Bảng 4.6: Kết quả Kiểm định bằng phương pháp GLS
Nguồn: Số liệu tác giả tổng hợp xử lý trên phần mềm Stata 12
Với biến phụ thuộc là Zit, sau khi sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (GLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi, mô hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1% (do Prob = 0.0000) nên kết quả mô hình phù hợp và có thể sử dụng được.
Vậy, kết quả mô hình hồi quy có phương trình như sau:
Zit =-19.12287 + 95.08786LEVit + 7.185449LDRit+ 1.523246 SIZEit -58.61537GDPt + εit
Kết quả mô hình cho thấy các biến LEVit, GDPt, LDRit, SIZEit tác động có ý nghĩa thống kê và các biến còn lại LLPit¸ NIRit, INFt tác động không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Cụ thể như sau:
i. Chỉ số Z – rủi ro phá sản của NHTM:
Biểu đồ 4.1: Z-score các NHTM Việt Nam qua các năm
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu nghiên cứu
Biểu đồ 4.1 cho thấy chỉ số Z các NHTM Việt Nam qua các năm 2009, 2014, 2015 và 2016. Như đã trình bày ở phần lý thuyết, chỉ số này càng cao, rủi ro phá sản các NHTM càng thấp. Từ biểu đồ có thể thấy năm 2009, sau khi khủng hoảng kinh tế thế giới tác động tới Việt Nam, chỉ số Z có sự cách biệt rất lớn giữa các NHTM, chỉ số Z cao nhất là của BIDV và thấp nhất thuộc về TPBank. TPBank vẫn duy trì chỉ số Z thấp nhất trong mẫu nghiên cứu vào các năm tiếp theo và không cải thiện về giá trị chỉ số này, điều này cho thấy Ngân hàng này đang đối diện các nguy cơ cao về rủi ro, cần đặc biệt chú trọng, điều này cũng phù hợp với việc TPBank là 1 trong 9 ngân hàng phải tái cơ cấu bắt buộc theo thông báo của NHNN năm 2012. Ngoài ra, trong những ngân hàng có chỉ số Z thấp các năm gần đây có những cái tên như LienvietPostBank, Saigonbank, SeaBank, Eximbank. Các ngân hàng lớn và nhận được nhiều sự quan tâm của thị trường như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, VIB và MBB luôn nằm trong top những ngân hàng có giá trị chỉ số Z cao nhất.
Biểu đồ còn thể hiện xu hướng biến động giảm của chỉ số Z qua các năm, cho thấy sức khỏe của các NHTM Việt Nam đang suy giảm. Kết quả thể hiện qua biểu
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 AC B SE AB AN K AB B MS B TCB KLB N AM AB ANK NVB VPB H DB AN K MB B VIB Sa ig o n b an k ST B VIE TABA N K PG BANK EIB VC B CT G BID SHB OCB LPB SCB TPBan k 2009 2014 2015 2016
đồ cho thấy sự phản ánh tương đối phù hợp của chỉ số Z đến sức khỏe của các NHTM Việt Nam hiện tại.
ii. Mức độ an toàn vốn: Biến LEVit mang dấu (+), tác động cùng chiều và mạnh nhất (95.08786) đến Zit và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy đòn bẩy có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro phá sản, khi tỷ số Vốn CSH bình quân/Tổng huy động bình quân tăng 1 đơn vị thì rủi ro phá sản ngân hàng giảm 95.08786 đơn vị. VCSH càng tăng, hoặc Tổng huy động càng giảm hoặc cả hai sẽ càng giảm thiểu rủi ro phá sản của NHTM. Việc tăng VCSH giúp cải thiện khả năng đối phó với các cú sốc tài chính, việc giảm Tổng huy động sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.
