Giọng điệu đồng cảm, sẻ chia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm hứng và giọng điệu trong thơ nguyễn minh khiêm (Trang 68 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Giọng điệu đồng cảm, sẻ chia

Đồng cảm, sẻ chia là một trọng những giọng điệu chủ đạo, cũng là một trong những phương diện tạo nên yếu tố trữ tình đậm đặc trong các sáng tác của Nguyễn Minh Khiêm. Đúng như Bạch Cư Dị, một trong ba đại thụ thơ Đường Trung Hoa đã nói: “Trong thơ, tình là gốc, chữ là ngọn, thanh âm là hoa, còn ý

viết về những hi sinh thầm lặng của người mẹ, người chị, người cha, những người đồng đội trong chiến tranh, nhà thơ luôn dành những tình cảm sâu nặng.

Bài thơ “Miền Trung” có sáu khổ thơ bốn câu thì có đến bốn khổ mở đầu bằng câu tự vấn: “Biết viết gì vui được hỡi miền Trung?” Và tác giả mở đầu bài thơ bằng ba câu cũng là tự sự và tự vấn:“Chẳng lẽ câu thơ nào cũng đẫm mình

trong/ câu thơ nào cũng mù mịt bão giông/ câu thơ nào cũng toàn vị đắng!”.

Là dân miền Trung đã trải qua nhiều năm tháng chống chọi với thiên tai nhà thơ đã hiểu thế nào là mù mịt của những ngay bão tố, cái vị đắng của những khi nhà cửa tan hoang, ruộng đồng xơ xác. Nguyễn Minh Khiêm miêu tả:

Đêm cứ bị xé nát vì tiếng khóc bị xé nát vì nước mắt...

những mái nhà bập bềnh rêu rác

những cỗ quan tài bập bềnh trong nước những cuốn vở học sinh úp mặt trong bùn ... giữa biển sóng cháy họng thèm giọt nước...

đủ thứ cọc dây chằng buộc giấc ngủ bập bềnh trôi... nụ cười đóng vón mồ hôi.

Còn cực gì hơn thế?

(Miền Trung)

Mất nhà là mất tất cả gia sản, là đi liền với đói khát, là đi liền với dịch bệnh, mất sách vở mất trường còn chỗ nào cho con trẻ học hành, nước trắng băng chết không có nơi chôn cất. Miền Trung kiên cường chống giặc ngoại xâm và cũng kiên cường chống chọi với thiên tai, nhưng tại sao bão, lũ lại cứ đổ vào miền Trung? Nắng hạn khô cằn lại cứ dội xuống miền Trung?

Nhà thơ đưa cảm xúc trôi theo thiên hướng về quê hương, về mảnh đất tình người đầy lam lũ, đẹp mà nghèo, nghèo rồi mà vẫn bị vận vào nhiều nỗi khổ đau hơn, mỗi câu thơ luôn ăm ắp sự chia sẻ và gửi gắm những thông điệp đầy chất nhân văn để làm thức tỉnh nhân tâm trong mỗi người.

Chẳng nhẽ câu thơ nào cũng đầm mình trong lũ Câu thơ nào cũng mờ mịt bão giông

Câu thơ nào cũng toàn vị đắng.

(Miền Trung)

Những câu thơ đắng đót, mặn chát nơi đầu lưỡi, những câu thơ như trào ra trong nước mắt, mỗi câu thơ như xé tâm can người đọc bởi sự tức tưởi đang dâng lên trong lòng tác giả. Sao mà nhiều lũ quá, cơn này chưa qua cơn khác đã tới, cơn nào cũng đầy tang thương, cơn nào cũng cuồng nộ, chất chứa sự vùi dập, hoang tàn và đau đớn. Trong dáng chiều tà chếch bóng của mùa thu gợi lên trong tâm trạng của thi sĩ là nỗi đau, nỗi đau của người phu chữ. Viết nhiều quá rồi, cạn nước mắt, cạn ngôn từ rồi mà bão giông không cạn, vẫn vần vũ, vẫn chồng chất, vẫn ầm ào gào thét. Có phải ngay lúc đặt bút viết nên những câu thơ đau đớn ấy cũng có một cơn bão đang quần thảo trong lòng nhà thơ? Có phải đầu nguồn cảm xúc là đắng mà thành ra câu thơ nào cũng đắng, cũng nổi chìm dâu bể tan hoang, cũng đầy giông bão đớn đau?

