7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Cảm hứng ngợi ca khi viết về làng và dòng sông quê hương
Trong sâu thẳm tâm thức người Việt hình ảnh làng quê gắn liền với các biểu tượng mái đình, cây đa, dòng sông quê luôn ở vào cung bậc nhạy cảm nhất và có sức gợi nhớ mãnh liệt. Bất cứ người Việt nào cũng có và cần một vùng quê để yêu thương, để nhớ. Thật thiệt thòi cho ai đó không có được một “vùng thương nhớ” ấy trong hoài niệm tuổi thơ. Đã là hoài niệm thì cho dù nơi ấy có cơ cực tủi nhục đến đâu, có xơ xác lam lũ thế nào, có để lại những dấu ấn buồn đau đến mấy, thì vẫn có sức gọi dậy những vang bóng một thời đầy ắp những kỉ niệm mông lung, ấm áp. Về làng, ta về làng, hai tiếng giục giã đến nao lòng những người vì cuộc mưu sinh, vì một sự nghiệp phải xa quê.
Phong vị quê hương là nguồn mạch góp phần làm nên điệu tâm hồn Nguyễn Minh Khiêm, nuôi dưỡng và tưới mát cho thơ ông. Thời trẻ tuổi chơi vơi trong vũ trụ bao la, hay lúc trung niên lắm nỗi riêng mình và quanh mình, khi về già, thâm trầm trong suy tưởng về cuộc đời, về con người về nhân tình, thế thái trong cõi nhân gian ngổn ngang và sinh động.
Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm sinh ra và lớn lên tại làng Thọ Lộc, xã Yên Trung - vùng bán sơn địa nằm ở phía Bắc huyện Yên Định phong cảnh hữu tình, thơ mộng, mây in dáng núi, dòng sông mềm mại uốn quanh ôm ấp xóm làng. Theo nhà thơ, làng đẹp lạ lùng, có sông, hồ, có núi non, có đền chùa với những di tích lịch sử thắng cảnh được công nhận xếp hạng di tích quốc gia như Phủ Lời, đền thờ Lý Thường Kiệt. Nguyễn Minh Khiêm yêu làng đến mức đã viết hàng trăm bài thơ, rồi trường ca về làng, về quê; bài nào, thể loại nào cũng toát lên cái hồn thiêng của sông núi; cái hùng vĩ, cái tinh túy của lịch sử ngàn năm của làng. Ở
bài Đất làng mình, nhà thơ gửi trọn nỗi lòng với quê hương:
Lạ thay cái đất làng mình
Kẽo cà kẽo kẹt mà thành nghìn năm! Người thành danh, kẻ lỗi lầm
Không ai lạnh lẽo trong tâm hồn làng (…) Khói hương xin đặt vào lời
Ai người Thọ Lộc về soi hồn làng
(Đất làng mình)
Đây là bài thơ nhà thơ “tự tình” với làng, đủ thấy Nguyễn Minh Khiêm yêu làng, quan sát về cái hồn cốt của làng.
Cũng là thương quê, viết về làng quê, nhưng ở mỗi tập thơ lại có cách “tự tình” với làng khác nhau. Tập Một góc phù sa [24], Nguyễn Minh Khiêm viết hiền lành hơn, đằm ngọt hơn:
Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ”… Con hến con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng” … Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu.
(Một góc phù sa)
Đến Tập Giải Mã [26] đã khác. Cũng bút pháp siêu thực nhưng câu thơ đa tầng đa nghĩa hơn, nhiều tập hợp con trong một tập hợp lớn hơn.
Ta vượt đại dương nghèo bằng mái chèo đòn gánh Trâu nai lưng kéo lên những cánh buồm
Giai điệu xe bò
Chở khúc dân ca vừa đi vừa ngủ.
(Hát với cánh đồng)
Với tập Cánh đồng nhiều hướng gió, độ nén trong từng câu thơ của Nguyễn Minh Khiêm nhiều hơn, chặt hơn. Câu nào cũng chuyển động, chuyển động mạnh mẽ trong nội lực tư duy dồi dào trí tưởng tượng và một vốn sống trải nghiệm không giới hạn. Với khao khát “Cổng làng mở ra không phải để sấm chớp chất nhiều thêm lên hạt lúa”, hầu như cả tập thơ là một giấc mơ của tác giả giành cho làng thoát khỏi vất vả khó nhọc và nghèo túng:
Ta muốn ru chiếc đòn gánh không còn ghì xiết vai làng bật máu.
Ru những hạt phù sa có nắm nhau ta không bao giờ phải mang đi
cầm cố lúa non.
Ru mùa hoa đến sớm trong giấc mơ không vay nặng lãi.
Ru ánh mắt làng được ngủ thật ngon trên rãnh cày mà không phải
giật mình bởi mống cụt cầu vồng.