Biểu đồ 4.2: Z-score trung bình và LEV trung bình các NHTM Việt Nam qua các năm
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu nghiên cứu
Biểu đồ 4.2 cho thấy xu hướng biến động giảm của chỉ số Z qua các năm, song song với đó là chỉ số LEV - tỷ lệ Vốn CSH/Tổng huy động của ngân hàng cũng có xu hướng giảm. Các năm qua, huy động vốn của các ngân hàng liên tục tăng, theo tính toán của tác giả, tốc độ tăng trưởng trung bình huy động vốn của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu từ 2008-2016 là 30%, trong khi đó tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chỉ là 18%, do đó, chỉ số LEV giảm trong các năm cho thấy ngân hàng huy động vốn càng nhiều có thể đối mặt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.
24.5253 21.8441 21.6281 22.5708 22.5280 20.5564 19.2915 18.1706 0.1529 0.1241 0.1191 0.1244 0.1229 0.1079 0.0993 0.0926 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16 0.18 0 5 10 15 20 25 30 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Z LEV
Kết quả này phù hợp với dấu kỳ vọng cũng như các nghiên cứu trước đó của Logan A. (2001); Yaraslau Taran (2012); Nguyễn Thanh Dương (2013); Nguyễn Hữu Thạch (2015).
iii. Khả năng thanh khoản: Biến LDRit mang dấu (+), tác động cùng chiều (7.185449) đến Zit và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy LDR có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro phá sản, khi tỷ số Tổng dư nợ cho vay bình quân/ Tổng huy động bình quân tăng 1 đơn vị thì rủi ro phá sản ngân hàng giảm 7.185449 đơn vị.
Biểu đồ 4.3: Z-score trung bình và LDR các NHTM Việt Nam qua các năm
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu nghiên cứu
Theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, Quyết định số 2509/QĐ-NHNN ngày 27/12/2016 về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của Ngân hàng TMCP mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa:
+ NHTM nhà nước và NHTM mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ: 90%;
+ NHTMCP khác: 80%
Nhìn vào biểu đồ 4.3 có thể thấy LDR - Tổng dư nợ cho vay/ Tổng huy động của ngân hàng đều nằm trong mức quy định cho phép, và xu hướng ngày càng tăng và ngược chiều với rủi ro.
0.6030 0.5617 0.5206 0.5381 0.5673 0.5666 0.5933 0.6324 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0 5 10 15 20 25 30 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Z LDR
Kết quả này trái với kỳ vọng về dấu, để giải thích vấn đề này có thể thấy, LDR của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2016 có mức trung bình là 0.5729, các quan sát của các NHTM qua các năm tăng dần đều và không có biến động đột biến. Số lượng các quan sát có LDR lớn hơn 0.8 chỉ có 13 quan sát trên tổng 200 quan sát, cho thấy chỉ số LDR hiện đang ở mức an toàn, việc tăng thêm LDR sẽ tăng thêm cho vay trên tổng huy động, mang lại lợi nhuận cao hơn cho NHTM, giảm thiểu rủi ro phá sản. Tuy nhiên cũng cần lưu ý khi nghiên cứu biến này trong thời gian dài hơn và LDR trung bình của NHTM ở mức cao hơn.
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Halling M. & Hayden E. (2006); Dan J. Jordan &ctg (2010).
iv. Quy mô: Biến SIZEit mang dấu (+), tác động cùng chiều (1.523246) đến Zit
và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy quy mô tổng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro phá sản, khi tỷ số tổng tài sản tăng 1 đơn vị thì rủi ro phá sản ngân hàng giảm 1.523246 đơn vị. Việc tăng tổng tài sản sẽ gia tăng năng lực tài chính của NHTM, kết quả này phù hợp với dấu kỳ vọng cũng như các nghiên cứu trước đó của Logan A. (2001) và Yaraslau Taran (2012).