Đừng khóc. Bao nhiêu lần bảo mình đừng khóc. Hai hàng mi cứ lã chã rơi.

(…)

Nhìn cảnh làng ngập chìm trong lũ, còn buốt hơn dao kéo xé lòng. Tôi thành nước mắt.

(Niêu cơm Thạch Sanh mùa lũ)

Không cần miêu tả về cơn lũ, chỉ là tiếng lòng, tiếng nước mắt rơi thôi nhà thơ cũng khiến cho người đọc cảm nhận được sự tàn khốc của những cơn bão lũ. Và chính nhà thơ cũng ngập trong cơn lũ nước mắt, cơn lũ đau thương khi chứng kiến cảnh kinh hoàng khi cơn lũ tràn xuống làng quê mình, đất nước mình. Nhưng chúng tôi thích cái sự lạc quan trong thơ Nguyễn Minh Khiêm, tức là thích cái sự phát triển tất yếu của chọn lọc tự nhiên khi mà con người ta đã đàng hoàng để “sống chung với lũ”:

Người quê tôi như bông súng nở trong đỉnh lũ Mùi hương tỏa thơm từ đáy bùn sâu

Khát vọng sống bám rễ vào khốc liệt (…)

Hạnh phúc làng

Bông súng nở trên đỉnh lũ.

()

Có lẽ chính cái tinh thần lạc quan ấy, cái tư tưởng mạnh mẽ vượt lên hiện thực bi thương ấy đã không nhấn chìm nhà thơ vào đau khổ, bi lụy một cách tiêu cực hay không làm cho thơ anh bị chìm quá sâu trong những cơn lũ buồn. Nếu dòng cảm xúc quê hương, làng mạc nói nhiều đến cảnh tan hoang, chua xót vì những cơn bão lũ thì đến phần sau này dòng cảm xúc thứ hai lại có vẻ nghiêng nhiều sang thế sự, chất chứa trong mỗi câu thơ rất nhiều những rằng xé, sự chiêm nghiệm, giống như nhà thơ đang đi tìm những giá trị nhân văn đích thực mà xã hội ngoài kia ở một nơi nào đó, với một số người nào đó đang bị những cơn lũ sống gấp, sống bất chất, sống tàn bạo làm xói mòn đạo đức và nhân cách, hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng và lời thơ mang đậm màu sắc cảnh báo:

Đâu rồi những hố đá cho chim về làm tổ?

Đâu rồi những triền thung ngào ngạt hương thơm? Đâu rồi những đỉnh cao chót vót trong mây?

Làng cứ ngỡ định cư nhầm sa mạc!

(Gọi hồn cho núi)

Bài thơ “Miền Trung”, Nguyễn Minh Khiêm trút tất cả tâm can của mình để bày tỏ sự đồng cảm và sẻ chia cùng đồng bào ở giải đất hẹp của Tổ quốc trong những ngày mưa, lũ. Còn bài thơ “Tiếng cừu trưa Ninh Thuận”, tác giả lại chia sẻ với đồng bào về cái sự nắng hạn của miền Trung nói chung và Ninh Thuận nói riêng.