Còn đây là tập Cụng ly [28] với những bài thơ về làng của Nguyễn Minh Khiêm. Nhà thơ yêu làng, tự hào về làng, thương làng, da diết về làng, trăn trở muôn nỗi về làng. Máu cô vào chữ, nước mắt cô vào chữ. Tâm trạng giày vò cô vào chữ:
Báo đài làng đẹp như công
Hết mùa vẫn cứ tay không vào nhà Thóc gạo đội nón bước ra
Trăm nghìn thứ rễ quỷ ma bò vào, Hội mùa ngợp cả bóng bay
Trâu bò tưởng cũng lên mây rượu mừng Lời ca vướng sợi dây thừng
Trăm năm vẫn thế chưa từng cởi ra.
(Đi qua cổng làng)
Có thể thấy, nhà thơ phải đắm đuối với làng, xương thịt với làng, mồ hôi nước mắt với làng, xuyên thấu phận người, tình người, sống rất người mới viết được tận cùng gan ruột thế. Sống hời hợt, hiểu hời hợt, tri thức hời hợt không viết được thế.
Văn hóa là dòng chảy không ngừng nghỉ. Trên dòng chảy đó, có giá trị luôn luôn được bồi đắp, phát triển để có thể trường tồn cùng thời gian. Lại có giá trị mang ý nghĩa lịch sử, khi điều kiện khai sinh ra các giá trị đó không còn hoặc đã thay đổi, thì tự thân giá trị sẽ suy giảm ý nghĩa xã hội - văn hóa, rồi dần dà phai nhạt. Bài thơ “Nỗi quê” [26], Nguyễn Minh Khiêm lại cho thấy sự tiếc nuối, khao khát về những giá trị đẹp đẽ mà quê hương đã có từ lâu đời trước đời sống thực tại bị biến hóa không còn như xưa nữa: “Đi mót lại cái ngày xưa
rơi vãi/ Nhoi nhói đau hai chữ cội nguồn”. Nhà thơ đã giải bày bằng nhưng câu
Mang cả làng quê trong da thịt
Nhiều lúc vẫn bơ vơ như một cánh bèo Như con chim không, cành cây đậu Như con thuyền không bến buông neo!... Mang cả làng quê trong da thịt
Nhiều lúc bùi ngùi thèm một bàn tay Thèm một tiếng gọi ấm mùi rơm rạ
Cua cáy tương cà… hóa một phía bão lay
(Nỗi quê)
Câu thơ kết tư tưởng, khát vọng của nhà thơ càng rõ: “Những con chữ một mình nơi góc khuất/ Cỏ cây làng có hiểu được lòng ta/ Đời của sông phải
tìm đường ra bể/ Tận ngọn nguồn, xin làng nhận phù sa”. Bài thơ kết lại
những câu hỏi còn day dứt, da diết, khôn nguôi.
Hơn 10 tập thơ đã xuất bản thì có đến hàng trăm bài viết về làng quê. Mỗi bài một kiểu khám phá. Có thể thấy, làng là một cái “trục cảm xúc” để nhà thơ gửi gắm tất cả nỗi niềm, ký ức, suy ngẫm, bộc lộ tâm trạng. Vui buồn, dằn vặt, mơ ước và hy vọng. Nhưng cao hơn tất cả sự thương làng, yêu làng. Một tình yêu gan ruột cháy bỏng. Cánh đồng, cây lúa, phân tro, đường cày, tháng năm, tháng mười, mùa hạ, mùa thu, mồ hôi nước mắt… cô lại thành thơ anh. Nó đặc quánh, nó trần lõi. Nó gạt ra ngoài mọi lời diêm dúa, điệu đàng son phấn để sau mỗi lần đọc câu thơ ông viết về làng đau đớn, ta thán phục, ta chia sẻ từng phận người đích thực.
Bên cạnh không gian làng quê, hình tượng dòng sông với những kỷ niệm tuổi thơ gắn bó nơi quê nhà đã trở thành mạch nguồn cảm xúc xuyên suốt hành trình sáng tác của ông. Được lớn lên bên dòng sông Mã anh hùng. Chính phù sa sông Mã đã tưới tắm tâm hồn, nuôi lớn tuổi thơ và hồn thơ ông. Để rồi sau này lớn lên, dù dấu chân đã in hình vạn dặm thì tấm lòng chẳng lúc nào thôi đau đáu về quê hương. Chính nhà thơ khi cảm thức về quê mình: “Quê tôi nằm
ngay bên bờ sông Mã huyền thoại. Cái mênh mang của sông, cái dào dạt của sông, cái dữ dội của sông, cái mãnh liệt của sông, cái thơ mộng của sông, cái hùng vĩ huyền bí của sông thấm đẫm vào hồn người quê tôi. Phù sa và nước mắt. Phù sa và máu. Làng quê và đất nước. Văn hóa và Văn Hiến. Truyền thuyết và Lịch sử. Hào hùng và bi tráng. Dân ca và Anh hùng ca. Tất cả thành âm vang ngọn sóng vỗ vào lòng tôi”.
