Giọng điệu ngợi ca, tự hào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm hứng và giọng điệu trong thơ nguyễn minh khiêm (Trang 61 - 68)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Giọng điệu ngợi ca, tự hào

Giọng điệu ngợi ca, tự hào xuất phát từ nhu cầu muốn được bày tỏ, muốn được khẳng định cái tôi cá nhân của con người trong thơ. Làm thơ là cách nhà thơ trải nỗi lòng trên trang giấy, để mong tìm ở người đọc mối dây đồng cảm, sẻ chia.

Có thể nói Nguyễn Minh Khiêm đang là một hiện tượng thơ gây “bão” ở Xứ Thanh. Khi kết thúc sự nghiệp “trồng người” (2012) với gần 40 năm làm nghề dạy học và làm quản lý giáo dục. Giờ đây như là một “cơ hội vàng” để anh toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp văn chương của mình. Cuộc sống giản dị ở làng quê (làng Yên Định- Thanh Hóa) đã giúp hồn thơ ông tỏa sáng. Viết về làng quê mình, nhà thơ luôn thể hiện tiếng nói vừa đầy tự hào ngợi ca, vừa hết mực yêu thương chia sẻ:

Bài thơ “Cứ về Thanh Hoá một lần”, chỉ với 30 câu thơ lục bát Nguyễn Minh Khiêm đã lột tả toàn bộ thần thái về mảnh đất và con người Xứ Thanh.

Cứ về Thanh Hoá một lần

Thì em hiểu hết người dân xứ này Vì sao hát lại dô huầy

Vì sao nhiều lúc đò đầy vẫn sang Vì sao đi cấy sáng trăng

Vì sao hạt cát cũng vang trống đồng (...) Làng thì sinh Chúa, sinh Vua khắp vùng Sức ai cũng sức ông Bùng

Chí ai cũng chí anh hùng cưỡi voi Kinh đô Việt mấy lần rồi

Mở trang sử cứ tưởng chơi hú hà Mồ hôi xương máu đổ ra

Kết dâng thành đảo gọi là Hòn Mê Đá Mài Mực, Đá Ăn Thề

Yêu nhau đem cả biển về rửa chân Cứ về Thanh Hoá một lần

Thì em hiểu hết người dân xứ này.

(Cứ về Thanh Hoá một lần)

Bài thơ dường như hội tụ đầy đủ tư duy của một nhà Địa lí khi nhà thơ liệt kê về từng địa danh được trải khắp từ miền xuôi đến miền ngược, từ đầu Bắc đến đầu Nam, từ vùng biển đến miền núi và từ đồng bằng đến các vùng trung du… Ở nơi nào cũng đặc sắc và ám ảnh. Không dừng lại ở đó, ta còn bắt gặp ở ông tư duy của một nhà sử học khi ông đề cập đến trong tác phẩm của mình những sự kiện có thể là giả sử, có thể là chính sử; có thể là truyền thuyết xa xưa hay những nhân vật bằng xương bằng thịt rất gần với chúng ta, như: Từ Thức, Thần Độc Cước, ông Bùng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trạng Quỳnh… Tất cả đều lấp lánh niềm tự hào không phải chỉ khoanh vùng trong một không gian bó hẹp là những người con xứ Thanh mà là của nước Việt Nam ta từ bao đời nay. Rồi

lại có tư duy của một nhà văn hoá dân gian, được trải nghiệm, được thấm đẫm để nêu bật những nét đặc trưng không trộn lẫn với bất cứ vùng, miền nào.

