Các biến độc lập Xit

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

(i) C (Capital Adequacy): Mức độ an toàn vốn

Trong các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn vốn là CAR và đòn bẩy - tỷ số VCSH/Tổng huy động, tác giả nhận thấy, các các công bố của NHTM Việt Nam hệ số CAR hiện tại chưa chính xác, có mâu thuẫn với tính toán của các chuyên gia, đồng thời trong các nghiên cứu trước, chỉ số này ít được sử dụng để đánh giá mức độ tác động của an toàn vốn tới rủi ro phá sản NHTM, thay vào đó chỉ tiêu đòn bẩy lại được sử dụng nhiều hơn. Do đó trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng chỉ tiêu đón bẩy là tỷ số VCSH/Tổng huy động là biến độc lập để phân tích tác động tới chỉ số Z.

LEVit – đòn bẩy, là tỷ số VCSH bình quân/Tổng huy động bình quân của ngân hàng (i) tại năm (t).

Trong các tỷ số đo lường chất lượng tài sản, tỷ số nợ xấu tại Việt Nam hiện chưa thể hiện chính xác thực tế, con số công bố thường xuyên sai khác với tính toán của các chuyên gia, do đó chưa nên sử dụng tỷ số này vào phân tích.

So với DPRR tín dụng, Chi phí DPRR tín dụng phản ánh chính xác chi phí cần thiết để xử lý nợ xấu trong năm, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận, do đó tác giả lựa chọn tỷ số Chi phí DPRR tín dụng/Thu nhập lãi thuần để đánh giá chất lượng tài sản của NHTM.

LLPitlà tỷ số Chi phí DPRR tín dụng/Thu nhập lãi thuần của ngân hàng (i) tại năm (t).

(iii) M (Management Ability): Năng lực quản lý

Đánh giá về chỉ tiêu năng lực quản lý rất khó lượng hóa. Tác giả đưa ra biến sốtuy nhiên không đại diện cho toàn bộ năng lực quản lý của ngân hàng. Trong các biến số đã nêu, do giới hạn về thu thập dữ liệu, tác giả sẽ chỉ nghiên cứu tác động của quy mô theo tổng tài sản ảnh hưởng tới rủi ro phá sản của NHTM.

SIZEit là chỉ tiêu quy mô của ngân hàng (i) tại năm (t), tính dựa trên tổng tài sản.

(iv) E (Earning Strength): Khả năng sinh lời

So với các biến số ROA, ROE thì tỷ số Thu nhập lãi thuần/ Tổng tài sản bình quân được các tác giả trong các nghiên cứu trước sử dụng nhiều hơn cả trong việc đánh giá tác động của khả năng sinh lời tới rủi ro phá sản, do đó tác giả lựa chọn tỷ số này để tiến hành nghiên cứu.

NIRit là tỷ số Thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản bình quân của ngân hàng (i) tại năm (t).

(v) L (Liquidity Sufficiency): Khả năng thanh khoản.

Trong hệ thống NHTM hiện nay, chỉ số trực quan nhất về thanh khoản là tỷ số Tổng dư nợ cho vay/Tổng huy động. Tỷ số này được đưa vào các nghiên cứu và cho các kết quả trái ngược nhau.Mặt khác nghiên cứu Nguyễn Thanh Dương (2013) không tìm thấy sự ảnh hưởng của tỷ số Tài sản thanh khoản/Tổng huy động ngắn

hạn tới rủi ro phá sản NHTM Việt Nam. Do đó tác giả lựa chọn tỷ số Tổng dư nợ cho vay/ Tổng huy động cho nghiên cứu để tìm ra tác động thực sự của biến số này.

LDRit là tỷ sốTổng dư nợ cho vay bình quân/Tổng huy động bình quân (i) tại năm (t).

(vi) Các biến số khác

GDPi là mức độ tăng trưởng GDP, GDPit = GDPit - GDPit-1

GDPit-1

INFi là chỉ số lạm phát, INFit = CPIit - CPIit-1

CPIit-1

Trong đó, CPI là chỉ số giá. εit = sai số ngẫu nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)