Cảm hứng thiêng liêng khi viết về người Mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm hứng và giọng điệu trong thơ nguyễn minh khiêm (Trang 41 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Cảm hứng thiêng liêng khi viết về người Mẹ

Hình ảnh người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của bao thế hệ nhà văn, nhà thơ. Theo dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ vẫn xuyên suốt trong các tác phẩm. Trong thời chiến cũng như trong thời bình, người phụ nữ với những phẩm chất truyền thống tốt đẹp, những cung bậc cảm xúc phức tạp, những trăn trở cuộc đời. Họ đã đến và để lại cho nền văn học Việt Nam và trong lòng độc giả những ấn tượng thật sâu sắc, khó phai mờ. Sống trong cảnh ngộ chung của mọi người dân Việt Nam những năm tháng đất nước còn lầm than, vất vả nhưng đối với người phụ nữ, sự vất vả đó dường như càng nặng nề hơn. Từ đó, các nhà thơ, nhà văn luôn hướng về những phụ nữ có số phận bất hạnh, thiệt thòi, đau khổ. Họ thông cảm, khóc thương cho thân phận nhỏ bé. Với cái nhìn nhân đạo của mình, các nhà thơ, nhà văn đã làm nổi bật lên những phẩm chất cao quý sáng ngời của người phụ nữ Việt Nam.

Bên cạnh những bài thơ hay về quê hương, Nguyễn Minh Khiêm có cả một chùm thơ về mẹ. Hầu như ở tập thơ nào, nhà thơ cũng dành những tình cảm trang trọng nhất khi viết về mẹ. Mẹ là biểu tượng của làng, của quê hương.

Tập Cụng ly [28], có đến gần chục bài thơ về mẹ được nhà thơ viết dưới các

Chẳng còn sức bước ra đồng

Mười móng chân mẹ cái bong, cái nhàu Dở nghệ, dở gạch, dở nâu

Không nhận ra nổi cái màu tuổi thơ, Đi đâu vẫn cứ chân trần

Mười ngón chân bấm lõm gần, lõm xa.

(Mười móng chân mẹ)

Những ngón chân ấy “tít mù việc nước, việc nhà”, “Mắt thì nửa chợp

trên rừng/ Nửa chợp dưới bể, nửa lưng chừng trời”. Cả một đời mẹ lam lũ, tảo

tần “Chẳng hoa văn, chẳng tượng đài/ Dáng rơm dáng rạ mủi ngoài tụng ca/

Con đi mấy chục năm xa/ Mười móng chân mẹ mở ra hồn làng”.

Nhiều người viết về mẹ với những nỗi lòng khác nhau, nhưng hình ảnh mẹ trong thơ Nguyễn Minh khiêm là một người mẹ chân chất, lam lũ, thuần phác, đôn hậu, không biết mệt nhọc. Mẹ cứ lọm cọm buông việc nọ, mó việc kia, chẳng bao giờ chịu ngồi yên một chỗ chỉ để lo cho chồng, cho con. Đến cuối đời rồi mẹ vẫn thế. “Ở nhà áo cũng mồ hôi/ Bàn chân cũng tóe máu tươi

vấp sành/ Cơm niêu nước lọ một mình/ Được cây rau tốt cũng dành cho con”.

Mẹ cứ chắt chiu, dành dụm quên phần mình lo cho con là vậy. Thế nên, khi con về thăm mẹ trước lúc chia tay, nhà thơ trăn trở:

Cứ toan chào mẹ rồi đi

Không sao nói được câu gì thành câu. Giật mình nghe lá cau rơi

Cứ toan chào mẹ... bỗng tôi bàng hoàng.

(Nghe lá cau rơi)

Ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ tự vang lên. Chuông ở chữ. Khánh ở chữ. Da diết ở chữ. Ruột thắt ở chữ. “Chỉ còn lại cái bã trầu/ Kết thành trầm tích đáy

sâu hồn làng” (Câu thơ mẹ viết). Mẹ giản đơn, mà cao cả vĩ đại. Nhà thơ không

thấy biển. Đọc xong, lòng ta có sóng, lòng ta có muối, lòng ta có gió, lòng ta có nắng. Các bài “Giọt sương khuya”, “Chữ tâm”, “Bong bóng xuống đồng”,

Thắp hương xin mẹ một lời đồng dao”... cũng tràn trề xúc động.

