đi sợ chạm vào đồng đội/ Xin một lần cúi lạy

cỏ non ơi!”. Cứ ngỡ màu cỏ non kia sẽ khép lại, xóa nhòa tất cả nhưng không,

“từ màu cỏ mở ra” để rồi từ đó ta thấy: “Những gương mặt như còi tàu hú gọi” đầy day dứt và ám ảnh, như một lời nhắc nhở đến những thế hệ sau và thức tỉnh lương tri, trên con tàu lịch sử luôn băng về phía trước. Hình ảnh: “Xin một lần cúi lạy cỏ non ơi!” như một nén tâm nhang thơm ngát dâng lên hương hồn bao người con đất Việt đã anh dũng hy sinh vì quê hương đất nước. Hình tượng “cỏ non” xuyên suốt bài thơ như cầu nối âm dương, như tiếng vọng của ngàn xưa xanh mãi chuyên chở khát vọng hòa bình, ấm no, hạnh phúc của muôn đời.

Bài thơ tự nhiên với những ẩn dụ sâu sắc, tinh tế nhẹ nhàng với những ngôn từ gần gũi nhưng rất hiện đại. Ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà thơ chuyển đến chúng ta đã vượt ra khỏi không gian của một vùng quê Thanh Hóa cụ thể, mang tầm đất nước và thời đại. “Cỏ non” như biểu tượng của hòa bình, sức sống mãnh liệt của dân tộc, sau mỗi mắt lá non tơ “nhoi nhói” một lời nhắn nhủ, nếu ta không biết trân trọng, giữ gìn thì chính chúng ta sẽ làm cho “cỏ non” kia tàn lụi và kẻ thù có thể chà đạp lên bất cứ lúc nào, dẫu có lúc lại bật lên những mầm xanh thì cũng phải trả giá bằng biết bao hy sinh, mất mát.

Chùm ba sáng tác “Xin về nhận lại”, “Đối thoại ở rừng” và “Nhận hoa” của Nguyễn Minh Khiêm đạt giải thưởng cao nhất của cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015-2016 về đề tài chiến tranh. Tác phẩm thể hiện tình cảm, sự tri ân đối với lịch sử với quá khứ đồng thời không quên nhắc nhở chính mình về lẽ sống sao cho xứng đáng với hy sinh của bao người đã ngã xuống, đã mất một phần xương máu cho quê hương đất nước. Thông điệp trong tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm không mới nhưng chân thành và day dứt.

Bó hoa này của những người đã khuất Lập bao chiến công không ngồi ở lễ đài

Của những người mang trong mình thương tật Biển thời gian lấp mãi chưa đầy

Tôi xấu hổ mỗi lần lên nhận Bao nhiêu hoa ôm cả vào tay Đau như ôm vào lòng xương thịt

Máu của các anh những cánh hoa này…

(Nhận hoa)

Toàn bộ bài thơ là nỗi xót thương vô hạn những liệt sỹ đã ngã xuống vì hòa bình, độc lập dân tộc và những người đã mất đi một phần nhân dạng, tính dạng mình qua cuộc chiến tranh. Khi đọc “Nhận hoa” như thấy vút ra từ trái tim, lương tri của mỗi chúng ta một nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Bó hoa này của những người đã khuất Lập bao chiến công không ngồi ở lễ đài

Của những người mang trong mình thương tật Biển thời gian lấp mãi chưa đầy.

Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm đã viết như trong cơn mộng du đau đớn của chính mình về “nỗi buồn chiến tranh” khiến người còn sống luôn đau đáu vọng nhớ người đã khuất. Hơn thế, tác giả còn khẳng định đó là món nợ ba sinh mà người còn sống phải trả bằng cách này hay cách kia, sao cho xứng đáng với

máu thịt những thanh tân đã ngã giữa chiến trường cho hồi sinh Tổ Quốc. Chúng ta hãy hình dung có bao thành tích mình nhận được trong cuộc sống lao động hôm nay, có bao giấy khen, hoa tặng trên bục vinh dự. Mình xứng đáng được vinh danh, được nhận phần thưởng sau những nỗ lực lao động. Tuy nhiên, nếu một trong số các anh, các chị đang ngồi ngắm chúng ta lặng lẽ ở một nơi bạt ngàn bia mộ phía xa kia còn sống, chắc họ không thua kém gì, và có thể họ còn hơn chúng ta rất nhiều.

