Các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề xét trong mối quan hệ hình thức với biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam thế kỉ XX (Trang 50 - 54)

XX về phương diện hình thức

2.2.1. Các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề xét trong mối quan hệ hình thức với biểu

nhau và có khi không trùng nhau về mặt hình thức. Nói cách khác, phát ngôn ngữ vi thề

cũng chính là biểu thức ngữ vi thề. Song cũng có rất nhiều trường hợp, biểu thức ngữ vi thề chỉ là một bộ phận của phát ngôn ngữ vi thề, tức là ngoài biểu thức ngữ vi diễn đạt một hành động ở lời chủ hướng, phát ngôn ngữ vi thề còn có thành phần mở rộng khác. Thành phần mở rộng cũng khá phức tạp, có thể chỉ có một và có thể có hơn một với những hành động ở lời phụ thuộc khác nhau.

- Biểu thức ngôn ngữ thề có thể là một phát ngôn ngữ vi tường minh và cũng có thể là một phát ngôn ngữ vi nguyên cấp.

- Biểu thức ngôn ngữ thề thường có một cấu trúc với những dấu hiệu đặc thù và theo một mô hình nào đó.

2.1.3. Về đích ở lời

Căn cứ vào đích ở lời, có thể thấy biểu thức ngôn ngữ thề không chỉ là hình thức biểu đạt của hành động thề thuộc lớp cam kết mà còn là hình thức biểu đạt của một số hành động ngôn ngữ thuộc các lớp khác, như lớp trình bày (tái hiện, biểu hiện, xác tín),biểu cảm hay tuyên bố.

2.2. Phân loại và miêu tả biểu thức ngôn ngữ thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX về phương diện hình thức

2.2.1. Các kiểu biểu thức ngôn ngữ thề xét trong mối quan hệ hình thức với biểu thức ngữ vi thề thức ngữ vi thề

Căn cứ vào mối quan hệ hình thức giữa biểu thức ngôn ngữ thề và biểu thức ngữ vi thề, tư liệu điều tra của chúng tôi cho thấy, biểu thức ngôn ngữ thề (phát ngôn

thề) có thể trùng hoặc không trùng biểu thức ngữ vi thề.

2.2.1.1. Biểu thức ngôn ngữ thề có hình thức trùng với biểu thức ngữ vi thề

Đây là kiểu biểu thức ngôn ngữ thề có hình thức câu chữ trùng biểu thức ngữ vi. Nói cách khác, về phương diện hình thức, biểu thức ngôn ngữ thề trong trường hợp này cũng chính là biểu thức ngữ vi thề.

a) Số lượt sử dụng

Như đã nói, biểu thức ngôn ngữ thề được hiểu là phát ngôn thề, còn biểu thức ngữ vi thề là cấu trúc lõi thể hiện hành động ở lời thề.

Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, biểu thức ngôn ngữ thề có hình thức trùng với biểu thức ngữ vi thề không nhiều. Trong số 265 trường hợp đã thống kê, chỉ có 67 trường hợp biểu thức ngôn ngữ thề có hình thức trùng với biểu thức ngữ vi thề, chiếm xấp xỉ 25,28% (67/265).

b) Một số ví dụ minh họa

Có thể hình dung kiểu biểu thức ngôn ngữ thề có hình thức trùng biểu thức ngữ vi thề qua một số ví dụ sau:

Ví dụ (31): a) Thảm quá! Thảm quá! Con thề nhất định phải giết bọn giặc đó để làm phúc cho nông dân ta.

[63; tr. 24] b) Thế thì ai mà chẳng khổ? Các anh bảo tôi sướng gì! Tôi thề với các anh rằng: thật có lúc tôi muốn đi làm phu hồ hay đi bán cháo như mẹ tôi ngày trước.

[61; tr. 513] c) Vâng, vâng...chính thế! Tôi thề rằng tôi rất trung thành với họ.

[61; tr.762] d) Tôi có bịa thì tôi chết. Tôi thề với anh rằng lúc ấy tôi ngạc nhiên quá không còn cười được.

[61, tr. 827] e) Thôi tôi xin quan ông, quan bà đừng nói khéo. Đồ đểu! Tao thề rằng từ nay tao không họ hàng gì với vợ chồng mày nữa!

[66, tr. 157] f) ... Người ta chỉ cố nài. Người ta nói khó với mình. Tao thề với mày rằng hai ba lần bà ấy không khóc với tao, tao chết.

[61, tr. 288] Tất cả bảy biểu thức ngôn ngữ thề (phát ngôn thề) in nghiêng trong ví dụ 31 (a,b,c,d,e,f) đều có hình thức trùng với biểu thức ngữ vi thề. Nói cách khác, xét về mặt hình thức câu chữ, các biểu thức ngôn ngữ thề - phát ngôn thề vừa dẫn cũng chính là biểu thức ngữ vi thề như đã nói ở trên.