Biểu đồ 4.4: Z-score trung bình và Tổng tài sản bình quân các NHTM Việt Nam qua các năm
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu nghiên cứu
59,120,299 83,896,520 109,772,913 124,172,813 135,453,125 154,835,677 181,687,594 215,008,728 0 trđ 50,000,000 trđ 100,000,000 trđ 150,000,000 trđ 200,000,000 trđ 250,000,000 trđ 0 5 10 15 20 25 30 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng tài sản
v. Tăng trưởng kinh tế:
Biến GDPt mang dấu (-) tác động ngược chiều (-58.61537) đến Zit và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy tăng trưởng GDP có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro phá sản, khi tỷ số tăng trưởng GDP tăng 1 đơn vị thì rủi ro phá sản ngân hàng tăng 58.61537 đơn vị. Kết quả này trái với kỳ vọng về dấu nhưng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Thị Nhi Khánh (2016). Để giải thích có thể thấy, khi nền kinh tế tăng trưởng, việc cho vay ra của các NHTM nhiều hơn, từ đó rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất tăng cao hơn trong thời kỳ này.
Biểu đồ 4.5: Z-score trung bình các NHTM Việt Nam và tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu nghiên cứu
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm có xu hướng tăng, và biến động không nhiều qua các năm. Biểu đồ 4.5 cho thấy có sự biến động ngược chiều của GDP với chỉ số Z, tức biến động cùng chiều với rủi ro.
Kết luận chương4
Thông qua kết quả nghiên cứu định lượng mô hình với mẫu quan sát là 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2016, với các kiểm định phù hợp, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro phá sản các NHTM Việt Nam, bao gồm các yếu tố LEV, LDR, SIZE, GDP, trong đó LEV, LDR, SIZE tác động ngược chiều và GDP tác động cùng chiều tới rủi ro phá sản NHTM. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra các giải pháp kiến nghị trong chương tiếp theo.
5.40% 6.42% 6.24% 5.25% 5.42% 5.98% 6.68% 6.21% 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 0 5 10 15 20 25 30 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Z GDP
CHƯƠNG 5: HÀM Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Hàm ý
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó, tác giả đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản tại 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2016.
Từ các kết quả thu được từ phân tích định lượng, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản bao gồm các yếu tố Đòn bẩy(LEV),Tỷ số Tổng dư nợ cho vay trên huy động(LDR),Quy mô ngân hàng(SIZE),Mức độ tăng trưởng kinh tế(GDP), trong đó LEV, LDR,SIZE tác động ngược chiều và GDP tác động cùng chiều tới rủi ro phá sản NHTM trong mẫu nghiên cứu. Từ đó tác giả đưa ra một số hàm ý từ kết quả nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, sử dụng đòn bẩy hợp lý bằng việc tăng quy mô VCSH, hoặc giảm tổng huy động, hoặc cả hai sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế.
Thứ hai, tổng dư nợ cho vay trên huy động vốn thể hiện cho khả năng thanh khoản của NHTM, tỷ số này tăng sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho NHTM, giảm thiểu rủi ro phá sản trong ngắn hạn, khi NHTM chưa khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động.
Thứ ba, quy mô tổng tài sản càng tăng sẽ gia tăng năng lực tài chính của NHTM, từ đó giảm thiểu rủi ro phá sản. Điều này phù hợp với thực tế.
Thứ tư, kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến rủi ro phá sản NHTM, đặc biệt là sự tăng trưởng GDP có tác động làm tăng rủi ro cho các ngân hàng.
5.2.Khuyến nghị giải pháp quản trị rủi ro phá sản trong hệ thống NHTM Việt Nam thời gian tới Nam thời gian tới
5.2.1. Khuyến nghị đối với các NHTM
5.2.1.1. Sử dụng đòn bẩy hợp lý và cấu trúc vốn vững mạnh
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy tăng quy mô VCSH, hoặc giảm tổng huy động, hoặc cả hai sẽ càng giảm thiểu rủi ro phá sản của NHTM. Do đó, NHTM cần xác định tỷ số đòn bẩy hợp lý để giảm lãng phí vốn mà không cần thay đổi mô hình
kinh doanh; tối ưu hóa các nguồn vốn khan hiếm để đạt được hiệu quả trong sử dụng VCSH. Việc giảm tổng huy động chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro trước mắt, trong dài hạn, để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, việc tăng VCSH mới là biện pháp dài hạn được chú trọng. Muốn thực hiện điều này, NHTM cần cải thiện năng lực trong đánh giá đúng về mức độ an toàn của vốn; phân bổ, quản trị vốn hiệu quả hơn và tiết kiệm vốn; đo lường hiệu quả hoạt động và quản lý dựa trên giá trị VCSH.