Cảm nhận sâu sắc điều này nên nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm đã khẳng định những người lập bao chiến công đó chưa bao giờ được ngồi ở một nơi trang trọng là lễ đài như anh hôm nay, cho dù thơ của anh có hay bao nhiêu đi nữa. Tính triết lí ẩn trong từng câu chữ trong khổ thơ đã chạm đến tâm tư, vỉa tầng sâu thẳm của người trong cuộc chiến hôm xưa và bạn đọc hôm nay. Điều luôn khẳng định rằng dẫu thời gian có rộng dài, bao la như biển cũng không bao giờ có thể lấp đầy những mất mát, hi sinh của dân tộc ta sau những cuộc chiến tranh. Không phải ai hôm nay cũng nhận ra điều này:

Tôi xấu hổ mỗi lần lên nhận Bao nhiêu hoa ôm cả vào tay Đau như ôm vào lòng xương thịt

Máu của các anh những cánh hoa này…

Có bao nhiêu người nhận ra, hoa trên đài vinh dự hôm nay chúng ta được tặng chính là máu thịt của những thanh tân đã hóa thân vào đất đai, sông biển? Vì sao ư? Vì món nợ ba sinh của chúng ta với những người đã ngã xuống còn mãi như nhà thơ đã viết trong bài: “Tôi may mắn là người còn sống/ Mảnh đạn, mảnh bom các anh nhận về mình/ Tên của tôi nghìn cái tên ghép lại/

Nghìn cái tên trong một giấy khai sinh…”.

Cuộc “Đối thoại ở rừng” thể hiện một cách chân thực cuộc sống, chiến đấu của những người lính. Những mô tả ấy, dù có mang âm hưởng bi ca, nhưng

chắc chắn sẽ rất cần cho lớp người hậu chiến, để hiểu cái giá của hòa bình, tự do và thống nhất:

Những địa chỉ Bản đồ trận đánh Máu đẫm thành tên

Ba Gia, Đồng Xoài, Vạn Tường, Bạch Mã

Đường Chín, Khe Sanh, Thượng Đức, Tây Nguyên

Hang Tám Cô, đường Mười Bốn, đường Hai Mươi, đường Bảy Cao điểm A, cao điểm B, cao điểm R…

Những địa danh ròng ròng máu chảy…

(Đối thoại ở rừng)

Còn biết bao nhiêu những địa danh khác gắn với máu xương người Việt Nam đổ xuống từ miền Bắc đến miền Nam, từ đồng bằng đến rừng núi, biển cả, từ hậu phương đến tiền tuyến. Sự thực, cuộc chiến biến cả đất nước thành chiến trường, biến mỗi người từ già trẻ gái trai đến cỏ cây muông thú thành chiến binh, chiến đấu và hi sinh. Dao động trên hành trình về đã xác lập một thế nhìn có tính bao quát những gì dân tộc ta đã đánh đổi trong cuộc chiến dai dẳng, khốc liệt vào bậc nhất của loài người thế kỉ XX.

Sau nhiều tập thơ ra mắt bạn đọc và các giải thưởng về văn học. Mới đây, nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm xuất bản trường ca “Bầu trời màu hoa gạo”. Có thể xem trường ca là “khúc tráng ca” viết về vùng đất Hàm Rồng – Nam Ngạn trong những ngày khói lửa chiến tranh.

Dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Khiêm, từng chi tiết, sự kiện, sự việc trong chiến tranh nơi cây cầu Hàm Rồng được kể ra bằng thơ. Một mặt tụng ca quân và dân ta kiên cường, anh dũng, một mặt tố cáo tội ác của quân xâm lăng. Hai dòng tư tưởng này luôn đan xen, chằng níu vào nhau và “đấu trường” Hàm Rồng - Nam Ngạn ngày càng trở nên khốc liệt một khi lũ xâm lăng tàn ác đem tất cả các loại vũ khí tối tân, hiện đại rải xuống cây cầu, nhằm hủy diệt con đường huyết mạch vào giải phóng Sài Gòn của quân và dân ta trong chiến tranh chống Pháp và đặc biệt là trong kháng chiến tranh chống đế quốc Mĩ. Nhà thơ

đã “tung” ra một loạt tính từ và động từ như để đồng nhất từ ngữ của nhà thơ với lòng quyết tâm đánh Mĩ:

Những gương mặt nối nhau hình băng đạn Xuyên dọc, xuyên ngang, ngóc ngách chiến hào Rầm rập bến sông, rầm rập cây cầu

Đạn như máu trở về nuôi nòng pháo... Máu chảy đầm trên mặt, trên hông Máu chảy đầm trên da, trên tóc Chân vượt qua chỗ người vừa báo tử Vượt qua nơi đầu đạn vừa xuyên

Và rồi như chúng ta đã biết, chân lí không thuộc về kẻ xâm lăng cho dù chúng mạnh, giàu có như thế nào đi nữa thì mảnh đất hình chữ S này không bao giờ chấp nhận thuộc địa của bất kì nước lớn nào, trước đây, hôm nay và muôn đời sau, cho dù quân xâm lăng đã làm cho máu người dân Việt Nam đổ xuống thành sông, xương người dân Việt Nam đã chất cao như núi, nhưng nếu vì hòa bình và độc lập dân tộc thì không ai từ chối sự hy sinh cao cả của chính bản thân mình vì: “Đã bom đạn với Hàm Rồng/ Bao nhiêu xa cách cũng trong

một nhà/ Chữ này giọt máu thấm ra/ Lột mưa, lột nắng để mà nhận nhau”.