Xương rồng cháy cỏ không một cọng thất thanh tiếng cừu ẹ ẹ! e e! … bốn phía xối một màu nắng lửa...

chỉ cát rì rào như cát đang sôi… cát rì rào như cát đang trôi

cát rì rào như cát đang nóng chảy cát rì rào như cát đang hừng cháy

(Tiếng cừu trưa Ninh Thuận)

Có lẽ, chỉ có ai lội trong cát miền Trung những ngày nắng dữ thì mới thấm được nỗi lòng thi sĩ - cát như bị rang lên, cát cựa mình như đang sôi, đang chảy, đang cháy thì có còn cây cỏ nào sống nổi mà cừu chẳng phải thất thanh mà kêu lên ẹ ẹ! e e! Cỏ là lương thực của cừu. Sự sẻ chia của thi sĩ có lẽ nằm ở ba khổ sau cùng, lời thơ thảng thốt, lời thơ mộng mị: “về sâu trong thành phố còn nghe/ tiếng cừu kêu như câu liêm móc ruột /../ trong giấc mơ tôi thấy mình

hóa cỏ/ ngút ngát xanh tít tắp dưới chân cừu”.

Bài “Nỗi quê” là sự tiếc nuối, khao khát về những giá trị đẹp đẽ mà quê hương đã có từ lâu đời trước đời sống thực tại bị biến hóa không còn như xưa nữa: “Đi mót lại cái ngày xưa rơi vãi/ Nhoi nhói đau hai chữ cội nguồn”. Ông đã giãi bày bằng nhưng câu thơ thun thút quất vào da thịt: “Mang cả làng quê trong da thịt/ Nhiều lúc vẫn bơ vơ như một cánh bèo/ Như con chim không, cành cây đậu/ Như con thuyền không bến buông neo!...Mang cả làng quê trong da thịt/ Nhiều lúc bùi ngùi thèm một bàn tay/ Thèm một tiếng gọi ấm mùi rơm

rạ/ Cua cáy tương cà… hóa một phía bão lay!” Câu thơ kết tư tưởng, khát vọng

của nhà thơ càng rõ: “Những con chữ một mình nơi góc khuất/ Cỏ cây làng có hiểu được lòng ta/ Đời của sông phải tìm đường ra bể/ Tận ngọn nguồn, xin làng nhận phù sa”. Bài thơ kết lại nhưng những câu hỏi còn day dứt, đau đáu nỗi lòng.

Có gắn bó và có tình cảm sâu đậm với quê hương xứ sở mới có thể nói lên thành thực và gây được ấn tượng. Trong bài Vô đền sòng nghe hò sông Mã,

nhà thơ viết với tình cảm của người con luôn ngưỡng mộ, trăn trở, tự hào về lịch sử quê nhà, ngôn ngữ mềm mại mà dứt khoát:

Bè tôi qua mười bảy con thác Tình tôi đẫm mười hai điệu hò Giậm ván giậm thuyền vào nỗi nhớ Mở chèo mở lái vào ánh trăng Dô khoan dô huầy

Người Thanh Hóa bước xuống từ đá vọng phu Thành chim hạc bay trên mặt trống đồng Thành Mai An Tiêm mở mang biển đảo

Thành thần Độc Cước phân thân diệt bầy hải tặc.

(Vô đền sòng nghe hò sông Mã)

Con người tác giả trong thơ, là cái tôi có nhiều suy tư trăn trở, có khát vọng cống hiến và khám phá thế giới với rất nhiều kỳ vọng. Một người am hiểu về đất đai, cỏ cây, sông núi,... quê mình đến độ có thể trải lòng ra mà thấu tận nguồn cơn để hiểu và chia sẻ với những gian lao, vất vả của con người trong hành trình chinh phục thiên nhiên, giành giật sự sống là điều rất đáng trọng. Có thể nói một những vần thơ thao thức cùng thời cuộc với tâm thế của một hồn thơ, hồn người luôn khao khát cái đẹp, cái thiện và nhìn xa dự báo về tương lai. Những câu thơ trong bài Nếu cũng nói lên phần nào điều đó:

Lòng cứ vỗ miên man bao lớp sóng

Không ít những câu thơ đã thon thót thở dồn Trời đang đẹp nhưng không toàn mây trắng Chợt sởn người nếu một ngày kia…

Rõ ràng, đấy là tiếng lòng của nhà thơ xa xót cùng miền Trung. Nguyễn Minh Khiêm là dân miền Trung, nhưng ở trung du nên bão lũ, nắng hạn mà anh phải trải qua cũng chỉ thường thường thôi, nếu anh không có những năm tháng bươn chải, cùng ăn cùng ở với đồng bào vùng ven biển miền Trung thì làm sao có thể viết nên những câu thơ cảm thông chắt ra từ con tim khối óc mẫn cảm của người cầm bút, người công dân làm thơ.