Có những lúc, dòng sông hiện hữu thông qua những câu thơ đầy sức gợi:
“Con hến, con trai một đời nằm lệch/ Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng
nghiêng/ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/ Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng”
(Một góc phù sa). Nhưng cũng có khi, từ nơi cửa sóng, con sông Mã thì thầm hát trường ca. Câu hát nào cũng thấm đượm phù sa văn hoá – lịch sử:
Sông Mã vẫn chảy bên chái nhà ta Sợi dây đàn căng từ thời tiền sử
Những người khổng lồ tóc còn để chỏm Kể cho ta nghe những khúc ca về máu Máu đã sinh ra đất thế nào?
Máu đã sinh ra tên làng, tên nước.
(Sông Mã hồn tôi)
Phải hiểu dòng sông Mã đến bao nhiêu thì tác giả mới có thể đạt đến sự thăng hoa trong trường liên tưởng, tưởng tượng như thế. Rõ ràng, phải yêu con sông tuổi thơ, con sông nguồn cội như thế nào để nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm mới có thể viết nên lời tự tình vừa chân thành lại vừa da diết, giản dị mà không kém phần tinh tế như bài thơ “Sông Mã hồn tôi”. Ngay từ những vần thơ đầu, nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm đã không ngần ngại mở rộng lòng, bày tỏ tình yêu, sự trân trọng xen lẫn niềm xót thương của mình trước dòng sông: “Mấy nghìn năm lặng lẽ nuôi quê/ Mở con sóng nghe thác ghềnh vật vã/ Hạt phù sa
mang tên sông Mã/ Soi phía nào cũng quặn xoắn bão giông”. Thương, yêu quá
mông như lòng mẹ/ Hạt phù sa mặn mòi như giọt nước mắt khổ đau”. Sau một vế câu đặc biệt, nhà thơ liên tiếp sử dụng phép so sánh đã khiến cho mạch thơ được đẩy lên cao trào, lôi cuốn cảm xúc của người đọc. Lúc này, mọi biên độ của không gian - thời gian, sự vật - hiện tượng đều trải dài theo con nước, lắng đọng mình trong những hạt phù sa:
Ta nghe trong màu xanh biếc của lá dâu
Có tiếng nói của ông cha ta bốn nghìn năm vọng lại Ta nghe trong từng hạt cát vàng trên bãi
Có tiếng gươm khua thuở trước chống ngoại xâm Nghe nước đi trong mạch đất âm thầm
Có cả tiếng voi gầm ngựa hí
Nghe rơm rạ dựng tường đồng bia đá
Liềm hái giương buồm khát vọng vượt trùng khơi.
(Sông Mã hồn tôi)
Được ví như món quà mà bà mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng, những địa danh mà sông Mã đi qua đều là những nơi mang đậm nét văn hóa đặc trưng, lưu lại nhiều vết tích của vùng đất cổ nơi con người tìm đến sinh sống quần tụ từ buổi sơ khai. Sông Mã đời đời hiến dâng cho mảnh đất xứ Thanh dòng nước mát lành, chở nặng phù sa bồi tụ nên xóm, nên làng ấm no trù phú, góp phần dệt nên diện mạo và bản sắc văn hóa xứ Thanh tươi đẹp, khả ái như ngày nay.
Bên cạnh cảm hứng ngợi ca, thơ Nguyễn Minh Khiêm còn đề cập đến nhiều vấn đề xã hội, mà toàn là những vấn đề "nóng", những vấn đề không dễ giải quyết một sớm một chiều gây bức xúc, trăn trở, như: những bất công, sự vô cảm hời hợt, bệnh thành tích, những nghịch lý phi lý, sự xuống cấp đạo đức, đảo lộn giá trị v.v... "Tượng đài của hột lúa là những con đê sừng sững”… Ca dao tục ngữ lau chùi mãi lưỡi cuốc lưỡi cày vẫn không phát sáng…Vẫn hiện ra
ánh mắt bơ phờ chỗ đê vỡ để lại bao nhiêu vùng lõm"
Đó là những thất thoát về những giá trị văn hóa, đạo đức trong xu hướng đô thị hóa và cơn lốc thị trường. Có những thứ lẽ ra không đáng mất, nhưng cuộc sống cấp tập, vội vàng, tăng tốc vì những con số về vật chất cần phải đạt được thì những chỉ số về văn hóa lại bị thụt lùi, chúng ta hãy bắt đầu từ những điều tưởng chừng giản dị nhất, đó là tiếng ru trong thơ Nguyễn Minh Khiêm.