Với tựa đề “Cứ về Thanh Hoá một lần” đủ thấy không có gì là đon đả, chèo kéo cả. Nhưng ẩn chứa bên trong là một sự chân thành, nồng ấm và thịnh tình đón khách. Từ “cứ” đã nói lên được sự thẳng thắn, dứt khoát, không do dự về một lời đề nghị. Nếu thay bằng từ “xin” thì hơi bóng bẩy, nghệ thuật; thay bằng từ “hãy” thì mang tính mệnh lệnh. Vậy, chỉ có từ “cứ” là lột tả được bản chất, phong thái của con người xứ Thanh. Và lời đề nghị này cũng không khẩn khoản lắm, chỉ “một lần” thì đến khi nào có điều kiện bạn sẽ ghé qua thăm. Nhưng xin thưa, không ai mê hoặc bạn cả, chỉ cần đến một lần thôi thì bạn cũng đủ “hiểu hết người dân xứ này”. Và một khi đã hiểu rồi thì cảm mến vô cùng về sự chân thành, thuỷ chung, nhiệt huyết, chịu thương, chịu khó. Bởi ở con người họ luôn có ý chí, lòng quả cảm để chống giặc giữ nước và dựng xây Tổ quốc đẹp giàu.

Bài thơ ngắn, gọn, đẹp, đã lột tả được đầy đủ cảnh sắc và con người xứ Thanh. Tưởng là rất tự nhiên, thuần khiết như tự trời sinh ra. Nhưng nghiên cứu kỹ càng lại cho ta thấy phải trải qua luyện rèn mới tôi đúc được những con người vĩ đại như thế. Không phải làng tự nhiên mà “sinh Chúa, sinh Vua” đâu; mà phải trải qua thăng trầm, gian nan của lịch sử; qua ý chí, nghị lực mới tạo dựng nên được những con người như thế ấy. Càng nghiền ngẫm ta càng yêu, càng tự hào về con người, cảnh sắc xứ Thanh ta. Và bạn cứ về đi, cứ đến đi bạn sẽ được trải nghiệm. Và đến khi ra về bạn sẽ không hẹp hòi trao tặng cho chúng tôi một câu: “thật là lạ lùng, thật là kì vĩ” nơi mảnh đất này. Phía chúng tôi cũng không phụ lòng mong mỏi của bạn; sẽ tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống anh hùng trên mảnh đất quê hương yêu dấu.

Bên cạnh bài thơ “Cứ về Thanh Hóa một lần” là bài thơ “Hồn quê” cũng với thể loại thơ lục bát, nhưng điểm khác hơn là trong bài thơ này, nhà thơ khái quát tính cách người xứ Thanh cả những mặt tốt, mặt chưa tốt, cả ở lề

thói và những hạn chế của con người xứ Thanh trong quá trình phát triển vận động đi lên.

Nhiều khi tếu táo cũng đùa

Cũng dằn dỗi, cũng chát chua đủ lời Người nghe tưởng bạc như vôi

Tưởng ném tất cả quê trôi xuống gềnh! Tưởng như một mảnh chẳng lành Chặt băm vụn vỡ cả cành lẫn cây.

(Hồn quê)

Có vẻ như những mạch trong bài thơ “Hồn quê’ là sự tiếp nối từ bài thơ

Hãy về Thanh Hóa một lần”, tuy có khác là nhà thơ đi vào miêu tả cụ thể những

tính cách người xứ Thanh thông qua hành vi. Ông chọn hành vi khi con người nóng giận, muốn gạt bỏ, muốn phá vỡ…tưởng mọi thứ đã ở bên bờ vực…

Người xứ Thanh vốn chân chất, dung dị mà trong bài thơ tác giả ví như những giây thừng. Hình ảnh giây thừng nhiều đời nay dân gian dùng trong công cuộc lao động mang vác của bao lớp người cần lao. Đơn giản thế thôi, nhưng một khi họ không tha thiết nữa “bỏ ra là cả ngai vàng lung lay”. Thế đấy, đừng đùa và đừng xem thường họ. Riêng câu thơ này, nhà thơ đã gửi gắm tư tưởng rất sâu sắc mà mới thoảng qua chúng ta chẳng dễ nhận ra. Và nữa, đừng bông đùa, coi thường, lỡm lờ với người xứ Thanh nhé:

Chỉ cần chọc một lời cay

Là nghe cả mặt đất này trống rung Cả rừng cây đổ như không

Mặt núi cũng lệch, mặt sông cũng chiềng! Có khi cọng rạ thì khiêng

Có khi núi cũng lật nghiêng cho nhào.