Hình ảnh người mẹ không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong dòng chảy thi ca nhân loại mà còn là một miền rung động sâu thẳm trong trái tim của mỗi người con. Tình yêu của mẹ dành cho con được nhận xét là "duy nhất và ấm áp như ánh mặt trời mỗi ngày sưởi ấm trái đất". Hầu như trong tập thơ nào, Nguyễn Minh Khiêm cũng dành những tình cảm thiêng liêng cho người mẹ. Ông có cả một chùm thơ về mẹ: Những ngón tay của mẹ, Dòng sông

không ngủ, Mười móng chân mẹ, Nghe lá cau rơi, Phù sa đời mẹ, Vạt áo mẹ….

Nhà thơ viết về tình cảnh của mẹ để cảm thương: “Cha con mất sớm, mẹ ở vậy

thờ chồng, một mình chém chặt ngược xuôi xuống biển lên rừng”. Hình ảnh cô

đơn của mẹ:

Mẹ thường ra kiếm củi gốc cây

Cầu khấn gió rung xuống từng chiếc lá Mẹ vắng con phải nhờ cục đá

Kéo cây cần múc nước thổi cơm.

Anh nhớ về mười ngón chân mẹ: Đi đâu cũng cứ chân trần/ Mười ngón

chân bấm lõm gần, lõm xa. Đọc chùm thơ lòng ta cứ rưng rưng một tình cảm

thiêng liêng, đẹp đẽ vô bờ bến. Một người con có hiếu với mẹ và tình mẹ thật bao la. Bài Giọt nước về thưa mẹ:

Con đã đi xa hơn nỗi lo của mẹ

Không quay về đúng chỗ mẹ ngồi bấm đốt ngón tay Con trượt ngã chỗ mẹ thường mất ngủ

Ngọn đèn khuya tóc trắng sang ngày Con cúi lạy chỗ mẹ chưa từng chợp mắt Cửa bể mở ra chỗ bục cửa mẹ ngồi Những câu kiều giấu bao nhiêu mảnh vỡ Giọt nước về thưa mẹ sóng trùng khơi.

Hình tượng giọt nước ở đây chính là người con. Người con xa mẹ ra đi và nhung nhớ. Người mẹ thì thấp thỏm lo âu đứa con mình còn ngây thơ, nhỏ dại. Cái tình mẫu tử thắm đậm, tưởng như bình thường nhưng lại lớn lao, kỳ vĩ. Giọt nước về thưa mẹ chon von nỗi niềm thương mến hiếu nghĩa giữa một biển trời xáo động của tiền bạc, danh vọng, thật cao cả không bút lực nào tả xiết.

Nguyễn Minh Khiêm có một chùm thơ về chiến tranh gồm các bài: Cỏ non, Đoạn kết của chiến tranh, Chiếc võng, Vết thương đá, Khoảng lặng trong cánh cổng, Tiếng kêu và tiếng thở dài, Chúng con xin mẹ, Sau lá bồ đề, Khúc

ru Đồng Lộc, Sợi dây phơi bát, Quả bàng vuông, Khoảnh khắc ở nhà mồ. Cỏ

non là bài thơ hay trong chùm thơ ấy: “Có gì xanh đau đáu dưới cỏ non/ Xanh nhoi nhói rờn rợn bàn chân bước/ Xanh mươn mướt như là màu tóc/ Xanh như

ánh mắt bạn bè tôi”. Chúng tôi hình dung “Cỏ non” là hình ảnh của người

chiến sỹ còn rất trẻ, rất non tơ đã nằm xuống mảnh đất chiến trường này và mãi mãi ngọn cỏ ấy cứ xanh đau đáu trong mắt ta. Mỗi cung bậc màu xanh đều thiêng liêng để bước chân ta cứ rờn rợn sợ mình chạm phải thi thể đồng đội đang nằm dưới lớp cỏ non.