Nếu dùng hai đường tròn đồng tâm để thể hiện mối quan hệ này ta sẽ có hai đường tròn đồng tâm trùng nhau như mô hình 1 sau đây:

Mô hình1. Mô hình biểu diễn kiểu biểu thức ngôn ngữ thề có hình thức trùng biểu thức ngữ vi thề (A là kí hiệu biểu thức ngôn ngữ thề; B là kí hiệu biểu thức ngữ vi thề)

2.2.1.2. Biểu thức ngôn ngữ thề không trùng biểu thức ngữ vi thề

Đây là kiểu biểu thức ngôn ngữ thề ngoài biểu thức ngữ vi còn có thành phần mở rộng khác.

a) Số lượt sử dụng

Như đã nói, phần lớn biểu thức ngôn ngữ thề mà chúng tôi thống kê ngoài biểu thức ngữ vi còn có thành phần mở rộng để củng cố cho hiệu lực ở lời. Như vậy, biểu thức ngữ vi chỉ là một bộ phận của phát ngôn ngữ vi.

Trong số 265 trường hợp đã thống kê, có 198 trường hợp biểu thức ngôn ngữ

thề có hình thức lớn hơn biểu thức ngữ vi thề, tức ngoài biểu thức ngữ vi, phát ngôn thề (biểu thức ngôn ngữ thề) có thêm một hay một số thành phần mở rộng.

Theo tư liệu thống kê của chúng tôi, kiểu biểu thức ngôn ngữ thề này có 198 trường hợp, chiếm xấp xỉ 74,72% số liệu đã thống kê (198/265).

b) Ví dụ minh họa

Có thể dẫn ra một số ví dụ tiêu biểu về kiểu biểu thức ngôn ngữ thề ngoài biểu thức ngữ vi còn có thành phần mở rộng khác.

Ví dụ (32): a) Lạy quan lớn. Quan lớn tha cho con! Con thề rằng con không làm bậy nữa, Quan lớn không cần giam con đâu.

[66, Thế cho nó chừa; tr. 248?] b) Em không ngại, ta thề với em sẽ không quên lời hẹn ước cùng em đêm qua đâu, ta sẽ đón em về kinh sư.

[70; tr. 82]. A – B

c) Nếu tôi ăn ở như kẻ khác, xin thề rằng ngọn đèn điện này tắt tôi cũng chết. [66, tr. 29] d) Quân giặc bất nhân đến cực độ, con thề phải giết hết chúng mới thôi.

[64, tr. 25] e) Tôi là Hai răng vàng, 28 tuổi, không cha không mẹ, không quê hương, bị tám lần tù và một lần đi đày... thề hết lòng làm việc với anh em, bao giờ cũng can trường, bênh vực anh em, nếu sai lời, xin bị phanh thây, xé xác.

[68, tr.159] f) Nguyệt ơi em chớ lo, anh thề rằng sẽ chu toàn danh tiết cho Nguyệt.

[66, tr. 26] Các biểu thức ngôn ngữ thề trong ví dụ (32 a,b,c,d,e,f) vừa dẫn ngoài biểu thức ngữ vi (phần in nghiêng) còn có thành phần mở rộng (phần in đậm).

Dùng hai đường tròn đồng tâm để biểu diễn quan hệ giữa biểu thức ngôn ngữ thề và biểu thức ngữ vi thề, ta có hai đường tròn đồng tâm không trùng nhau. (xin xem mô hình 2):

Mô hình 2. Mô hình biểu diễn kiểu biểu thức ngôn ngữ thề có hình thức không trùng biểu thức ngữ vi (A là kí hiệu biểu thức ngôn ngữ thề; B là kí hiệu biểu thức ngữ vi thề)

Tóm lại, như đã nói ở trên, biểu thức ngôn ngữ thề có thể trùng và có thể không trùng biểu thức ngữ vi thề. Số lượt dùng của hai tiểu loại này không giống nhau. Có thể hình dung số lượt dùng và tỉ lệ phần trăm của hai tiểu loại biểu thức ngôn ngữ thề nói trên bằng bảng tổng kết 2.2 sau đây:

Bảng 2.2. Bảng tổng kết biểu thức ngôn ngữ thề trùng/ không trùng biểu thức ngữ vi Tiểu loại SL/TL% BTNN thề trùng BTNV thề BTNN thề không trùng BTNV thề Tổng kết Số lượng 67 198 265 Tỉ lệ % 25,28 74,71 99,99 A B

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam thế kỉ XX (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)