Thứ nhất, về lựa chọn mô hình nghiên cứu:
Như đã sơ lược trong phần tổng quan các nghiên cứu trước, khi nghiên cứu về khả năng phá sản của ngân hàng, có nhiều nghiên cứu ở nước ngoài sử dụng mô hình hồi quy Logit với biến phụ thuộc là biến giả, nhận giá trị 0 (ngân hàng không phá sản) hoặc 1 (ngân hàng phá sản). Tuy nhiên, tại Việt Nam dochưa thể xác định ngân hàng phá sản và ngân hàng không phá sản, nên tác giả chỉ có thể sử dụng mô hình hồi quy đa biến với phương pháp OLS với biến phụ thuộc là Z –score để nghiên cứu. Trong tương lai, khi ở Việt Nam có sự xuất hiện của ngân hàng phá sản và việc phá sản NHTM trở thành điều tất yếu đối với các NHTM yếu kém, thì các nghiên cứu tiếp theo nên sử dụng mô hình hồi quy Logit để đo lường sự ảnh hưởng và có những dự báo chính xác hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các NHTM.
Thứ hai, về nguồn dữ liệu:
Dữ liệu nghiên cứu gần như là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tin cậy của mô hình. Tuy nhiênnguồn dữ liệu về các NHTM tại Việt Nam chỉ có thể thu thập từ BCTC mà các ngân hàng cung cấp, mà không phải từ một cơ quan thống kê độc lập và cung cấp dữ liệu đầy đủ, do đó nguồn dữ liệu còn mang tính chủ quan, hoặc gặp thiếu sót trong quá trình thu thập dữ liệu làm ảnh hưởng tới kết quả.
Mặt khác, một số NHTM không công bố BCTC đầy đủ, thường là các NHTM nhỏ và hoạt động chưa tốt, việc nghiên cứu chỉ tiến hành được trên 25 NHTMdo đó việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chỉ phản ánh được phần lớn mà không phải toàn bộ các NHTM Việt Nam hiện tại.
Số liệu BCTC là số liệu thời điểm, trong khi những tài sản và nguồn vốn tài chính là ngắn hạn hoặc có thể mua, bán, hoặc có thể trả lại trong một thời gian ngắn, một số dữ liệu thời điểm có thể không phản ánh một cách chính xác được quá trình biến động của chúng. Đồng thời tại thời điểm cuối năm, các NHTM có tâm lý “làm đẹp” BCTC, do đó các số liệu về quy mô có thể chưa phản ánh đúng thực trạng tại NHTM. Mặc dù tác giả đã khắc phục bằng cách tính số bình quân của 2 năm, tuy nhiên việc lấy số bình quân theo bán niên, quý, tháng, thậm chí theo ngày sẽ phản ánh chính xác hơn, trong đó chỉ có phương án bán niên hoặc quý là khả thi, tuy nhiên việc thu thập số liệu sẽ mất nhiều thời gian và sẽ ít NHTM được lấy dữ liệu nghiên cứu hơn.
Thứ ba, về các biến độc lập:
Các biến độc lập là các biến đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản còn hạn chế. Trong tương lai, các nghiên cứu khác trong lĩnh vực nên bổ sung thêm nhiều biến đại diện hơn cho mỗi yếu tố, từ đó có thể tìm ra nhiều tiêu chí nhằm tạo ra hệ thống cảnh báo sớm hơn cho mỗi rủi ro, từ đó có thể tìm ra nhiều tiêu chí nhằm tạo ra hệ thống cảnh báo sớm cho khả năng phá sản NHTM Việt Nam.
Các biến độc lập trong luận văn tập trung vào các yếu tố tài chính có thể lượng hóa mà chưa có các biến phi tài chínhảnh hưởngđến khả năng phá sản của NHTM Việt Nam. Trong các nghiên cứu tiếp theo, có thể xem xét bổ sung thêm các biến như môi trường kinh doanh, trình độ nhân sự,… nhằm định lượng được các rủi ro phi tài chính để hoàn thiện quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của các rủi ro đến khả năng phá sản của NHTM.