Tập thơ Dã ngoại [33], ở phần thứ nhất, nhà thơ đưa cảm xúc trôi theo thiên hướng về quê hương, về mảnh đất tình người. Bên cạnh những dòng cảm xúc chính, mang màu sắc chủ đạo, nhà thơ vẫn luôn có chỗ dành cho những nét cọ bằng thơ như chấm phá, điểm xuyết để bức tranh thêm hoàn chỉnh đó là cảm xúc về mẹ. Hình ảnh người mẹ không còn mới, ký ức về mẹ cũng là cái đã cũ trong dòng chảy văn học. Tuy nhiên, với Nguyễn Minh Khiêm hình ảnh người mẹ luôn có màu sắc riêng. Vẫn là dáng còng, răng móm, áo nâu, tóc bạc, vất vả với ruộng đồng, yêu thương chồng con vô điều kiện… nhưng người mẹ trong thơ của anh vẫn có sức gợi hơn và nhiều trăn trở hơn:

Mẹ không giáo huấn điều gì to tát Lặng lẽ như rễ cỏ rễ cây

Lật gạch đá lên chỗ nào cũng thấy

Vinh nhục đắng cay từng tia rễ vọng lời…

(Vắt ngang chiều sợi tóc bạc mẹ đi) Thường nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm không đặt nặng về ngôn ngữ miêu tả mà ngôn ngữ thơ anh nghiêng về xây dựng hình ảnh, nhiều tính chuyện, vậy nên giàu sức gợi: trèo trẹo đòn gánh bầm vai/ một đời tóc rối/ chân nứt nẻ băm

bầu/ tay khê vàng hun khói/ mặt người nhập mặt đêm… (mùa cao ích mẫu) chỉ

từng ấy hình ảnh thôi đã gợi lên hình ảnh về một người mẹ tảo tần, lam lũ trong tâm tưởng và lấy đi nước mắt của bao người. Đọc chùm thơ lòng ta cứ rưng rưng một tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ vô bờ bến. Một người con có hiếu với mẹ và tình mẹ thật bao la.

Viết về mẹ, về cha, hình ảnh đôi bàn chân, bàn tay có sức gợi, sức ám ảnh cao. Nó là biểu tượng vẻ đẹp cần mẫn, lam lũ trong lao động của người dân. Bàn tay mẹ được tác giả so sánh ngầm với những vật dụng quen thuộc được dùng trong lao động:

Bàn tay hình lưỡi cuốc. Bàn tay hình lưỡi xẻng.

Bàn tay hình chiếc gàu tát nước.

Bàn tay hình chiếc cào năm răng, mười răng. Cuốc cào suốt sáng thâu đêm.

(Sấm xa)

Khoác vào hình dáng ấy, đôi bàn tay đã lột tả hết những đớn đau, vất vả, suốt một đời lo toan vì chồng, vì con của người phụ nữ. Cũng ở bài Sấm xa, đoạn thơ khác, bàn tay của mẹ còn là biểu tượng của niềm tin, sức sống, khát vọng dù ẩn chứa trong đó cả một trời buồn đau, cơ cực:

Đêm Ba mươi tết mẹ ngửa bàn tay. Khát vọng xòe ra.

Mơ ước xòe ra. Màu tóc xòe ra. Tuổi xuân xòe ra. Da nhăn vỏ đỗ xòe ra.

Động từ “xòe ra” tạo được hiệu ứng thẩm mỹ cao. Bàn tay xòe ra, tuổi xuân xòe ra, nỗi cơ cực giãn ra, tách ra từng thớ một khiến lòng người thêm se sắt. Ngẫu phối các từ ngữ, cụm từ ngữ lạ trở thành một phương tiện để nhà thơ mở rộng khả năng phản ánh chiều sâu của hiện thực, mở rộng biên độ của cái đẹp, quyến rũ người đọc bước vào một thế giới của ảo mộng, huyền bí nhưng lại rất hiện thực.

Thương quê, nhớ quê trong đó không thể thiếu vắng hình bóng mẹ già với tất cả đức độ đặc biệt của người phụ nữ Việt Nam, được hun đúc qua những trang sử của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước:

Mẹ không cần hoa mừng mùng Tám tháng Ba Mẹ chỉ muốn các con sống bằng anh, bằng chị Quen chân chất mộc mạc đời rạ rơm bình dị Hoa hiếc đôi khi lòe loẹt lại buồn cười.

Đó vừa là mẹ nhà thơ, vừa là mẹ ta, mẹ của Đất nước. Những người mẹ thầm lặng “Chia kẹo cho từng tấm ảnh các con/ Như ngày xưa mẹ vẫn chia quà cho/ Các con mẹ chưa đứa nào báo tử/…/ Những hôm trời trở gió heo may/ Mẹ

cởi áo đắp cho từng tấm ảnh” (Chiếc võng). Người mẹ của quê nghèo lam lũ

Những ngón tay của mẹ như những củ nghệ củ dong mọc xuyên qua tổ kiến lửa

chai sạm sần sùi, vàng như rễ cỏ/ Nắng mưa không còn chỗ thấm sâu thêm/

Những vết sẹo không còn chỗ để dày thêm nữa!” (Những ngón tay của mẹ) [25].