Tiếng ru thưa dần trong những câu thơ tôi viết về làng Thưa đến mức không có cánh cò nào ngang qua cửa sổ… Hương lúa, hương chanh ngơ ngác ngoài vườn cũ
Gọt nhớ, giọt thương cứ thập thò sau nón lá, áo tơi
Dạ dạ thưa thưa nhưng cau trầu chẳng còn nhận ra nhau Không ai nhắn tìm chiếc bình vôi từ lâu bị lạc
( Hát ru )
Không phải nhà thơ nuối tiếc cái xưa cũ đang trôi đi. Tất nhiên đó là ký ức, là máu thịt, là nguồn sữa vô tận đã nuôi lớn những trang thơ; nhưng nhà thơ nuối tiếc thao thiết bởi hồn làng, văn hóa làng đang trôi đi. Những câu thơ từ nhói buốt bật ra: “Phường bội, phường chèo vô sinh không có người thừa tự / Những đôi vai gánh nếp nhăn vượt khỏi đời mình mỏi mệt dựng câu hát cũ làm lều tránh nắng / Giấc mơ nào cũng muốn nhổ neo rời xa nước da quả trám” ( Gió cứ u u thổi ).
Chúng ta ai cũng có một thuở ấu thơ lớn lên bởi dòng sữa mẹ và tâm hồn được tưới tắm bằng tiếng ru ầu…ơ của bà trên cánh võng trưa hè oi nồng có bóng cánh cò, cánh vạc bay qua. Đó là đặc ân của tuổi thơ một thuở, nhưng bây giờ có bao nhiêu đứa trẻ được hưởng lời ru? Đó là những mất mát không đáng có, là những thứ tưởng chừng rất giản dị nhưng vô cùng xa xỉ trong cuộc sống vốn bộn bề và nhiều lo âu của người quê chưa hết nỗi lo bát cơm giáp hạt, manh áo mùa đông hôm nay. Trên thực tế, có nơi này, làng kia còn có hiện tượng tình làng, nghĩa xóm đang có phần nhạt phai. Tình trạng đèn ai nấy rạng, vô cảm trước buồn, vui của láng riềng. Sự cảnh báo này quả là không muộn,
không thừa, bởi cho dù kinh tế có phát triển đến bậc cao bao nhiêu đi chăng nữa, con người đích thực vẫn cần đến tình cảm yêu thương của nhau, cần đến sự quan tâm và có trách nhiệm với nhau, đó là giá trị bất biến mà nếu ai vô tình đánh mất là một sai lầm.
Tác giả dồn hết tâm tư, tình cảm và mong ước vào những vần thơ trong bài
Cánh đồng nhiều hướng gió [27] mà tác giả đã lấy làm tiêu đề cho cả tập thơ để
bày tỏ khát vọng của mình. Hy vọng, với tâm ý của mình, tác giả góp phần chỉ ra cho chúng ta thấy rõ hơn những bất cập, thiệt thòi, những trái ngang và cả những nghèo khó hiện nay vẫn còn tồn tại của không ít làng quê của chúng ta vốn là cái bầu sữa, cái nôi yêu dấu của mỗi cuộc đời nhưng phần nào đang bị mai một dần những giá trị văn hóa và đạo đức. Tiếng thơ của tác giả góp phần bé nhỏ cùng xã hội dóng những hồi chuông cảnh tỉnh để đánh thức những ai lâu nay quên đi tình nghĩa máu mủ, ơn huệ xóm làng, công lao của nhân dân để cố làm giàu bằng mọi giá vì cái tôi bé nhỏ mà quên đi cái khó, cái khổ còn hiện hữu ở mọi làng quê, nơi mình từng được sinh ra, được chở che, đùm bọc, quên đi máu xương của bao lớp người đã đổ xuống vì độc lập và hòa bình dân tộc. Tác giả ru quê mình hay ru đất nước? “ Chiếc lá rách bươm này đừng rách
nữa! / Cây xơ xác này đừng xơ xác nữa” (Sấm xa ). Hãy hy vọng và hãy mong
ước. Dẫu biết làng quê yêu dấu của anh còn chịu rất nhiều hướng gió. Gió cũ. Gió mới. Gió hữu hình. Gió vô hình. Gió lành. Gió độc. Làng là tâm bão. Bão thiên nhiên. Bão cuộc đời. Bão lòng người. Tất cả ánh xạ vào thơ Nguyễn Minh khiêm. Mỗi câu thơ là một mắt bão.
Xét về phương diện nội dung và nghệ thuật của việc thể hiện bản sắc văn