Kết luận chương 5
Trong chương 5, luận văn đã tóm tắt lại những kết quả quan trọng của nghiên cứu. Từ đó đưa ra đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, những hạn chế của đề tài cũng đã được nêu ra và tác giả cũng đã đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện hướng nghiên cứu của đề tài.
KẾT LUẬN
Trong thời điểm hiện nay, sự ổn định của hệ thống NHTM Việt Nam là vấn đề không chỉ được Chính Phủ, NHNN quan tâm mà còn nhận được sự quan tâm của công chúng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với những rủi ro đang tiềm ẩn, hoạt động kinh doanh của các NHTM đang gặp nhiều bất ổn, nếu không có các biện pháp hạn chế rủi ro sẽ có thể dẫn đến sụp đổ dây chuyền. Việc nhận dạng và đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam trở thành vấn đề mang tính cấp thiết trong hoạt động kinh doanh và quản trị của ngân hàng.
Xuất phát từ mục tiêu trên, đề tài đã tập trung phân tích vấn đề trên cơ sở lý thuyết, đánh giá thực tiễn và áp dụng mô hình định lượng để đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn còn hạn chế với những khó khăn trong việc cung cấp thông tin, thu thập dữ liệu. Hy vọng rằng trong thời gian tới, các nghiên cứu tiếp theo sẽ tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đề tài hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Hoàng Tùng (2011),‘Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình hồi quy logistic’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng, số 43/2011 trang 17- 22.
2. Lâm Minh Chánh, 2009, ‘Chỉ số Z: Công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng.’
Truy cập tại <http://luattaichinh.wordpress.com>, [ngày truy cập 01/03/2016] 3. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng, 2016,‘Các nhân tố ảnh hưởng đến
đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại và một số khuyến nghị’. Truy cập tại: <https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet ?leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SB V245046&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=5953060304 05000#%40%3F_afrLoop%3D595306030405000%26centerWidth%3D80%2 525%26dDocName%3DSBV245046%26leftWidth%3D20%2525%26rightW idth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_a df.ctrl-state%3Dvfk3l4tes_9>, [ngày truy cập 27/10/2016]
4. NHNN, 2008, Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 Ban hành Quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần.
5. NHNN, 2016, Thông tư 06/2016/TT-NHNN, sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
6. NHNN, 2017, dự thảo Thông tư quy định về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/3/2008 ban hành Quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần.
7. Nguyễn Đăng Tùng, Bùi Thị Len, 2014, ‘Đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam bằng chỉ số altman Z – score’, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 13, số 5, trang 833-840. 8. Nguyễn Đình Thiên, Nguyễn Chí Minh, 2017, ‘Mô hình đo lường rủi ro tín
dụng tại các doanh nghiệp niêm yết’, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 tháng 4/2017 9. Nguyễn Hữu Thạch 2015, Ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến khả năng phá
sản các NHTM Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM 10. Nguyễn Phúc Cảnh và Vũ Xuân Hùng, 2014, ‘Ứng dụng mô hình Z-score vào quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp Chí Phát Triển & Hội Nhập, Số 15 (25), Tháng 03-04/2014, trang 46-50. 11.Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh, 2012, Giáo trình kinh tế lượng,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
12. Nguyễn Thanh Dương, 2013, ‘Phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng’,
Tạp Chí Phát Triển & Hội Nhập, Số 9 (19), Tháng 03-04/2013, trang 29-39. 13. Nguyễn Thị Cẩm Giang, Lê Diễm Mân, Nguyễn Thùy Yến Trinh, 2013,
‘Đánh giá mức độ lành mạnh các tổ chức tài chính tại việt nam - khung phân tích CAMELS có phải là sự lựa chọn hoàn hảo?’, Chuyên sanKinh tế Tài Chính Ngân hàng, Số 07, Tháng 09/2013, trang 7-9.