Chưa ai tạc tượng chị trong những ngày anh đi đánh giặc,

một mình nuôi con, sóng cả, đò đầy, thân lươn, mình vạc, góc đường quê nhìn vẹt một phương trời!...

Chị quên vầng trăng, chị quên bến nước, quên mình là đàn bà... Chưa ai tạc tượng chị những năm tháng cuối cùng.

Da nhăn vỏ đổ.

Suốt ngày khói hương,

Chiếc xe lăn xếp cạnh bàn thờ,

Có thể thấy, nhà thơ đã tạc chân dung cao cả và thánh thiện người phụ nữ Việt Nam bằng món quà vô giá của cảm hứng sáng tạo. Biệt tài của đoạn thơ là sự vận dụng những cụm từ bắt nguồn từ trong thành ngữ dân gian dùng “bắt buộc” để lập vần, nói lên tính hài hòa của câu thơ. Đó là sáng tạo chứ không bắt chước, không lặp lại người.

Nếu dòng cảm xúc quê hương, làng mạc nói nhiều đến cảnh tan hoang, chua sót vì những cơn bão lũ thì đến phần sau này dòng cảm xúc thứ hai lại có vẻ nghiêng nhiều sang thế sự, chất chứa trong mỗi câu thơ rất nhiều những rằng xé, sự chiêm nghiệm, giống như nhà thơ đang đi tìm những giá trị nhân văn đích thực mà xã hội ngoài kia ở một nơi nào đó, với một số người nào đó đang bị những cơn lũ sống gấp, sống bất chất, sống tàn bạo làm xói mòn đạo đức và nhân cách, hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng và lời thơ mang đậm màu sắc cảnh báo.

Đâu rồi những hố đá cho chim về làm tổ?

Đâu rồi những triền thung ngào ngạt hương thơm? Đâu rồi những đỉnh cao chót vót trong mây?

Làng cứ ngỡ định cư nhầm sa mạc!

(Gọi hồn cho núi)

Phải chăng những cơn lũ là hệ quả tất yếu của quá trình xâm lấn, khai thác một cách tàn bạo, đối xử không tử tế với thiên nhiên? Chúng ta cứ mãi trách trời, cứ mãi trách gió, mà quên không tự vấn mình. Vốn dĩ đó cũng là lẽ thường tình, con người ta được mấy người tự nhận sai, thường thường luôn tự cho mình là đúng, tự nhận mình là bị hại, tự coi mình là vô tội bằng cái sự vô tư không đáng có của mình. Xây đập ngăn sông làm thủy điện để phát triển một cách chính đáng, phá rừng làm nương rẫy, khai thác tài nguyên trong lòng đất để phát triển một cách chính đáng, phá núi để lấy đá làm đường, làm xi măng, làm những công trình chọc trời để phát triển chính đáng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp triệu triệu ống khói phả thẳng lên trời, tỉ tỉ ống cống thước thải độc hại xả thẳng ra sông ra bể để phục vụ cho phát triển một cách chính đáng… chúng ta luôn gắn hai chữ “chính đáng” vào những hành

động man rợ của mình và khi nhận lại cái “quả” mà chính mình gieo “nhân” thì lại than vãn, lại oán trách. Những câu thơ như chiếc roi mây vung lên để cảnh tỉnh, nhưng nên chăng cần phải vụt thật đau cho người đời tỉnh ngộ, chứ dọa dẫm mãi thành ra lại nhờn, không có tác dụng. Để rồi chua sót nhận ra:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm hứng và giọng điệu trong thơ nguyễn minh khiêm (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)