Nếu như Bầu trời màu hoa gạo [29] là khúc tráng ca thì đến trường ca

Ba mươi tháng tư [30] những hành trình bi tráng đi xuyên lịch sử chiến tranh

vệ quốc. Cấu trúc trường ca Ba mươi tháng tư của Nguyễn Minh Khiêm giống như những vòng sóng đồng tâm mà tâm chấn là chiến tranh. Cảm hứng anh hùng ca được tái dựng và khuếch trương trong mạch vận động này của trường ca:

Khi bom đạn kẻ thù biến những cánh rừng Trường Sơn thành biển lửa

Anh đã mơ thấy cửa ngõ Sài Gòn Lá cờ ấp bao năm trong lồng ngực

Sắc thái sử thi lãng mạn trong hướng vận động này của trường ca Ba mươi tháng tư thể hiện khá rõ trong hình tượng những người anh hùng, dũng sĩ, chiến binh. Nguyễn Minh Khiêm phát hiện ra một khía cạnh “dị thường” - con người Việt Nam sinh ra để trở thành chiến binh, trở thành những người anh hùng. Chính kẻ thù là nguyên nhân khiến cho con người Việt Nam trở thành anh hùng:

Sự man rợ của kẻ thù đã ép anh trở thành bao nhiêu dũng sĩ Dũng sĩ diệt Mĩ

Dũng sĩ diệt nguỵ Dũng sĩ diệt xe tăng

Chúng ép anh phải làm một anh hùng.

Nguyễn Minh Khiêm đã đứng ở vị trí của một người rời xa cuộc chiến, bước ra khỏi cuộc chiến, nhìn về những năm tháng hào hùng, khốc liệt ấy, thậm chí có cái nhìn xuyên suốt lại lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Lẽ tự nhiên, chúng ta sinh ra và mong muốn sống một cuộc đời bình thường. Không ai nghĩ rằng mình sinh ra để thành chiến binh, thành anh hùng, dũng sĩ. Kẻ thù buộc đời thường trở nên bất thường, buộc những con người bình thường trở nên phi thường trong sứ mệnh chống lại cái ác, sự hủy diệt. Ở khía cạnh này, trường ca Ba mươi tháng tư hấp thụ một cách đầy đủ nguồn lực tự sự - trữ tình, cảm hứng, giọng điệu của trường ca sử thi lãng mạn Việt Nam: “Cỏ sẽ xanh

điệp điệp trùng trùng/ Sức sống sẽ vượt qua khỏi tầm đại bác”. Cỏ là một lựa

chọn thích đáng, mang tính biểu tượng khi bày tỏ phẩm chất, ý chí, sức sống của con người Việt Nam trong chiến tranh, hủy diệt: Còn một cây cỏ thôi là còn đồng cỏ. Vừa bình dị, khiêm nhường, vừa vô cùng bền bỉ, dẻo dai, vượt lên trên mọi hủy diệt, cỏ vẫn xanh mướt mát hiên nhà là một ý niệm độc đáo thể hiện nhận thức khá sâu về bản vị và bản mệnh dân tộc. Nhưng, nếu chỉ có thế thì trường ca

Chiến tranh như cơn bão đi qua, khi xoáy lốc đã tan, còn lại những hoang tàn, đổ nát. Những đứa con chiến binh không về, những thanh xuân nằm lại rừng thiêng nước độc, không tên tuổi, không mộ phần. Những người lính vô danh, những hài cốt đồng đội còn nằm lại trong đất lạnh, trong lá mục, dưới đáy sông, những bà mẹ đợi chờ con trong tuyệt vọng, những người vợ gửi trọn thanh xuân cho một bóng hình mãi mãi không về, những tàu cau mái rạ, những ngõ nhỏ hằn in dấu chân tuổi thơ,… dường như đồng thanh cất lời tố cáo sự hung hiểm, bạo tàn, phi nhân của chiến tranh:

Về đến nơi mẹ ngồi bấm đốt ngón tay Hoàng hôn lõm phía trong liếp cửa (…)

Mẹ cầu siêu cho lá trầu vàng Đợi hết thì cau không về dạm hỏi Cầu siêu cho cây vườn

Lúc bão thì xanh Bão tan rồi lại nẫu (…)

Chị kể rằng đêm đêm ngọn lửa trở về từ sợi tóc anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm hứng và giọng điệu trong thơ nguyễn minh khiêm (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)