14. Nguyễn Thị Nga , 2016, ‘Vận dụng phương pháp thống kê trong phân tích rủi ro phá sản tại doanh nghiệp’, Tạp chí Tài chính, số tháng 8/2016, kỳ II. 15. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thị Cẩm Giang, Phan Thị Thanh Thuận,
2013, ‘Tỷ lệ an toàn vốn “CAR” – 1 từ, 3 chữ nhưng nhiều vấn đề’, Chuyên san Kinh tế Tài Chính Ngân hàng, Số 07, Tháng 09/2013, trang 10-13.
16. Nguyễn Việt Hùng 2008, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
17. Nhật Linh, 2017, ‘Công khai "sức khỏe", tránh "sốc" khi cho phép phá sản ngân hàng yếu kém’. Truy cập tại:
http://anninhthudo.vn/kinh-doanh/cong-khai-suc-khoe-tranh-soc-khi-cho- phep-pha-san-ngan-hang-yeu-kem/747746.antd [ngày truy cập 24/10/2017] 18. Phạm Tiến Đạt, 2013, ‘Đánh giá rủi ro trong ngân hàng thương mại khi kiểm
toán báo cáo tài chính’, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 131, Quý II/2013.
19. Phan Huy Hồng 2002, ‘Bàn về các vấn đề của pháp luật vỡ nợ quốc tế’, Tạp chí Khoa Học Pháp Luật, Số 8/2002,
Truy cập tại <http://luathoc.cafeluat.com/threads/ban-ve-cac-van-de-cua- phap-luat-vo-no-quoc-te.26686/#ixzz42hJD46nY>, [ngày truy cập 01/03/2016]
20. Phan Thị Nhi Khánh 2016, Yếu tố tác động đến rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM
21. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2010, Luật Các tổ chức tín dụng, Số: 47/2010/QH12, ngày 16/06/2010
22. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2014, Luật Phá sản, Số: 51/2014/QH13, ngày 19/06/2014.
Tài liệu Tiếng Anh
1. Allan H. Willett, 2002, The Economic Theory of Risk and Insurance, University Press of the Pacific
2. Andrea M. Maechler, Srobona Mitra, and DeLisle Worrell, 2009,‘Decomposing Financial Risks and Vulnerabilities in Emerging Europe’- IMF Staff Papers, Vol. 57, No. 1, trang 25-60
3. Andrew Logan, 2001, The United Kingdom’s small banks’ crisis of the early 1990s: what were the leading indicators of failure? - Bank of England Working Paper, No. 139, trang 1-37
4. Altman Edward I, 1968, ‘Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate Bankruptcy’, Journal of Finance, vol. 23(4), trang 589-609.
5. Altman Edward I, 1977, ‘The Z-score Bankruptcy Model: Past, Present, and Future.’
6. Altman Edward I, 1993, ‘Corporate Finance Distress and Bankruptcy’.
7. AtlmanEdward I, 2000, ‘Predicting Financial Distress of Companies: Revisiting The Z-Score and ZETA Models’, truy cập tại <http://pages.stern.nyu.edu/~ealtman/PredFnclDistr.pdf> [ngày truy cập: 01/03/2016]
8. Anjum Sanobar, 2012, ‘Business bankruptcy prediction models: A significant study of the Altman’s Z-score model’, Asian Journal of Management Research, vol. 3(1), trang 212 - 219, truy cập tại <http://www.ipublishing.co.in/ajmrvol1no1/volthree/EIJMRS3018.pdf>, [ngày truy cập: 01/03/2016].
9. Beaver, W.H., 1966, Financial Ratios as Predictors of Failure, Journal of Accounting Research, Vol. 4 (Supplement), pp. 71-111.