Chúng tôi muôn đời chỉ tôn vinh những gì thân thiết nhất đã hi sinh cho nhân dân cần lao mà cây rạ là một biểu tượng sau khi cống hiến một đời làm

hạt cho dân no ấm rồi nó an yên với thân rạ ngoài đồng, chúng tôi vẫn kông kênh lên để tôn vinh. Và cuối cùng nhà thơ gửi gắm: “Muôn năm xin chớ đụng

vào hồn quê”. Đó là dòng chảy truyền đời của tình yêu quê hương, đất nước,

lòng quyết tâm bảo vệ, dựng xây mảnh đất này với sức mạnh đoàn kết của nhân dân và đó là sự “muôn năm” tồn tại trong “hồn quê”.

Thơ hay không chỉ do dụng vần, thơ hay còn bởi nó hàm chứa tư tưởng, sức thuyết phục, sự gợi cảm và tạo nên trường liên tưởng, khai mở sức tưởng tượng với sự lan tỏa nguồn năng lượng tinh thần. Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm thông qua đó muốn giới thiệu đến bạn đọc một góc nhìn về đất và tính cách người xứ Thanh.

Nguyễn Minh Khiêm với nhiều bài thơ viết về Thanh Hóa bằng những cung bậc cảm xúc, trạng thái khác nhau trên các tác phẩm thơ đã ra mắt bạn đọc. Trường ca “Hát nơi cửa sóng” một lần nữa đem đến cho công chúng bạn đọc một văn bản thơ gần một trăm trang với bốn chương viết. Trong một trăm trang đó, nhà thơ dựa vào những nhân vật lịch sử, nhân thần, thiên thần, các dấu mốc lịch sử, chuyện kể dân gian, ca dao, hò, vè, địa danh, dấu tích... của đất Thanh Hóa để kiến tạo nên trường ca, trên cơ sở lấy thể thơ tự do làm phương tiện chuyển tải ý tưởng sáng tạo tác phẩm, nhằm ngợi ca mảnh đất quê nhà.

Bằng phương pháp tu từ và nghệ thuật nhân hóa, phong cách kể chuyện bằng thơ, nhà thơ đưa hình ảnh con sông Mã không còn là con sông thuần túy chỉ có âm thanh sóng giản đơn như nó vốn có, mà con sông Mã đã được nhà thơ yêu dấu tặng cho nó vẻ đẹp với thanh âm hay như một sợi dây đàn vốn có từ thời tiền sử. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ tiếp tục ví con sông Mã như một chiếc khăn, chiếc khăn đó biết thương xót, ấp yêu bao kiếp cần lao hai bên bồi, lở, suốt chiều dài lịch sử quê hương mà thiên nhiên ưu ái, ban tặng con sông đó cho đất và người xứ Thanh:

Sông Mã vẫn chảy bên chái nhà ta sợi dây đàn căng từ thời tiền sử

những người khổng lồ tóc còn để chỏm kể cho ta nghe những khúc ca về máu máu đã sinh ra đất thế nào?

máu đã sinh ra tên làng, tên nước... sông Mã vẫn chảy bên chái nhà ta

Chiếc khăn cũ mèm lau mồ hôi hết thế hệ này, sang thế hệ khác lau những ánh mắt mệt mỏi vật lộn trong cuộc mưu sinh...

(Hát nơi cửa sóng) Nhờ con sông mà nghĩa tình giữa con người với con người, giữa các thế hệ nối tiếp được gắn bó, thắt chặt bởi những giá trị văn hóa mà tự thân con sông tạo cho người đôi bờ thụ hưởng theo tháng năm, để từ nguồn trong thao thiết đó, người xứ Thanh đã nỗ lực vượt qua dâu bể đời người:

Nghiêng trời một tiếng dô huầy

khoang đầy nắng xối, mạn đầy mưa tuôn ngón chân bấm toác ngọn nguồn

sào cong vít giữa sóng cồn khơi xa vọng lên dô tả, dô tà

muôn đời gia phả ông bà truyền nhau... Thấp cao nhịp thác, nhịp ghềnh

mà thành nghĩa nặng, mà thành ơn sâu dô huầy một khúc ca nâu

núm nhau khúc ruột muôn sau tìm về.

