Biểu thức ngữ vi thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX là biểu thức ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam thế kỉ XX (Trang 68 - 71)

XX về phương diện hình thức

2.2.3. Biểu thức ngữ vi thề trong văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX là biểu thức ngữ

tường minh hoặc nguyên cấp

2.2.3.1. Biểu thức ngữ vi thề là biểu thức ngữ vi tường minh

Như đã nói, biểu thức ngữ vi tường minh là biểu thức ngữ vi có chứa động từ ngôn hành (động từ ngữ vi) để tường minh hành động ở lời. Theo đó, biểu thức ngữ vi

thề tường minh là biểu thức ngữ vi thề có mặt động từ ngữ vi thề.

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, trong số 265 trường hợp biểu thức ngôn ngữ thề, với 265 biểu thức ngữ vi tương ứng được dùng trong các tác phẩm chọn làm đối tượng khảo sát thì có 234 trường hợp biểu thức ngôn ngữ thề có lõi là biểu thức ngữ vi tường minh, chiếm xấp xỉ 88,30% (234/265).

Xét về phương diện cấu trúc nội tại, các biểu thức ngữ vi thề tường minh trong tư liệu thống kê của chúng tôi có thể là các biểu thức ngữ vi có đủ các thành tố (4 thành tố) và cũng có thể là biểu thức ngữ vi bị tỉnh lược một / một số thành tố (như đã nói ở mục 2.2.2.1 và 2.2.2.2), song bắt buộc phải có mặt động từ ngữ vi thề.

Xin dẫn một số ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ 43: a) Bẩm ông, con xin thề rằng nếu con có tình ý gì với Thúy Liễu, con không dám sống thêm một ngày nào nữa. [65, tr.103] b) Đầu tôi chưa rụng thì sao lại chịu cúi để theo giặc. Tôi thề chết không đầu hàng. Ai đầu hàng sẽ chém. [64, tr. 86] c) Tôi thề không dám sống làm chồng người, tôi quyết định ly hôn với

mẹ hai thằng cu. [64, tr. 199]

d) ... Con thề với mẹ sẽ chém đầu giặc dữ, rửa thù cho nước non. [84, tr. 105] e) Em thề có mẹ em còn sống ở thôn Linh, xóm Cót...nếu em ăn cắp giỏ cá...em chết không nhắm mắt, không nhìn thấy mẹ. [90, tr. 294] f) ... Chúng tôi thề tử chiến, dù trong tay không còn một khẩu súng,

một viên đạn. [83, tr. 106]

Tất cả các biểu thức ngôn ngữ thề in nghiêng trong các ví dụ 43a,b,c,d,e đều có lõi là phát ngôn ngữ vi tường minh bởi có động từ thề được dùng đúng với chức năng ngữ vi. Động từ thề được dùng là động từ ngữ vi (động từ ngôn hành) bởi chúng đều đảm bảo những điều kiện của một động từ ngữ vi: từ chỉ chủ thể của động từ, tức chủ thể nói năng (Sp1) là từ chỉ ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều (con, tôi, em, chúng tôi); động từ thề được dùng ở thì hiện tại; đối tượng tiếp nhận hành động (đối thể của động từ - Sp2) là ngôi thứ hai và phát ngôn không có yếu tố tình thái đi kèm.

2.2.3.2. Biểu thức ngôn ngữ thề có lõi là biểu thức ngữ vi nguyên cấp

Biểu thức ngữ vi thề nguyên cấp là kiểu biểu thức ngữ vi không có mặt động từ ngữ vi thề để tường minh hành động nói.

Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, kiểu biểu thức ngữ vi thề nguyên cấp chỉ có 31 trường hợp, chiếm xấp xỉ 11,69% (31/265).

Xin dẫn một số ví dụ tiêu biểu về kiểu biểu thức ngữ vi thề nguyên cấp mà chúng tôi đã thống kê được trong những tác phẩm văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX đã chọn làm ngữ liệu điều tra.

Ví dụ 44: a) Ý kiến đã rõ. Chúng tôi sẽ hy sinh đến giọt máu cuối cùng. Chúng tôi xin thề như thế trước chân dung Hồ Chủ tích, trước mặt đồng chí bí thư, đồng chí

b) Tôi có bịa thì tôi chết. Tôi thề với anh rằng lúc ấy tôi ngạc nhiên quá, không còn cười được. Vả lại cũng không dám cười. [76, tr.827]

c) Xuân Tóc Đỏ giơ tay lên thề một cách cực kỳ hệ trọng:

- Tôi mà nói đùa thì cả nhà cả họ nhà tôi bị trời tru đất diệt! [71, tr.222] d) Thị Quí thề sống thề chết:

- Cháu có ăn gian thì trời không chứng! Thật quả ruộng nhà cháu chỉ có hai mẫu

bảy sào. [74, tr. 41]

e) - Thề thế nào?

- Xin hết lòng giúp đỡ, bênh vực anh em, giữ kín công việc của anh em, nếu sai lời sẽ bị trời tru đất diệt.

Ba Đen chờ Sửu thề xong hất hàm hỏi mọi người:

- Có đáng không? [68, tr. 13]

Bộ phận in nghiêng trong ví dụ 44 a, b, c, d, e đều là biểu thức ngữ vi thề nguyên cấp bởi chúng không được tường minh bằng động từ ngữ vi thề. Một biểu thức ngữ vi nguyên cấp dễ gây mơ hồ về hành vi ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong ví dụ 44 vừa dẫn, các biểu thức ngữ vi đều được xác định là hành động thề bởi hành động này đã được nhân vật giao tiếp dự báo ở tiền ngôn (Xuân Tóc Đỏ ... thề một cách trịnh trọng, Thị Qui thề sống thề chết...) hay xác nhận ở hậu ngôn (Chúng tôi xin thề như thế..., Ba Đen chờ Sửu thề xong...).

Về mặt cấu tạo hình thức, biểu thức ngữ vi thề nguyên cấp thường là biểu thức ngữ vi bị khuyết bộ phận ngôn hành và chỉ còn thành tố S2. Có thể khôi phục bộ phận ngôn hành của các ví dụ 44 a, b, c, d, e để rõ hơn điều vừa nói:

44a’: Chúng tôi thề trước chân dung HCT (rằng) chúng tôi sẽ hy sinh đến giọt máu cuối cùng.

44b’: Tôi thề với anh (rằng) tôi có bịa thì tôi chết.

44c’: Tôi thề với mọi người (rằng) tôi mà nói đùa thì cả nhà cả họ nhà tôi bị trời tru đất diệt!

44d’: Cháu xin thề với các ông (là) cháu có ăn gian thì trời không chứng.

44e’: Tôi xin thề với mọi người (là) sẽ hết lòng giúp đỡ, bênh vực anh em, giữ kín công việc của anh em, nếu sai lời sẽ bị trời tru đất diệt.

Bộ phận in đậm là bộ phận ngôn hành của các biểu thức ngữ vi thề giả định. Khả năng khôi phục bộ phận này đã cho ta thấy một biểu thức ngữ vi nguyên cấp nói chung, biểu thức ngữ vi thề nguyên cấp nói riêng có thể cải biến thành một biểu thức ngữ vi tường minh tương ứng.

Tóm lại, như đã nói, căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của động từ ngữ vi

thề trong biểu thức ngữ vi, các biểu thức ngôn ngữ thề trong ngữ liệu điều tra của chúng tôi được chia thành hai kiểu: biểu thức ngữ vi thề tương minh và biểu thức ngữ vi thề nguyên cấp. Loại đầu có số lượt dùng nhiều hơn loại sau. Dưới đây là bảng tổng kết về số lượng và tỉ lệ phần trăm của hai kiểu biểu thức ngữ vi vừa nói (bảng 2.8):

Bảng 2.8. Bảng tổng kết biểu thức ngữ vi thề tường minh và biểu thức ngữ vi thề nguyên cấp (Số lượng và tỉ lệ % tính theo số biểu thức ngôn ngữ thề đã thống kê) Số lượng / tỉ lệ %

Kiểu BTNV Số lượng Tỉ lệ %

BTNV thề tường minh 234 88,30

BTNV thề nguyên cấp 31 11,69

Tổng kết 265 99,99

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu thức ngôn ngữ thề trong một số tác phẩm văn xuôi việt nam thế kỉ XX (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)