Đọc câu thơ trên bỗng lòng ta nghẹn lại. Bà ta, mẹ ta áo tơi lá bao năm lật đật trên đồng qua bao mùa đông, tháng nắng để lo cho ta bát cơm, tấm áo mà ta đã kịp mua tặng cho bà, mẹ ta một món quà gì đáng giá hay chưa? Chúng ta luôn cho mình cái quyền được tận hưởng sự hy sinh tuyệt đỉnh đó một cách vô tình cho dù bà và mẹ ta chưa bao giờ đòi hỏi chúng ta một lần đền đáp, chỉ mong sao cho con, cháu “...bằng anh, bằng chị”… Câu thơ là sự thức tỉnh lòng hiếu thảo đang dần dần nhạt phai một cách vô tình hay cố ý trong cuộc sống nhiều vật chất và tiện ích hôm nay. Chưa thống kê được trong ngày mùng tám tháng ba đầy ý nghĩa của Phụ nữ trên thế giới, có bao nhiêu bà, mẹ nông thôn Việt Nam được con, cháu tặng hoa chúc mừng trong những ngày này, cho dù trên tường treo bao nhiêu Huân, Huy chương của các bà, các mẹ đã đóng góp công, sức, xương, máu và tuổi trẻ trực tiếp gần đây nhất trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, hàng ngàn bà, mẹ có công phụng sự cha mẹ già, nuôi đàn con nhỏ, đóng góp lương thảo và động viên chồng, con ra trận, giữ gìn làng quê cho tiền tuyến yên lòng đánh thắng giặc ngoại xâm… Câu thơ trên với bảy phần chìm là nỗi xót xa sâu sắc về người phụ nữ thôn quê xưa và nay. Bóng hình ấy chính là bà, là mẹ của bất kỳ ai trong chúng ta luôn luôn hy sinh mà không hề đòi hỏi con cháu, cho dù chỉ một bông hoa bé nhỏ cho riêng mình trong ngày lễ hết sức ý nghĩa của nữ giới.

Bên cạnh những bài thơ viết về mẹ, Nguyễn Minh Khiêm có những bài viết về hình ảnh cha thật xúc động. Người cha chân quê, chất phác, thật thà như đếm ấy sao mà đáng yêu đến thế:

Bốn mùa áo lính một màu

Chưa năm mươi tuổi mà râu đầy cằm Thuốc lào cứ rít liên hồi

Bảo cho tỉnh ngủ như thời chiến tranh

(Cha)

Không biết trích dẫn bao nhiêu câu được nữa vì câu nào cũng hay, cũng xúc động rơi nước mắt. Đôi bàn chân của cha cũng được tác giả phác họa khá đắt: Chạm đôi dép cũng nảy mình lên như gặp bàn chân cha tóe máu trong giày; Bàn chân móng mất móng còn không thành ngòi bút viết tiểu sử và hồi ký. Đôi bàn chân bị tổn thương, bị biến dạng, tự nó đã lột tả những âm thầm vất vả hi sinh thầm lặng của người cha.

Chiếc điếu cày là một vật dụng bình thường, chẳng lạ lẫm với bất kỳ người dân nào trên đất nước Việt Nam. Nhưng với Nguyễn Minh Khiêm, ông nhìn thấy nó có ma lực. Nó có sức mạnh siêu nhiên huyền bí. Nó mang đến sức mạnh thần thánh cho người dân chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng lũ lụt đói nghèo, chiến thắng thù trong giặc ngoài. Nó làm tan bão tố sóng thần, làm tan lô cốt, hầm ngầm, xe tăng đại bác. Người dân Việt Nam và chiếc điếu cày đã viết nên huyền thoại dựng nước và giữ nước:

Đời cha như chiếc điếu cày

Đi qua trăm tuổi chẳng hay mình già Trước sau thú dữ rập rình

Rít xong điếu thuốc lại lành như không Tóc làng phờ phạc lo âu

Cha ngồi với điếu thuốc lào trắng đêm Lửa rít vào, khói phà lên

Giữa đạn bom, xe tăng, đại bác bủa vây vậy mà hình ảnh người cha

Bên hông vẫn chiếc điếu cày/ Vào dinh Độc Lập ngồi say thuốc lào” để rồi

khi về làng “Huân chương hạng thấp hạng cao/ Cha quên trên vách qua bao

tháng ngày”. Lạc quan, tự tin, đĩnh đạc, bình tâm, ung dung, tự tại đến thế là

cùng. Cha đúng là chỗ dựa cho con trên bước đường đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm hứng và giọng điệu trong thơ nguyễn minh khiêm (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)