Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 48)

Giả thuyết H1: NHTM duy trì đòn bẩy VCSH trên nguồn vốn huy động càng cao, rủi ro phá sản ngân hàng càng thấp.

Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc lựa chọn một tỷ lệ vay nợ và tỷ lệ VCSH, đây là hai nguồn tài trợ chính trong nguồn vốn của bất kì một doanh nghiệp nào. Chính vì thế, việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính còn được xem như việc nghiên cứu cấu trúc vốn (capital structure) tức xem xét có bao nhiêu phần trăm trong vốn được tài trợ bởi nợ, bao nhiêu phần trăm trong vốn được tài trợ bởi VCSH. Nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính là cần đưa ra một cấu trúc vốn tối ưu nhằm gia tăng giá trị ngân hàng. Giả thuyết này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Logan A. (2001); Yaraslau Taran (2012); Nguyễn Thanh Dương (2013); Nguyễn Hữu Thạch (2015).

Giả thuyết H2: Chất lượng tài sản càng cao thì rủi ro phá sản của NHTM càng cao.

Chi phí DPRR tín dụng đại diện cho chất lượng tài sản là các khoản tín dụng. Chi phí này cáng cao, chứng tỏ các khoản nợ xấu tăng cao, do đó rủi rocho NHTM càng cao. Giả thuyết này phù hợp với các nhiên cứu của Dan J. Jordan &ctg (2010); Nguyễn Thanh Dương (2013); Phan Thị Nhi Khánh (2016).

Giả thuyết H3: Khả năng sinh lời càng cao thì rủi ro phá sản của NHTM càng thấp.

Khả năng sinh lời trong luận văn được đại diện bởi tỷ số Thu nhập lãi thuần/ Tổng tài sản bình quân. Với bất cứ một NHTM nào, lợi nhuận luôn là yếu tố đặt ra hàng đầu. Khi lợi nhuận ngân hàng tăng lên, nhiều khả năng ngân hàng hoạt động hiệu quả, do đó rủi ro của NHTM sẽ được giảm xuống. Giả thuyết này phù hợp với nghiên cứu của Yaraslau Taran (2012); Nguyễn Hữu Thạch (2015).

Giả thuyết H4: Khả năng thanh khoản càng cao thì rủi ro phá sản của NHTM càng thấp.

Khả năng thanh khoản được đại diện bởi tỷ số dư nợ cho vay trên tổng huy động. Giả thuyết này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Montgomery & ctg (2004).

Giả thuyết H5: Quy mô ngân hàng càng lớn thì rủi ro phá sản của NHTM càng thấp.

Quy mô NHTM được tính bằng chỉ tiêu tổng tài sản. Khi tổng tài sản tăng lên tức nguồn vốn huy động và VCSH tăng, có nguồn lực để NHTM mở rộng hoạt động cho vay, đầu tư và mua sắm các tài sản cố định phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quy mô càng tăng thì rủi ro của NHTM càng giảm xuống, đây cũng là kết quả nghiên cứu của các tác giả Logan A. (2001); Yaraslau Taran (2012).

Giả thuyết H6: Tăng trưởng kinh kế có mối quan hệ nghịch biến với rủi ro phá sản của NHTM.

GDP đại diện cho độ lớn của nền kinh tế, trong môi trường kinh tế phát triển, hoạt động của NHTM có nhiều điều kiện để phát triển, mở rộng cho vay và đầu tư, do đó thu lại lợi nhuận cao hơn, do đó rủi ro của NHTM được giảm thiểu. Giả thuyết này phù hợp kết quả nghiên cứu của các tác giả Andrea M. M. & ctg (2009); Yong Tana & ctg (2013).

Giả thuyết H7: Lạm phát có mối quan hệ đồng biến với rủi ro phá sản của NHTM.

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam, nền kinh tế còn chưa mạnh, dễ bị tác động bởi các biến động của lạm phát, lạm phát tăng lên dễ khiến lãi suất thực của các NHTM bị giảm xuống, do đó ảnh hưởng đến rủi ro của NHTM. Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Andrea M. M. & ctg (2009).

Bảng 3.1: Các giả thuyết về mối tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản NHTM Giả thuyết Biến hiệu Cách tính Kỳ vọng

với Z Các nghiên cứu trước

H1 Đòn bẩy LEVit

Vốn CSH bình quân/Tổng huy

động bình quân +

Logan A. (2001); Montgomery & ctg (2004); Yaraslau Taran (2012); Nguyễn Thanh Dương (2013); Nguyễn Hữu Thạch (2015) H2 Tỷ số Chi phí DPRR tín dụng LLPit Chi phí DPRR tín dụng/Thu nhập lãi thuần -

Halling M. & Hayden E. (2006); Dan J. Jordan &ctg (2010); Nguyễn Thanh Dương (2013); Phan Thị Nhi Khánh (2016) H3 Tỷ số Thu nhập lãi thuần NIRit Thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản bình quân +

Logan A. (2001); Dan J. Jordan &ctg (2010); Yaraslau Taran (2012); Nguyễn Thanh Dương (2013); Nguyễn Hữu Thạch (2015); Phan Thị Nhi Khánh (2016) H4 Tỷ số Tổng dư nợ cho vay trên huy động LDRit Tổng dư nợ cho vay bình quân/ Tổng huy động bình quân - Montgomery & ctg (2004); Nguyễn Thanh Dương (2013); Phan Thị Nhi Khánh (2016) H5 Quy mô ngân hàng SIZEit Log (tổng tài sản bình quân) + Logan A. (2001); Yong Tan và ctg (2013); Yaraslau Taran (2012);

Giả

thuyết Biến

hiệu Cách tính

Kỳ vọng

với Z Các nghiên cứu trước

Phan Thị Nhi Khánh (2016) H6 Mức độ tăng trưởng kinh tế GDPt + Andrea M. M. & ctg (2009); Yong Tan& ctg (2013); Phan Thị Nhi Khánh (2016)

H7 Lạm phát INF

t -

Andrea M. M. & ctg (2009); Yong Tan& ctg (2013); Phan Thị Nhi Khánh (2016)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Vậy, mô hình nghiên cứu dự kiến như sau:

Zit = β0 + β1 LEVit + β2 LLPit + β3 NIRit + β4 LDRit + β5SIZEit + β6GDPt + β7INFt + εit

3.2.Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với dữ liệu bảng thông qua kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình. Các bước cụ thể như sau:

Trước tiên, nghiên cứu sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình thông qua hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF), nếu hệ số VIF lớn hơn hoặc bằng 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là nghiêm trọng (Gujrati, 2003).

Sau đó, nghiên cứu hồi quy theo 3 cách: hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (Pooled OLS); hồi quy ảnh hưởng cố định (FEM) và hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Để lựa chọn phương pháp hồi quy nào là phù hợp nhất trong ba phương pháp trên, các kiểm định được sử dụng là: kiểm định F-test và kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian Multiplier (Breush & Pagan, 1979). Kiểm định F-test để chọn lựa giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM. Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian Multiplier để biết được nên chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình REM. Để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM, sử dụng kiểm định Hausman.

Sau khi lựa chọn được mô hình phù hợp, nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, nếu có hiện tượng tự tương quan và/hoặc phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ chuyển sang phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (General Least Square – GLS). Wooldridge (2002) cho rằng, phương pháp này rất hữu dụng khi kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.

3.3.Thu thập và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)