10. Boyd, J. H., & Graham, S. L., 1988, The profitability and risk effects of allowing bank holding companies to merge with other financial firms: a simulation study, Federal Reserve Bank of Minneapolis Quarterly Review 2,3-20,
Truy cập tại <https://www.minneapolisfed.org/research/qr/qr1221.pdf>[ngày truy cập: 01/03/2016]
11. Businessdictionary
Truy cập tại <http://www.businessdictionary.com/>
12. Daniel Martin (1977), ‘Early warning of bank failure’, Journal of Banking & Finance, Volume 1, Issue 3, Pages 249-276
13. Farrar, D. and Glauber, R. (1967), ‘Multicollinearity in Regression Analysis: The Problem Revisited’, Review of Economics and Statistics, Vol.49, Pages 92-107.
14. Foos D., Norden L. and M. Weber, 2010, ‘Loan growth and riskiness of banks’, Journal of Banking & Finance, Vol. 34, Issue 12, Pages 2929–2940
Truy cập tại <https://ub-madoc.bib.uni-
mannheim.de/1779/1/SSRN_ID1045001_code303097.pdf>[Ngày truy cập 01/03/2016]
15. Frank H. Knight, 1964, Risk Uncertainty and Profit, Martino Fine Books (tái bản 2014)
16. Frederic S. Mishkin, 2006, ‘How Big a Problem Is Too Big to Fail? A Review of Gary Stern and Ron Feldman's “Too Big to Fail: The Hazards of Bank Bailouts”’, Journal of Economic Literature, Vol. XLIV (December 2006), pp. 988-1004
17. Grice, J and Ingram, R., 2001, ‘Tests of the generalizability of Altman’s bankruptcy prediction model’, Journal of Business Research, vol. 54, trang 53-61,
Truy cập tại<http://essay.utwente.nl/64326/1/MSc_Oude%20Avenhuis.pdf>, [ngày truy cập: 01/03/2016].
18. Gujarati, D. (2003). Basic Econometrics (4th edn), New York: McGraw-Hill.
19. Halling M., Hayden E., 2006, ‘Bank failure Predicttion: A Two-Step Survival Time Approach’, SSRN.
20. Hannan, Timothy H. and Hanweck, Gerald A., 1988,‘Bank insolvency risk and the market for large certificates of deposit’- Journal of Money, Credit and Banking, Vol. 20, No. 2, trang 203-211
21. Irving Pfeffer, 1956, Insurance and Economic Theory, Public for S. S. Huebner Foundation for Insurance Education, Univ. of Pennsylvania
22. Jordan Dan J.; Rice Douglas; Sanchez Jacques; Walker Christopher; Wort Donald H., 2010, Predicting Bank Failures: Evidence from 2007 to 2010, Truy cập tại <http://www.irmc.eu/public/files/predicting_bank_failures_- _evidence_from_2007_to_2010_-_11082010.pdf> [ngày truy cập: 01/03/2016]
23. Kaufman G.G. - Cato J., 1996, ‘Bank failures, systemic risk, and bank regulation’, The Cato Journal, Vol. 16, No. 1 (Spring/Summer 1996)
Truy cập tại <https://www.researchgate.net/profile/George_Kaufman2 /publication/23778765_Bank_failures_systemic_risk_and_bank_regulation/li nks/56a7a38708aeded22e36f04d.pdf>, [ngày truy cập: 01/03/2016].
24. Logan A., 2001, ‘The UK’s small bank’s crisis of the early 1990s: what were the leading indicators of failure’, Banking of England, truy cập tại <www.bankofengland.co.uk/ workingpapers/index.htm>ngày truy cập: 01/03/2016]
25. Martin Čihák and Heiko Hesse, 2008, ‘Islamic Banks and Financial Stability: An Empirical Analysis’, IMF Working Paper, No. 08/16.