Ngoài nguồn vốn hình thành ban đầu, VCSH còn được bổ sung trong quá trình hoạt động. VCSH của ngân hàng có thể gia tăng theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, bao gồm nguồn từ lợi nhuận giữ lại và nguồn bổ sung từ việc phát hành thêm cổ phần, tăng vốn từ cổ đông hiện hữu, sáp nhập với NHTM trong nước, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hay phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 trên thị trường quốc tế.
Việc tăng vốn từ cổ đông hiện hữu chỉ thuận lợi khi cổ đông hiện hữu có sức mạnh tài chính và không muốn giảm tỷ số sở hữu; sẽ bất lợi nếu cổ đông hiện hữu không đủ sức mạnh tài chính.
Tăng vốn từ phát hành thêm cổ phiếu chỉ thuận lợi khi thị trường cổ phiếu tăng trưởng tốt, tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện rấtbiến động, hoạt động chưa ổn định, rất khó lường trước trong trường hợp cần tăng vốn nhanh.
Phương án tăng vốn qua bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoàiđược khá nhiều NHTM quan tâm, vì nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên các NHTM nên lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có ý định làm ăn lâu dài tại Việt Nam và thành công trên thị trường tài chính quốc tế và cũng nên chấp nhận cái mới, cải tổ phương thức kinh doanh, quản rị rủi ro… Chỉ khi đó, NHTM trong nước mới tận dụng được kinh nghiệm của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, bên cạnh tận dụng nguồn lực tài chính mạnh.
Phương án sáp nhập với ngân hàng nội chỉ phù hợp khi một ngân hàng mạnh sáp nhập với ngân hàng yếu hơn, phương án này thuận lợi khi các NHTM trong nước có cùng văn hóa, cách thức kinh doanh, sự hiểu biết thị trường trong nước. Tuy nhiên, bất lợi là các ngân hàng mạnh cũng đang phải tập trung lành mạnh hóa hoạt động của mình, không muốn gánh thêm ngân hàng yếu kém. Hơn nữa, sự sáp nhập giữa hai ngân hàng nội với nhau cũng khó mang lại sự thay đổi căn bản về mặt quản trị..
Phương án cuối cùng là phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 trên thị trường quốc tế. Phương án này phù hợp với các NHTM có tên tuổi trên thị trường và có tiềm lực tài chính bởi chi phí phát hành lớn hơn nhiều so với phát hành cổ phiếu.
5.2.1.2. Quản trị thanh khoản
Tỷ số tổng dư nợ cho vay trên tổng huy động là một trong những tỷ số thanh khoản được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trong hoạt động quản lý và giám sát ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng, đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống.
Hiện tại chỉ số tổng dư nợ cho vay trêntổng huy động trung bình các NHTM trong thời gian 2008-2016 đang ở mức xấp xỉ 60%, cho thấy chỉ số này hiện đang ở mức an toàn, việc tăng thêm cho vay trên tổng huy động, mang lại lợi nhuận cao hơn cho NHTM, giảm thiểu rủi ro phá sản.
Để vừa đảm bảo mục tiêu quản trị thanh khoản, vừa gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng một cách bền vững, tác giả đề xuất gia tăng chỉ số dư nợ cho vay trên tổng huy động bằng cách tăng đồng thời cả hai yếu tố và tăng dần tỷ lệ cho vay trên tổng huy động đối với các ngân hàng đang ở mức thấp.
Nếu nguồn vốn được coi là yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh của một