Trong toàn bộ trường ca, nhà thơ đặc biệt quan tâm xây dựng hình tượng làng, tế bào không thể thiếu và đặc biệt quan trọng của đất nước. Làng là nơi sinh ra các bậc vua, chúa, anh hùng cho đến chí sĩ. Nơi sinh ra người nông dân một nắng hai sương trên các cánh đồng. Làng là nơi làm hầm chông đánh giặc, nơi chôn nhau, cắt rốn, nơi hẹn hò lứa đôi, nơi đợi chờ, hi vọng, nơi gửi gắm niềm tin và cuối cùng là nơi trú ngụ của bao cuộc đời. Nhưng không chỉ có thế, làng như một thành đồng vững chắc, trấn giữ quân thù cho dù phải hi sinh tất cả để bảo vệ quê hương:

Tôi đang thả diều

chỗ làng bây giờ được Nhà nước chứng nhận “Làng có công với nước” nhưng cả làng không còn sót một ai

không sót một nóc nhà không sót một gốc cây...

Cả làng chết không còn ai chôn cất...

nhưng quê tôi vẫn hò reo theo tiếng hát: Tiến quân ca... Tiếng xung phong rung chuyển Điện Biên

lá cờ tung bay trên đỉnh Him Lam có tên Nguyễn Hữu Oanh Đường tới nóc hầm bọc sắt của Đờ-cát, có tên Tô Vĩnh Diện...

(Hát nơi cửa sóng). Vẫn bám theo dòng chảy các con sông để triển khai ý tưởng biểu đạt về đất và người xứ Thanh qua các vần thơ, nhưng nhà thơ không tuân theo một dòng chảy thuận, mà nhiều khi đảo chiều thời gian và lệ thuộc vào cảm xúc của những dòng kí ức để chủ ý đan xen kể về công cuộc xây dựng quê hương và tinh thần chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta.

Khí thế hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã trào lên trên từng trang thơ vừa bi thương, vừa hào

Tôi thả diều

chỗ vinh danh hàng chục ngàn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trong chống Pháp và trong chống Mỹ

hàng trăm ngàn liệt sĩ qua hai cuộc chiến tranh... tôi nhận ra trong ngọn lửa trống đồng

nửa Thanh Hóa ở đất Thăng Long nửa Thanh Hóa ở kinh thành Huế

nửa Thanh Hóa trong điệu hò xứ Quảng không dô huầy, vẫn giọng dô khoan

nửa Thanh Hóa trong thơ vua Thái tổ khắc vách đá sông Đà nửa Thanh Hóa trong thơ vua Lê Thánh tông khắc núi Truyền Đăng... vùng đất của sông Mã, sông Chu

một vùng đất mang hình ngọn lửa.

(Hát nơi cửa sóng)

Với khát vọng đem tất cả tinh thần, dũng khí, vẻ đẹp quê hương, vẻ đẹp trong cốt cách con người của mảnh đất địa linh, nhân kiệt vào những trang thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm đã trình làng một trường ca mang hơi thở đất đai, sông núi, cả thanh âm của những vùng miền rộng khắp xứ Thanh vào trang viết, tạo nên một mạch nguồn cảm xúc đan xen các lát cắt thời gian cũ, mới. Điều đọng lại trong tâm trí bạn đọc là hình ảnh dung dị nhưng dũng cảm, chân thật nhưng quyết liệt và ý chí quật cường muôn đời bất diệt của con người xứ Thanh qua các thời kì dựng nước và giữ nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm hứng và giọng điệu trong thơ nguyễn minh khiêm (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)