26. Merton Robert C., 1977, ‘An analytic derivation of the cost of deposit insurance and loan guarantees, An application of modern option pricing theory’, Journal of Banking and Finance Vol 1/1977, pages 3-11
27. Montgomery H., Tran B. H., Santoso W.,Besar D., 2004, ‘Coordinate failure? A cross-country bank failure prediction model’, ADB Institute Discussion Paper, No. 32, truy cập tại <http://ssrm.com/abstract=1905857> [ngày truy cập: 01/03/2016]
28. Ohlson, J. A. 1980, ‘Financial Ratios and the Probabilistic Prediction of Bankruptcy’, Journal of accounting research, Vol. 18. No.l, truy cập tại <http://teaching.ust.hk/~ismt551j/project2/Ohlson.pdf>[ngày truy cập: 01/03/2016]
29. Peter S. Rose, 2001, Commercial Bank Management, McGraw-Hill/Irwin. 30. PWC 2006, Asset/Liability Management Benchmark Study: Analysis of a
PWC survey 2006.
31. Roy A. D., 1952, ‘Safety First and the Holding of Assets’, Econometrica, Vol. 20, No. 3 (Jul., 1952), Pages 431-449
32. Shelagh Heffernan, 2005, Modern Banking, John Wiley & Sons Ltd, England
33. Sherrill Shaffer, 2012, ‘Bank failure risk: Different now?’, Economics Letters, Volume 116, Issue 3, Pages 613-616
34. Shilo Lifschutz, Arie Jacobi, 2010, ‘Predicting Bankruptcy: Evidence from Israel’, International Journal of Business and Management, Vol. 5, No. 4. 35. Sori, Z. M. and Karbhari, Y., 2004, “Bankruptcy prediction during the IMF
crisis: evidence from Malaysian listed industrial companies”, Truy cập tại: <http://paoers.ssm.com/sol3/papers.cfm7abstract id=596183>[ngày truy cập: 01/03/2016]
36. Stephen Kealhofer, 1995.Managing default risk in portfolios Of Derivatives, In Derivative Credit Risk, Ch.4.Risk Publications, pages 49 - 66.
37. Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S., 1996, Using Multivariate Statistics, (3rd ed.). New York: Harper Collins.
38. Unuafe Okaro Kenneth, Afolabi M. Adeniy, 2014, ‘Prediction of Bank Failure Using Camel and Market Information: Comparative Appraisal of Some Selected Banks in Nigeria’, Research Journal of Finance and Accounting, Vol.5, No.3.
39. Whalen Gary, 1991, ‘A proportional hazard model of bank failure: an examination of its usefulness as an early warning tool’, Federal Reserve Bank of Cleveland Economic Review, Vol. 27, pages 21-31.
40. Wooldridge, J. (2002). Introductory Econometrics: A Mordern Approach, 2nd Ed., South-Western College.
PHỤ LỤC 1
Danh sách 25 NHTMCP Việt Nam được chọn lấy mẫu nghiên cứu
TT Tên ngân hàng
Vốn điều lệ
(tỷ VND)
Tên giao dịch Tên viết tắt trong bộ dữ liệu
Trang chủ
1 Ngân hàng
TMCP Á Châu 9,377 ACB ACB acb.com.vn
2 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 5,335 SeaBank SEABANK seabank.com.vn 3 Ngân hàng TMCP
An Bình 4,800 ABBank ABB abbank.vn
4 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 11,750 Maritime Bank, MSB MSB msb.com.vn 5 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 8,878 Techcomank TCB techcombank.com.vn 6 Ngân hàng TMCP
Kiên Long 3,000 Kienlongbank KLB kienlongbank.com 7 Ngân hàng TMCP Nam Á 4,000 NamABank NAMA BANK namabank.com.vn 8 Ngân hàng TMCP
Quốc Dân 3,500 NVB NVB ncb-bank.vn
9 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 9,345 VPB VPB vpbank.com.vn 10 Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh